Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Anh Tú – Bác sĩ Siêu âm sản – Chẩn đoán trước sinh – Khoa Sản – Bệnh viện đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net Hải Phòng.

Đang xem: Cạn nước ối có nguy hiểm không

Tùy vào từng giai đoạn thai kỳ, thiếu ối nặng sẽ có những ảnh hưởng khác nhau tới sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu cần nắm rõ các ảnh hưởng này để tự có cho mình những quyết định sáng suốt trong quá trình điều trị thiếu ối nặng.

Nước ối là dung dịch bao quanh thai nhi, đóng vai trò như một môi trường chất lỏng giúp bảo vệ thai nhi khỏi những va đập, sang chấn, nhiễm trùng; đồng thời nó cũng chứa nguồn dinh dưỡng phong phú cần thiết cho thai nhi. Nước ối trong là dấu hiệu thai nhi phát triển ổn định và tử cung người mẹ khỏe mạnh.

Trong điều kiện bình thường, thể tích nước ối ở từng giai đoạn thai kỳ như sau:

Khi thai được 10 tuần: Khoảng 30ml;Khi thai được 34-36 tuần: kKhoảng 1000ml;Khi thai được 40 tuần: Giảm còn 800ml.

Việc thiếu nước ối ở phụ nữ mang thai sẽ không có nhiều biểu hiện rõ rệt, vì vậy bác sĩ thường căn cứ vào kết quả siêu âm để chẩn đoán tình trạng nước ối. Trong siêu âm có một chỉ số bắt buộc phải đo là chỉ số AFI hay chỉ số ối. Chỉ số ối trung bình đối với thai từ 16-41 tuần tuổi là 12-16.

can-nuoc-oi-co-anh-huong-den-thai-nhi-1

Theo các bác sĩ chuyên khoa, mức độ ảnh hưởng của thiếu ối nặng đến thai nhi tùy vào từng giai đoạn của thai kỳ, nhưng nước ối ít có ảnh hưởng đến thai nhi không thì câu trả lời chắc chắn là có.

Nếu thiếu ối xảy ra vào nửa đầu thai kỳ:

Thiếu ối nặng đặc biệt gây lo ngại đối với thai nhi còn nhỏ vì chỉ có một nửa trong số đó là phát triển đủ đến khi trưởng thành. Không gian bao quanh thai nhi quá chật chội có thể khiến hệ xương của bé bị biến dạng. Vì thế nếu thấy dịch âm đạo ra nhiều mẹ bầu cần báo ngay cho bác sĩ bởi đây là dấu hiệu của hiện tượng rò ối khiến nước ối cứ cạn dần, rất nguy hiểm. Ngoài ra thiếu ối trong giai đoạn đầu cũng làm gia tăng nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu.

Trường hợp này có thể do nguyên nhân từ phía thai như bất thường nhiễm sắc thể, chậm phát triển, dị tật bẩm sinh; hoặc từ bánh nhau như nhau bong non, hội chứng truyền máu song thai; hoặc nguyên nhân từ mẹ như tiền sản giật, tăng huyết áp thai kỳ, tiểu đường; hoặc vô căn.

Trong đó các dị tật bẩm sinh liên quan đến thiếu ối gồm:

Hội chứng dải sợi ối;Dị tật tim;Hội chứng Turner;Bệnh lý bẩm sinh hệ tiết niệu;Nhược giáp;….

Xem thêm: 【Giải Đáp】 Bệnh Tiểu Đường Có Lây Nhiễm Không ? Bệnh Tiểu Đường Có Lây Không

Nếu thiếu ối xảy ra vào nửa sau thai kỳ:

Thiếu ối nửa sau thai kỳ có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như thai chậm tăng trưởng trong tử cung, sinh non,… hay các biến chứng khi chuyển dạ như nước ối lẫn phân su hoặc biến chứng dẫn tới phải sinh mổ.

Đặc biệt, việc nước ối cạn nhanh trong giai đoạn chuyển dạ sẽ rất nguy hiểm, bởi lúc này tử cung co bóp mạnh, siết chặt vào thai nhi sẽ dễ gây ngạt, suy thai và dẫn tới tử vong.

Do vậy, nếu có hiện tượng thiếu ối nặng cuối thai kỳ thì mẹ bầu cần nhập viện điều trị ngay. Trường hợp thai nhi đã đủ tháng thì cần mổ lấy thai sớm để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

4. Bà bầu bị thiếu ối nặng phải làm sao?

can-nuoc-oi-co-anh-huong-den-thai-nhi
Bà bầu bị thiếu ối nặng cuối thai kỳ cần nhập viện điều trị ngay

Tùy vào tình trạng cũng như mức độ thiếu ối trong từng giai đoạn thai kỳ, bác sĩ sẽ có những chỉ định và tư vấn khác nhau.

Trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa của thai kỳ:

Cần xác định rõ nguyên nhân thiếu ối là ở mẹ hay thai nhi. Nếu là từ mẹ thì cần chấm dứt thai kỳ để điều trị triệt để các bệnh lý đi kèm ở sản phụ; nếu là từ thai nhi, nhất là bệnh lý bất sản hệ niệu đi kèm dị tật bẩm sinh mức độ nặng và nguy cơ cao thì có thể chấm dứt thai kỳ.

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ:

Mẹ bầu cần nằm nghỉ, uống nhiều nước, đảm bảo mỗi ngày uống từ 2.5 – 3 lít nước hoặc nếu cần thiết có thể đến bệnh viện để truyền dịch nhằm mục đích làm tăng lưu lượng máu đến tử cung. Thai phụ cũng cần đo chỉ số ối từ 1-2 lần/tuần cho tới lúc sinh để theo dõi sát sao diễn biến của thể tích nước ối và có biện pháp can thiệp đúng lúc. Nếu mẹ bầu bị thiếu ối hoặc có kết quả xét nghiệm sức khỏe thai không đảm bảo khi thai nhi đã được trên 37 tuần tuổi thì có thể được chỉ định sinh mổ lấy thai.

Để phòng ngừa thiếu nước ối khi mang thai, mẹ bầu cần uống đủ nước mỗi ngày, có thể là nước khoáng, nước đun sôi hoặc nước ép trái cây, sữa,… bởi việc làm này giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng lưu lượng nước ối. Ngoài ra một điều rất quan trọng không thể thiếu khác là thai phụ cần khám sức khỏe thai kỳ thường xuyên để phát hiện sớm nhất dấu hiệu thiếu nước ối và các bất thường khác để can thiệp kịp thời.

Chương trình Chăm sóc Thai sản được triển khai tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net luôn được đánh giá rất cao trong số những dịch vụ chăm sóc thai sản tại Việt Nam. namlimquangnam.net có đội ngũ y bác sĩ hàng đầu, được chọn lọc với những tiêu chuẩn về y đức và chuyên môn khắt khe nhất. namlimquangnam.net cũng là bệnh viện luôn chú trọng ứng dụng những tiến bộ y khoa mới và tiên tiến trên thế giới vào việc khám, chẩn đoán và điều trị bệnh, giúp điều trị hiệu quả không chỉ hiện tượng thiếu nước ối trong thai kỳ mà còn nhiều bất thường khác ở phụ nữ mang thai.

Xem thêm: Mẹ Ốm Nghén Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không ? Ảnh Hưởng Của Ốm Nghén Với Mẹ Và Thai Nhi

Các kỹ thuật thai sản tại namlimquangnam.net dù đơn giản hay phức tạp cũng đều được kiểm soát quy trình chặt chẽ, bài bản, nghiêm túc và đề cao sự trách nhiệm. Đặc biệt chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp, không gian bệnh viện văn minh, sang trọng sẽ tạo cho bà bầu cảm giác thoải mái, an tâm nhất, bởi namlimquangnam.net thấu hiểu phụ nữ mang thai là đối tượng cần được nâng niu, bảo vệ đến thế nào.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY. Ngoài ra, Quý khách có thể Đăng ký tư vấn từ xa TẠI ĐÂY

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *