Sốt là một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Phần lớn nguyên nhân hàng đầu gây bệnh là nhiễm virus, tiếp đến là nhiễm trùng, sốt xuất huyết, do tiêm phòng, mọc răng hoặc nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân. Vậy khi bé bị sốt mẹ nên xử trí như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

Đang xem: Cách xử lý khi trẻ bị sốt

1. Dấu hiệu nào cho thấy trẻ đang bị sốt?

Để biết phải làm gì khi trẻ bị sốt, phụ huynh cần nắm rõ các biểu hiện bị sốt ở trẻ. Thông thường, thân nhiệt tăng chính là cách mà cơ thể đang phản ứng với sự xâm nhập của những loại vi sinh vật gây bệnh.

*

Ba mẹ thường lo lắng không biết phải làm sao khi trẻ bị sốt

Dấu hiệu bị sốt rõ ràng nhất là khi nhiệt độ cơ thể trẻ từ 37,5 độ trở lên(đo tại nách). Vào buổi chiều, thân nhiệt của trẻ thường có xu hướng cao hơn buổi sáng. Bên cạnh đó, một số yếu tố như thời tiết nóng bức, hoặc do trẻ mặc quá nhiều quần áo hay vừa được tắm bằng nước ấm cũng khiến cho thân nhiệt tăng hơn bình thường.

2. Đo nhiệt độ cơ thể của trẻ

Mẹ có thể dùng nhiệt kế để đo thân nhiệt cho bé. Có 3 loại nhiệt kế tiện dụng đó là nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử và nhiệt kế kỹ thuật số. Những loại nhiệt kế này sẽ giúp các mẹ biết chính xác bé bị sốt hay không?

Lưu ý, đối với những trẻ sơ sinh thì nên đo nhiệt độ ở hậu môn để có kết quả chính xác nhất. Nguyên nhân vì những vị trí như nách, tai hay trán thường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của toàn cơ thể.

3. Xác định nguyên nhân sốt là do virus hay vi khuẩn

Sốt do virus chính là khi trẻ mắc phải một số bệnh như sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng, những bệnh đường ruột, bệnh sởi,…Hiện tượng số sẽ giảm dần từ 3 đến 7 ngày.

*

Mẹ nên đo nhiệt độ để biết chính xác bé có bị sốt hay không?

Sốt do vi khuẩn chính là phản ứng của cơ thể bé với vi khuẩn gây bệnh, một số loại bệnh do vi khuẩn gây ra như viêm phổi, viêm tai giữa,…Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng sốt do vi khuẩn có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng, hoặc dẫn tới những loại bệnh nguy hiểm khác.

4. Nên làm gì khi bé bị sốt?

Khi trẻ bị sốt, mẹ nên:

Cho trẻ uống nhiều nước.

Cho bé sử dụng dung dịch muối đường Oresol để ngăn ngừa mất nước và đồng thời bổ sung các chất điện giải cho trẻ.

Để bé được nghỉ ngơi trong một không gian thoáng mát.

Dùng khăn ấm lau người cho bé để ổn định thân nhiệt

Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung canxi và vitamin C.

Mẹ có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt cho trẻ. Tuy nhiên, trước khi sử dụng nên đọc kỹ hướng dẫn. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ và pha thuốc đúng theo quy định in trên bao bì.

5. Không nên làm gì khi bé bị sốt?

Khi trẻ bị sốt, mẹ tuyệt đối không sử dụng thuốc Aspirin để hạ sốt cho bé, bên cạnh đó, cũng nên tránh những điều sau:

Không dùng nước lạnh để tắm và lau người cho bé. Việc này có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể trẻ.

Không ủ ấm trẻ bằng chăn bông và hoặc cho trẻ mặc quần áo dày khi ngủ.

Không sử dụng thuốc điều trị cảm lạnh, cảm cúm đối với trẻ dưới 4 tuổi.

Không dùng đơn thuốc cũ khi chưa có chỉ định của bác sĩ .

Cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc hạ sốt cho bé.

6. Lưu ý

Trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi có nguy cơ cao bị co giật khi sốt. Với những trường hợp này, việc giúp bé hạ sốt nhanh chóng lại càng quan trọng. Bé bị sốt kèm theo hiện tượng co giật được coi là tình trạng rất nguy hiểm. Khi trẻ lên cơn co giật do sốt, bạn nên:

Để trẻ nằm nghiêng trên bề mặt phẳng.

Xem thêm: Đốt Sùi Mào Gà Ở Bệnh Viện Da Liễu : Những Điều Cần Lưu Ý, Bệnh Sùi Mào Gà

Không để các vật sắc nhọn nào gần bé.

Nới lỏng quần áo để giúp trẻ dễ chịu hơn.

Không để xảy ra tình trạng bé tự gây thương tích cho chính mình.

Phần lớn những cơn co giật sẽ có thể tự hết mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào. Tuy nhiên, nếu bé bị co giật quá vài phút, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

*

Nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.

Để giảm nguy cơ phòng ngừa sốt cho trẻ, mẹ nên lưu ý những điều sau:

Vệ sinh tay chân sạch sẽ khi gần trẻ.

Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho.

Làm sạch cẩn thận thực phẩm trước khi chế biến.

Để ý lịch tiêm phòng và cho trẻ đi tiêm đúng lịch

Cho trẻ ngủ đủ giấc

Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

Cho bé mặc quần áo có trọng lượng nhẹ

Không gian ăn ngủ và vui chơi của trẻ cần phải thoáng mát, rộng rãi và sạch sẽ.

Những thông tin trên là những kiến thức cơ bản để bạn có thể chăm sóc đúng cách khi bé bị sốt. Trẻ em do sức đề kháng còn yếu nên rất dễ mắc phải bệnh lý dẫn đến tình trạng sốt nhẹ, sốt cao.

Khoa nhi Bệnh viện Đa khoa namlimquangnam.net là một trong những địa chỉ y tế uy tín tiếp nhận và thăm khám trẻ nhỏ khi mắc phải những vấn đề thường gặp như sốt virus, sốt vi khuẩn, bệnh viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,…

*

Nên đưa trẻ đi thăm khám khi có dấu hiệu bất thường.

namlimquangnam.net tự hào với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại. Đặc biệt, không gian thăm khám và điều trị được vô trùng để giảm thiểu tối đa nguy cơ lây chéo, giúp bố mẹ có sự an tâm tuyệt đối khi lựa chọn bệnh viện.

Bệnh viện cũng là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành về nhi khoa. Các bác sĩ đều có trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm làm việc tại nhiều bệnh viện danh tiếng của Việt Nam và nhiều bác sĩ từng tu nghiệp tại nước ngoài, tự tin mang đến những phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, không gian thăm khám dành cho các bệnh nhi sẽ được sắp xếp đặc biệt để tạo ra sự thoải mái cho các bạn nhỏ. Hơn nữa, sự tận tình, nhẹ nhàng của bác sĩ cũng sẽ giúp tâm lý trẻ tốt hơn, trẻ hợp tác điều trị sẽ nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Xem thêm: Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Suy Dinh Dưỡng Trẻ Bị Suy Dinh Dưỡng, Cách Nuôi Dưỡng Trẻ Suy Dinh Dưỡng

Mọi chi tiết về cách xử trí khi bé bị sốt, những vấn đề sức khỏe khác hoặc muốn đặt lịch khám sớm, mẹ có thể liên hệ đến số đường dây nóng 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa namlimquangnam.net để được chuyên gia tư vấn chi tiết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *