Trẻ có thể bị ho quanh năm. Vì vậy, không thể lúc nào mẹ cũng cho bé dùng thuốc kháng sinh được. Đừng lo! Hãy học ngay một số cách trị ho cho bé tại nhà dưới đây để tránh gây tác dụng phụ.
Đang xem: Cách trị ho hiệu quả cho bé
Mách mẹ 15 cách trị ho cho bé tại nhà
Dù là “chuyện thường tình”, nhưng mỗi khi bé bị ho mẹ lại đứng ngồi không yên. Vì biết rằng nếu không kiểm soát sớm và tốt, cơn ho có thể nhanh chóng diễn biến, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Tuy nhiên, đừng vì muốn bé khỏi ho nhanh mà mẹ lạm dụng kháng sinh. Điều này không hề tốt cho hệ miễn dịch của bé. Vậy bé bị ho phải làm sao? Dưới đây là một số cách giảm ho cho bé an toàn và hiệu quả, được nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng.
Xem thêm: Người Bị Viêm Da Dị Ứng Kiêng Ăn Gì, Kiêng Ăn Uống Những Gì?
Nội dung bài viết ẩn
1 Cách chữa ho cho bé
1.1 Sữa mẹ
1.2 Massage bằng tinh dầu
1.3 Xịt họng cho bé
2 Cách trị ho cho bé từ 6 tháng trở lên
2.1 Các bài thuốc dân gian
2.2 Sử dụng siro ho
2.2.1 Fitobimbi Broncamil
2.2.2 Fitobimbi Propoli
3 Cách chữa ho cho trẻ từ 1 tuổi
3.1 Mật ong
3.2 Bổ sung nước ép trái cây họ cam
3.3 Súc miệng
3.4 Xông hơi
3.5 Sử dụng siro ho Fitobimbi TussiFlux Junior
4 Những điều NÊN và KHÔNG NÊN làm khi trẻ bị ho
Cách chữa ho cho bé
Trẻ sơ sinh là đối tượng nhạy cảm. Vì vậy, khi điều trị ho mẹ nên chăm sóc cho trẻ bằng các biện pháp dưới đây:
Sữa mẹ
Không có phương thuốc hay cách chữa ho nào tốt hơn “thức ăn tự nhiên” cho trẻ sơ sinh, đó chính là sữa mẹ. Trong sữa mẹ chứa lượng lớn kháng thể, giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm, ho đờm ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, việc cho trẻ bú thường xuyên còn là cách xoa dịu hiệu quả. Bé sẽ bớt quấy khóc hơn và cảm thấy thoải mái trong vòng tay của mẹ.
Sữa mẹ là “phương thuốc” trị ho cho bé cực kỳ hiệu quả
Massage bằng tinh dầu
Massage bằng tinh dầu là cách chữa ho cho trẻ em vô cùng dịu nhẹ và hiệu quả.
Xem thêm: Ngậm Nước Muối Có Tác Dụng Gì? Bằng Nước Muối Có Tác Dụng Gì?
Làm ấm cơ thể bằng một chút tinh dầu thảo dược sẽ mang lại cảm giác thoải mái cho bé yêu. Đồng thời giúp khai thông tắc nghẽn, dịu họng, hết ngạt mũi và kích thích tuần hoàn máu. Mẹ nên thực hiện động tác massage tại phần gan bàn tay, bàn chân, bụng, lưng, ngực cho bé một cách nhẹ nhàng.