1. Co Giật do sốt( CGDS) là biểu hiện co giật lành tính( nguy hiểm khi trẻ bị chấn thương trong lúc co giật) và thường gặp nhất tại khoa cấp cứu của các bệnh viện,đặc biệt các bệnh viện nhi. Nhưng thường khiến phụ huynh của trẻ hoảng sợ, mất bình tĩnh, kết hợp với thiếu kiến thức về bệnh có thể dẫn đến những hành vi xử trí không thích đáng, thậm chí gây hại cho trẻ.Các nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng về CGDS ở châu Á, châu Âu và nước Mỹ thông báo tỷ lệ mắc nói chung vào khoảng 3-5% trẻ bị CGDS một lần ở trẻ dưới 5 tuổiCo giật do sốt thường xảy ra ở những trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, hoặc tiêu hóa, có khoảng 10% số trường hợp CGDS có thể chuyển thành động kinh2. Cách xử trí khi trẻ co giật do sốt như sau:Bước 1:- Đặt trẻ nằm xuống giường hoặc nơi bằng phẳng, thoáng mát; tránh các vật cứng, vật sắc nhọn- Đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên để tránh trường hợp trẻ nôn, chất nôn sẽ đi vào đường hô hấp- Nới lỏng quần áo hoặc cởi bỏ bớt quần áo.- Không dùng vật cứng ngáng miệng trẻ.Bước 2: Dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm, vắt sạch nước và lau khắp người trẻ, đặc biệt vùng bẹn, nách,Bước 3: Đặt viên hạ sốt vào hậu môn do trẻ đang co giật uống rất khó và dễ gây sặc. Dùng hàm lượng paracetamol thông thường mà bé hay dùng hoặc với liều lượng là 10-15mg/kg cân nặng.Bước 4: Khi trẻ ngưng cơn co giật lật trẻ nằm nghiêng sang một bên, đầu hơi ngửa ra sau (tư thế an toàn) để nếu trẻ có nôn chất nôn sẽ đi ra ngoài mà không đi vào đường hô hấp gây tắc nghẽn đường hô hấp, nguy hiểm tính mạng của trẻ.Bước 5: Nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu để được điều trị sớm phòng tránh cơn co giật tái phát3. Khi đến viện: Khi được đưa tới viện, hầu hết trẻ đã hết giật nên chỉ được theo dõi. Các bạn đừng quá sốt ruột vì không thấy bác sĩ làm gì (càng không nên đánh đấm bác sĩ, nhân viên y tế hay chửi bới họ).

Đang xem: Cách sơ cứu khi trẻ bị sốt co giật

Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Bị Đầy Hơi Khó Tiêu, Đầy Hơi Ở Trẻ Nhỏ

Xem thêm: Đau Ngực Là Bệnh Gì? 10+ Nguyên Nhân Gây Đau Thắt, Tức Ngực Nguy Hiểm Từ Cơn Đau Tức Giữa Ngực

Do hầu hết trẻ chỉ bị 1 lần co giật cho 1 đợt sốt nên các bác sĩ sẽ hầu như không cho thuốc dự phòng co giật vì tác dụng thì chưa rõ nhưng nguy cơ biến chứng gây ngừng hô hấp là có. Việc cho thuốc hạ sốt là để bệnh nhi dễ chịu chứ không phải vì co giật. Con bạn có thể được lấy máu và làm một số xét nghiệm. Một số trường hợp đặc biệt sẽ được làm thêm xét nghiệm dịch não tủy, điện não đồ hoặc được hội chẩn với chuyên khoa Thần kinh, Truyền nhiễm và/hoặc Nhi.4. Phòng cơn co giật do sốt caoĐưa trẻ đi khám để điều trị sớm, phát hiện nguyên nhân gây sốt và phòng tránh bị co giậtCho trẻ uống nhiều nước hoặc bú nhiều lần hơn; uống nước điện giải (oresol), nước cam, chanh để bù nước và tăng sức đề kháng cho trẻCởi bớt quần áo, mặc quần áo thoáng mát, không ủ ấm hoặc bọc kín trẻ khi trẻ sốtĐặt trẻ nằm nơi thoáng mát, sạch sẽTheo dõi thân nhiệt bé thường xuyên bằng cách cặp nhiệt độLau người cho trẻ bằng nước ấm, dùng thuốc hạ nhiệt khi nhiệt độ cơ thể lên quá 38,5 độ C,vị trí nách, bẹnCho trẻ ăn các đồ ăn lỏng dễ ăn: cháo, sữa… hoặc các món bé thích ăn để hồi phục sức khỏe.Và đặc biệt là đối với trường hợp bé nhà bạn sinh ra đã yếu và suy dinh dưỡng thì mình càng nên phải chú ý. Cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, chế độ ăn uống hợp lý và bổ sung các thực phẩm để cải thiện tình trạng sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho bé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *