Tiêm phòng là điều cần thiết cho sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ giúp phòng chống nhiều căn bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy, cha mẹ cần cho trẻ đi tiêm chủng đúng thời điểm. Song tiêm phòng như một nỗi sợ của các bé, sợ đau, sợ kim tiêm,… Làm sao để giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng là điều cha mẹ cần tìm hiểu vì nếu đau quá bé có thể bị sốt và nhiều biến chứng khác.

Đang xem: Cách làm giảm đau cho trẻ khi tiêm phòng

Tại sao bé cần được đi tiêm phòng đầy đủ – Ưu, nhược điểm của Vắc-xin

Trước khi vắc-xin (vaccine) ra đời, thế giới phải trải qua những đại dịch toàn cầu với số lượng người chết lên đến cả triệu người như bệnh đậu mùa(1960), bệnh sởi, ho gà,… Vắc-xin là một phát minh lớn trong ngành y học giúp tăng sức đề kháng của cơ thể con người nhằm chống lại những bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm chết người. Những người được tiêm phòng vắc-xin có khả năng chống lại bệnh lên đến 85-95%.

Nguyên lý hoạt động của vắc-xin là đưa vào cơ thể người một số yếu tố gây bệnh (virus – vi trùng) để kích thích hệ miễn dịch tạo ra phản ứng miễn dịch tự nhiên từ đó tạo ra dòng tế bào miễn dịch đặc hiệu trong cơ thể. Trong tương lai, khi gặp các yếu tố gây bệnh những tế bào miễn dịch này sẽ tiêu diệt các yếu tố gây bệnh, dập tắc khả năng phát triển thành bệnh hoặc giảm nhẹ mức độ bệnh cũng như nguy cơ biến chứng từ bệnh.

vac-xin cho bé

Nhược điểm của vắc-xin là có thể gây ra các tác dụng phụ như đau sưng chỗ chích, sốt, mệt mỏi, chán ăn,… Tuy nhiên các tác dụng phụ này thường chỉ thoáng qua và các tác dụng phụ nguy hiểm thường rất thấp, không đáng kể so với hiệu quả phòng ngừa, giảm thiểu tử vong từ các bệnh nguy hiểm.

Các bậc phụ huynh nên cho trẻ đi tiêm phòng từ nhỏ để hạn chế các bệnh truyền nhiễm, bệnh nguy hiểm có thể tấn công bé dẫn đến những biến chứng nặng nề.

Một số tác dụng phụ với trẻ nhỏ khi tiêm phòng đó là: sốt, mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn, sưng đau ở chỗ tiêm,…

Đa số các bé thường bị sốt sau khi tiêm phòng với biểu hiện là:

– Sốt nhẹ, đôi khi sốt cao trên 39 độ sau khi tiêm 1 vài giờ hoặc 1 ngày. Thường gặp ở tiêm phòng bệnh thương hàn, phòng bệnh ho gà. Sốt có thể kèm theo tình trạng quấy khóc, vật vã. Với những bé lớn có thể kêu nhức đầu.

– Sốt sau khi tiêm phòng 5-12 ngày thường gặp ở những trường hợp tiên phòng bệnh sởi, bệnh quai bị.

giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng

Làm thế nào để giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng?

Đau và sưng ở chỗ chích là triệu chứng ở hầu hết các bé. Mẹ đừng quá lo lắng về điều này, một số mẹo giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng sau đây sẽ giúp ích cho mẹ. Yên tâm là nó hoàn toàn an toàn với bé.

+ Cho trẻ uống nước đường: Pha 1 cốc nước đường với nước sôi để nguội cho bé trong và sau khi tiêm sẽ khiến cơn đau dịu đi.

+ Bôi kem hoặc gel gây tê tại chỗ: bạn có thể bôi khoảng 1g vào chỗ tiêm trước khoảng 1h để giảm đau cho bé. Những loại gel này không có tác dụng phụ nên rất an toàn cho bé

+ Chườm đá lạnh: Để giảm đau và sưng tấy cho bé sau khi tiêm tại chỗ tiêm bạn nên chườm lạnh tại vị trí tiêm. Ngày hôm sau thì chườm nóng để vết sưng tấy nhanh chóng giảm đi.

+ Không nên sử dụng chanh hay khoai tây thái mỏng trà vào chỗ tiêm vì có thể dẫn đến nhiễm khuẩn cũng như giảm tác dụng của vắc-xin.

Xem thêm: Tại Sao Bạn Chảy Máu Sau Khi Quan Hệ Vài Ngày : 17 Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Ngoài tình trạng đau sưng ở chỗ tiêm bé thường có biểu hiện sốt sau khi tiêm phòng. Có nhiều phương pháp khá hữu ích cho con mẹ có thể tham khảo như:

– Nếu trẻ đang bú mẹ hoàn toàn, mẹ hãy ăn sống lá tía tô trước và sau khi tiêm phòng cho bé.

– Giã nhỏ lá tía tô, đun lấy nước cho con uống hằng ngày.

– Chườm khăn lạnh cho trẻ (không nên chườm trực tiếp đá lên da trẻ vì có thể gây buốt và tổn thương cho da).

– Lau người, vệ sinh cho bé thường xuyên.

– Mặc quần áo thoáng mát, dễ chịu và thoải mái cho trẻ dễ cử động và thấm hút mồ hôi tốt.

– Sử dụng miếng dán hạ sốt nếu trẻ chỉ sốt nhẹ và không có biểu hiện gì bất thường.

– Cho trẻ bú nhiều hơn hoặc bổ sung thêm nước, các chất dinh dưỡng cho trẻ dạng lỏng, dễ tiêu.

– Trong trường hợp trẻ sốt từ 38,5 trở lên, nên đứa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được sơ cứu và hướng dẫn từ bác sĩ.

Với những cách làm trên, mong rằng các mẹ có thể chủ động xử lý khi trẻ bị đa,sốt sau khi tiêm chủng và phòng tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

MẸ LƯU Ý:

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ, không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Bé cần bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh.

Xem thêm: Cách Thoa Kem Dưỡng Da Đúng Cách, Sử Dụng Kem Dưỡng Da Đúng Cách

Để tránh tình trạng ít sữa, mất sữa sau sinh mẹ cần đảm bảo sự hoạt động ổn định của hoocmon Prolactin – Đây cũng chính là hoocmon quyết định số lượng và chất lượng sữa mẹ. Vậy làm sao để mẹ tăng được lượng hoocmon Prolactin trong cơ thể? VIÊN UỐNG LỢI SỮA namlimquangnam.net là giải pháp hoàn hảo cho mẹ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *