Sốt là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đây là phản ứng của cơ thể với sự thay đổi của môi trường hoặc khi trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe. Cách hạ sốt cho trẻ có nhiều điểm cần lưu ý hơn so với ở người lớn. Bố mẹ hãy cùng chuyên gia namlimquangnam.net tìm hiểu 7 cách hạ sốt nhanh cho trẻ em an toàn và hiệu quả để giúp bé mau khỏe mạnh nhé!

MỤC LỤC NỘI DUNG

3. Tổng hợp 7 cách hạ sốt nhanh, an toàn cho trẻ em tại nhà4. Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo từng độ tuổi5. Sai lầm mà bố mẹ thường mắc phải khi hạ sốt cho trẻ em tại nhà

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt 

Trong phần lớn trường hợp, cơn sốt ở trẻ phát sinh bởi một số nguyên nhân sau:

Sốt là cách cơ thể trẻ chiến đấu với vi trùng, vi khuẩn bằng việc kích thích cơ chế phòng vệ tự nhiên.Trẻ bị nhiễm trùng tai, phổi, da, họng, bàng quang, thận…Tác dụng phụ của thuốc.

Đang xem: Cách hạ sốt cho trẻ 3 tuổi

*

Sốt là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm trùng…

2. Biểu hiện của trẻ khi bị sốt

Phụ huynh nên theo dõi thật kỹ tình trạng sức khỏe của trẻ, ghi nhớ những dấu hiệu biểu hiện trẻ bị sốt nhằm kịp thời đưa ra cách hạ sốt cho trẻ hiệu quả, nhanh chóng. 

Các dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị sốt:

Thân nhiệt của trẻ cao hơn 38°C.Trẻ quấy khóc, dễ cáu gắt.Cơ thể đổ mồ hôi và mệt mỏi.Biểu hiện lơ mơ và thở gấp.Bỏ bú, chán ăn, ít uống nước.Ngủ li bì.

3. Tổng hợp 7 cách hạ sốt nhanh, an toàn cho trẻ em tại nhà

Sức đề kháng của mỗi người ở mỗi độ tuổi không giống nhau. Vì vậy, các chuyên gia đã đề xuất những cách hạ sốt cho trẻ ở từng độ tuổi để có thể đem lại kết quả tốt nhất trong thời gian ngắn nhất.

Cho trẻ uống nhiều nước

Cách hạ sốt cho bé đơn giản nhất chính là cho trẻ uống nhiều nước. Khi bị sốt, thân nhiệt tăng cao sẽ khiến trẻ nhỏ bị mất nước. Để ngăn chặn tình trạng này, bố mẹ nên khuyến khích bé uống càng nhiều nước càng tốt.

Bé đang bị sốt thường không có cảm giác đói, do đó, bạn không nên ép bé ăn mà thay vào đó bạn có thể dỗ bé uống sữa để thay thế. Những bé lớn hơn có thể ăn cháo, súp hoặc những món dạng lỏng. Các món này có thể đồng thời vừa cung cấp dinh dưỡng cho trẻ, vừa cân bằng mật độ chất lỏng trong cơ thể.

Trong trường hợp trẻ không muốn hoặc không thể uống nước quá 1 giờ, bố mẹ nên liên hệ với bác sĩ nhi khoa để được tư vấn biện pháp khắc phục.

Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát cho trẻ

Mặc dù trẻ có thể cảm thấy lạnh khi bị sốt nhưng việc bao bọc bé bằng nhiều lớp vải dày không phải là cách hạ sốt cho trẻ hiệu quả. Các lớp vải dày sẽ ngăn chặn quá trình thân nhiệt giảm xuống mức bình thường.

Trường hợp bé bị sốt nhẹ và vẫn sinh hoạt, vui chơi, ăn uống như mọi ngày, bố mẹ chỉ cần cho bé mặc quần áo rộng rãi để cơ thể tỏa bớt nhiệt, giúp bé giảm sốt nhanh chóng.

Để trẻ nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi là một cách hạ sốt cho bé đơn giản. Hầu hết trẻ nhỏ đều cảm thấy mệt mỏi, đau nhức khi cơn sốt hoành hành. Trong thời gian này, bố mẹ nên để bé nghỉ ngơi. Khi cơn sốt đã giảm nhẹ và thân nhiệt quay lại mức bình thường trong 24 giờ, trẻ có thể đi học và tham gia các hoạt động khác.

*

Nên cho bé nghỉ ngơi nhiều khi bị sốt 

Lau người cho trẻ bằng nước ấm

Lau người cho trẻ bằng nước ấm thay vì tắm trực tiếp là cách hạ sốt nhanh cho trẻ em an toàn. Việc lau người không chỉ làm giảm bớt nhiệt độ trên cơ thể mà còn giúp bé cảm thấy thoải mái hơn.

Sử dụng khăn và nước ấm lau khắp người trẻ, nước ấm bốc hơi làm giãn mạch máu giúp làm mát cơ thể hiệu quả. Tập trung làm mát những vị trí trên cơ thể như trán, thái dương, nách, bẹn sẽ giúp bé nhanh chóng hạ sốt. Tiếp tục lau cho bé trong 15-20 phút cho đến khi thân nhiệt giảm xuống mức 37°C.

Bổ sung vitamin C

Cho trẻ ăn uống đầy đủ, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết là cách hạ sốt cho trẻ tại nhà hiệu quả. Các bậc phụ huynh nên chú ý bổ sung vitamin C cho trẻ vì đây là chất giúp trẻ hạ sốt và hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng.

*

Nên bổ sung vitamin C cho bé qua các loại nước uống để tăng cường sức đề kháng và giúp bé hồi phục sức khỏe nhanh 

Vitamin C giúp trẻ tăng sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh. Bổ sung vitamin C cho trẻ thông qua khẩu phần ăn uống hàng ngày với các món ăn và thức uống từ trái cây giàu vitamin C như bưởi, cam, quýt… sẽ giúp bé hạ sốt nhanh chóng.

Xem thêm: Nhà Tiên Tri Mù Dự Đoán Năm 2020 Của Nhà Tiên Tri Mù Vanga, Lời Tiên Tri Chấn Động Của Bà Vanga Về Năm 2020

Cho trẻ ăn các thực phẩm giàu canxi 

Canxi có tác dụng hỗ trợ thúc đẩy quá trình khỏi bệnh diễn ra nhanh hơn. Bố mẹ có thể bổ sung canxi cho bé bằng việc khuyến khích trẻ ăn các món ăn có nguyên liệu từ cá tươi, rau củ và yến mạch…

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt

Sử dụng thuốc hạ sốt là cách hạ sốt nhanh cho trẻ em được nhiều bố mẹ áp dụng. Các cách hạ sốt trước đó chỉ hiệu quả với các trường hợp sốt nhẹ, riêng đối với các trường hợp sốt cao trên 39°C, các bậc phụ huynh nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt.

Lưu ý liều dùng dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phụ thuộc vào cân nặng và độ tuổi. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc để đảm bảo chính xác liều lượng mà trẻ uống. 

*

4. Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo từng độ tuổi

Trước khi dùng thuốc hạ sốt cho bé, bố mẹ nên dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể hiện tại và đánh giá các dấu hiệu đang diễn ra. Nếu kết quả từ 38ºC trở lên thì trẻ đang bị sốt.

Các loại thuốc cảm, hạ sốt thường được dùng gồm:

Ibuprofen: Bé có thể dùng ibuprofen mỗi 6 giờ. Ngoài ra, bác sĩ khuyến cáo không nên để trẻ dưới 3 tháng tuổi và cân nặng dưới 5kg dùng thuốc này. Tương tự acetaminophen, liều dùng ibuprofen cũng được xác định dựa theo cân nặng của trẻ nhỏ.

Mặc dù thuốc hạ sốt có thể làm giảm sự khó chịu ở trẻ và giúp hạ cơn sốt khoảng 1 – 1,5 độ C nhưng bạn vẫn nên lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng:

Thuốc hạ sốt chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết. Khi các triệu chứng khó chịu biến mất, bạn cũng phải cho trẻ ngưng dùng thuốc.Bố mẹ không nên sử dụng kết hợp acetaminophen và ibuprofen như một cách hạ sốt cho trẻ. Điều này làm tăng nguy cơ dùng sai liều thuốc, có thể dẫn đến phát sinh biến chứng ngoài ý muốn.Nhiều chuyên gia đánh giá aspirin, một loại thuốc hạ sốt phổ biến ở người lớn, có nguy cơ gây nên hội chứng Reye ở trẻ nhỏ. Đây là một vấn đề sức khỏe hiếm gặp nhưng gây tổn thương gan và não. Do đó, danh sách thuốc hạ sốt cho trẻ dưới 18 tuổi chưa bao giờ xuất hiện tên aspirin.

*

Sử dụng các loại thuốc hạ sốt là một trong những cách hạ sốt cho bé được nhiều bố mẹ áp dụng

Lưu ý khi hạ sốt cho trẻ sơ sinh (dưới 3 tháng tuổi đến 1 tuổi)

TuổiNhiệt độ cơ thểHạ sốt cho trẻ sơ sinh
Dưới 3 tháng tuổi 38ºC hoặc cao hơn (nhiệt độ trực tràng) Đưa bé đến gặp bác sĩ nhi ngay lập tức, ngay cả khi trẻ không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khác ngoài sốt.
Từ 3 – 6 tháng tuổi Trong khoảng dưới 38,5ºC (nhiệt độ trực tràng) Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Trong trường hợp này, bạn không nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ vội mà hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu có biểu hiện cáu kỉnh bất thường, ngủ mê man và quấy khóc.
Trên 39ºC (nhiệt độ trực tràng) Đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức để được chẩn đoán tình trạng sức khỏe.
Từ 6 tháng – 1 tuổi Từ 38,5ºC trở lên (nhiệt độ trực tràng) Cho trẻ dùng paracetamol (namlimquangnam.net) để hạ sốt. Nếu bé lớn hơn 6 tháng tuổi, ibuprofen cũng có thể được áp dụng. Tuy nhiên, bạn đừng quên đọc hướng dẫn sử dụng cẩn thận để xác định liều lượng thích hợp. Ngoài ra, không tự ý cho trẻ uống aspirin. 

Lưu ý khi hạ sốt cho bé (từ 2 tuổi đến 17 tuổi)

TuổiNhiệt độ cơ thểHạ sốt cho trẻ từ 2 đến 17 tuổi
Từ 2 – 17 tuổi Khoảng dưới 38,5ºC đối với:

● Trẻ dưới 3 tuổi: đo tại trực tràng

● Trẻ từ 3 tuổi trở lên: đo tại miệng

Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Thuốc hạ sốt không cần thiết trong tình huống này.
Trên 38,5ºC đối với:

● Trẻ dưới 3 tuổi: đo tại trực tràng

● Trẻ từ 3 tuổi trở lên: đo tại miệng

Nếu bé có vẻ không thoải mái, bạn hãy cho trẻ dùng paracetamol (namlimquangnam.net) hoặc ibuprofen. Đừng quên đọc nhãn cẩn thận để biết liều lượng thích hợp. Đồng thời, bạn nên cẩn thận, không cho trẻ uống nhiều hơn một loại thuốc hạ sốt chứa paracetamol (namlimquangnam.net), chẳng hạn như thuốc ho và cảm lạnh. Tránh dùng aspirin cho trẻ dưới 18 tuổi.

5. Sai lầm mà bố mẹ thường mắc phải khi hạ sốt cho trẻ em tại nhà

Những sai lầm mà bố mẹ thường mắc phải khi hạ sốt cho bé tại nhà, có thể khiến bệnh thêm nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ. 

Chườm lạnh để hạ sốt

Tổ chức Y tế thế giới WHO không khuyến khích hạ sốt cho bé bằng cách chườm lạnh bởi biện pháp này có thể khiến lỗ chân lông co lại, thân nhiệt không thể thoát ra ngoài. Ngoài ra, chườm đá còn dễ khiến bé bị bỏng lạnh và suy hô hấp. Vì vậy, thay vì chườm lạnh, mẹ nên chườm ấm cho trẻ bằng cách dùng khăn nhúng vào nước ấm (37 – 40 độ C), vắt bớt nước rồi đắp khăn vào nách, bẹn, cổ, trán để giúp cơ thể bé thoát nhiệt nhanh. 

*

Mẹ nên chườm ấm cho bé để giúp bé hạ sốt nhanh 

Đắp chăn, ủ ấm cho bé khi sốt cao

Khi sốt quá cao sẽ gây ra tình trạng rét run, chân tay lạnh ngắt. Khi thấy con kêu lạnh, nhiều bà mẹ đắp chăn, ủ ấm cho bé nhưng điều này lại cực kỳ nguy hiểm bởi cảm giác rét run này là do hiện tượng co mạch ngoại vi. Nhiệt độ bên trong người vẫn có thể lên đến 40 – 41 độ C. 

Vì vậy, ủ ấm cho bé khi sốt cao khiến thân nhiệt không thể thoát ra ngoài, thúc đẩy nhiệt độ cơ thể lên cao và khi đến “đỉnh điểm”, trẻ sẽ bị co giật và tím tái. 

Không kiểm tra nhiệt độ của bé bằng nhiệt kế

Nhiều bà mẹ có thói quen không dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ của bé. Thay vào đó, mẹ thường dùng tay áp lên trán để kiểm tra nhiệt độ và cho con uống thuốc hạ sốt ngay khi thấy bé nóng hơn bình thường, quấy khóc. Điều này gây ra nhiều nguy hại cho bé vì những tác dụng phụ của thuốc nếu có. 

*

Hạ sốt nhanh bằng cách kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt

Tâm lý chung của các bậc phụ huynh là phải tìm cách hạ sốt nhanh nhất cho con nên thường kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt với nhau hoặc vừa đặt thuốc ở hậu môn vừa uống thuốc, lau người, dán miếng hạ sốt… Tuy nhiên việc thúc hạ sốt nhanh cho bé là một sai lầm bởi khi thân nhiệt hạ xuống quá nhanh lại có thể gây ra nguy hiểm cho bé. 

Áp dụng những cách hạ sốt cho trẻ nhanh và an toàn tại nhà trên đây, bố mẹ có thể giúp bé giảm bớt sự khó chịu do sốt gây ra. Nhưng cần lưu ý, với những trường hợp bé sốt cao liên tục, mê man, đã uống thuốc hạ sốt nhưng thân nhiệt vẫn chưa hạ…cần ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện để thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Tránh trường hợp chủ quan khiến bệnh tiến triển nặng, khó điều trị và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Có thể bạn quan tâm:

Những loại thuốc gì cần có trong tủ thuốc gia đình

Ăn gì và làm gì khi bị sốt xuất huyết?

Làm gì khi bé bị sốt? 10 điều nên và không nên làm

Nguồn tham khảo:

Fever treatment: Quick guide to treating a fever. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/fever/in-depth/fever/art-20050997.

What You Need to Know About Breaking a Fever. https://www.healthline.com/health/how-to-break-a-fever.

Xem thêm: Tam Thất Mật Ong Cách Sử Dụng Tam Thất Mật Ong Tăng Cân Hiệu Quả

Fever Facts. https://www.webmd.com/first-aid/fevers-causes-symptoms-treatments#1.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *