Giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh không đúng cách khiến trẻ hay ốm. Dễ bị ho, cảm cúm và mắc các bệnh về tiêu chảy và viêm phổi…

Vì sao vào mùa lạnh, con hay bị ốm, ho, sổ mũi, viêm họng. Đau bụng, tiêu chảy, và mắc các bệnh về hô hấp như viêm phổi. Mặc dù, các bố mẹ vẫn luôn cho con mặc quần áo ấm đầy đủ. Cũng không có cho con ra ngoài trời lạnh. Trong nhà vẫn luôn có điều hòa và lò sưởi ấm áp?

*

Câu trả lời là rất có thể là bạn đã giữ ấm cho trẻ không đúng cách. Và dưới đây là những việc giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh rất nhiều bố mẹ thường hay mắc phải. Hãy xem có mắc phải những sai lầm này không nhé.

Đang xem: Cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh

 1. Cho trẻ mặc quá nhiều quần áo, ủ ấm bé quá mức

Rất nhiều các ông bố, bà mẹ đều cho rằng, trẻ nhỏ, nhất là các bé sơ sinh, cơ thể còn yếu ớt, khả nặng chịu đựng và thích nghi còn kém. Vì thế khi trời lạnh, mọi người đều tìm mọi cách để giữ ấm cho con. Như mặc dày nhiều lớp quần áo, quấn ta, ủ chăn trong ngoài. Thậm chí, nhiều người còn giữ trẻ nhỏ trong phòng kín. Tránh gió cả tháng không cho con ra ngoài, dù thời tiết có nắng ấm hơn.

Vẫn biết, trẻ nhỏ cần được giữ ấm, bảo vệ. Nhưng không có nghĩa là trẻ cần được ủ ấm quá mức. Việc này sẽ gây tác động xấu đến sức khỏe của bé.

Mặc quá nhiều quần áo, sẽ làm cho bé bức bối khó chịu. Vận động không thoải mái, ngủ không ngon, quấy khóc,… Thân nhiệt tăng cao, gây sốt. Mồ hôi ra nhiều nhưng không thoát ra được. Tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra các bệnh về da, dẫn đến cảm lạnh, viêm phổi…

Vì thế, trong mùa đông, các bố mẹ chỉ nên mặc đủ ấm cho trẻ. Chọn các loại quần áo sao cho an toàn, thoải mái và giúp bé duy trì thân nhiệt.

Và đặc biệt luôn nhớ các quy tắc mặc ấm vàng cho bé dưới đây:

– Hãy luôn để cho bụng được ấm, lưng ấm, chân ấm, tay ấm, tai và mũi ấm. Bằng cách đeo bao tay, tất chân, đội mũ trùm tai, quàng khăn để bảo vệ cổ họng. Nếu nhiệt độ phòng ấm, mẹ cũng không nhất thiết phải trùm kín bé từ đầu đến chân như khi đi ra ngoài. Mà hãy luôn đảm bảo sự thông thoáng, tránh tích tụ mồ hôi.

– Người lớn mặc như nào thì bé cũng mặc như vậy. Và chỉ cần mặc thêm cho bé lớp quần áo cotton mỏng bên trong giúp thấm mồ hôi tốt.

– Mặc cho bé một vài lớp áo mà có thể dễ dàng cởi bỏ những lớp áo bên ngoài khi không cần thiết.

2. Mặc bỉm suốt cả ngày

*

Vẫn biết trẻ sơ sinh thường hay tè nhiều, nhất là vào mùa lạnh. Nhưng không có nghĩa là mẹ đóng bỉm cho bé suốt cả ngày 24/24 tiếng. Bởi việc đóng bỉm thường xuyên không những gây khó chịu mà còn gây hại cho làn da mỏng manh của bé như hằn da, viêm da, mẩn đỏ, nổi mụn,…Thậm chí có nguy cơ dẫn đến tình trạng hăm tã. Hăm tã mùa đông sẽ khó điều trị hơn mùa nóng.

Bên cạnh đó, việc dùng bỉm thường xuyên sẽ hình thành thói quen xấu cho bé. Khó kiểm soát và không gọi mẹ, hoặc tè dầm khi lớn hơn.

Hơn nữa, đối với bé trai, việc đóng bỉm thường xuyên và kéo dài có thể gây ra những tác hại to lớn tới tin hoàn của bé. Nhiệt độ “vùng kín” tăng vượt mức bình thường từ 34oC-37oC có thể gây ra những trục trặc trong việc sản xuất tinh trùng sau này của tinh hoàn.

Vì thế, nếu thời tiết ấm áp hơn, các mẹ hãy cho bé được “tự do” vào ban ngày. Và chỉ nên dùng chúng vào ban đêm khi ngủ thôi nhé.

3. Đóng kín cửa phòng, cửa nhà

Thói quen đóng kín cửa phòng, cửa nhà để giữ ấm khi trời lạnh là một trong những thói quen sai lầm tai hại nhiều gia đình mắc phải. Nhất là những gia đình có trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu đóng kín cửa sẽ khiến trong phòng ngột ngạt. Thiếu oxy sẽ khiến cơ thể con người mệt mỏi và làm tăng lượng vi khuẩn sinh sôi. Do đó, các mẹ phải đảm bảo nhiệt độ phòng luôn ấm áp trong khoảng 26-29oC. và luôn thông thoáng và tránh gió lùa.

4. Sử dụng điều hòa, máy sưởi với tần suất cao

Thường xuyên sử dụng các thiết bị sưởi ấm để giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh cũng không hề tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ. Vì sử dụng nhiều khiến cơ thể có nguy cơ mất nước, khô da. Nhất là máy sưởi sẽ khiến khô mũi. Dẫn đến ảnh hưởng hệ hô hấp, khó thở ở trẻ em. Để máy sưởi, quạt sưởi ở khoảng cách vừa đủ, không quá gần tránh gây nóng, bỏng da khô rát cho bé.

Do đó, bố mẹ chỉ nên sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày thôi nhé.

Và khi đang ở trong phòng ấm, trước khi cho trẻ ra ngoài. Bố mẹ nên mặc thêm áo khoác và đi giày vào cho bé. Và nếu mặc không đủ ấm mà đột ngột đi ra ngoài, trẻ rất dễ bị sốc nhiệt, dẫn đến đột quỵ. Ngay cả người lớn, những người sức khỏe yếu, và người già cũng vậy.

5. Tắm cho bé bằng nước quá nóng

Trẻ nhỏ lúc nào cũng cần được tắm rửa bằng nước ấm. Nhưng thấy trời lạnh, nên các bố mẹ thường tự ý pha thêm nước nóng cho trẻ. Bởi da trẻ mỏng và nhạy cảm hơn người lớn rất nhiều. Nếu mẹ thấy nước đủ ấm có nghĩa là nó đã óng hơn so với trẻ. Và nếu mẹ cảm thấy nóng thì với trẻ sẽ là vô cùng nóng.

Xem thêm: Cách Hôn Khiến Chàng Mê Mệt, Bí Quyết Hôn Khiến Chàng Hưng Phấn Cho Chàng

Nhiệt độ thích hợp cho trẻ tắm mùa đông là từ 33oC – 36oC. Nên dùng cổ tay hoặc khuỷu tay (vùng da mỏng và nhạy cảm nhất) để thử độ ấm của nước. Nếu không hãy dùng nhiệt kế để có thể pha nước tắm thích hợp cho trẻ.

6Không cho bé ra ngoài vì sợ lạnh

*

Giữ bé lâu ngày trong nhà chỉ làm con trở nên yếu ớt hơn là bảo vệ con. Bé và cả người lớn luôn cần được “hít thở khí trời” để có thể khỏe mạnh hơn.

Vào những ngày thời tiết nắng ấm, cho bé ra ngoài sẽ giúp bé thích nghi với môi trường. Cảm nhận mọi thứ xung quanh, giúp bé cứng cáp hơn, khỏe mạnh hơn. Nhờ ánh nắng mặt trời và phòng tránh nhiều loại bệnh như vàng da, thiếu vitamin D, còi xương,…

Thời gian tắm nắng cho trẻ thích hợp nhất là từ 9-10h sáng vào mùa đông 15-20 phút mỗi ngày. Những ngày trời rét đậm và mưa phùn, mẹ không nên cho con ra ngoài.

Khi đưa trẻ ra ngoài, các bố mẹ nên cho bé mặc quần áo vừa đủ ấm. Chọn loại vải thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt. Đội nón mỏng, đi tất và gang tay, chú ý lau mồ hôi cho trẻ để tránh bị nhiễm lạnh.

7. Sưởi than

Ngộ độc khí CO2, bỏng và nguy kịch tính mạng là tác hại khôn lường khi nằm than sưởi ấm ngày đông. Đã có nhiều trường hợp đau lòng xảy ra liên tiếp cho cả mẹ và bé chỉ vì nằm than sau sinh. Do chủ quan và nghĩ rằng, đây là cách sưởi ấm cho trẻ vào mùa lạnh tự nhiên và ít tốn kém. Đến nay vẫn còn nhiều hộ gia đình sử dụng lò than để sưởi ấm.

Tuy nhiên, thực tế khi đốt than sẽ thải ra một lượng khí CO2. Lại thêm trong phòng kín gió, lượng khí CO2 này không thoát ngoài. Với trẻ sơ sinh, nếu hít phải khí CO2 dễ bị ngạt, bỏng, nổi mụn rộp vì quá nóng. Nặng hơn thì ngộ độc gây ảnh hưởng đến phổi, não và hệ thần kinh của trẻ…

Vì vậy, mẹ tuyệt đối không được sử dụng cách giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh sai lầm này nha.

8. Chọn túi ngủ không phù hợp

*

Hiện có rất nhiều loại túi ngủ giữ ấm cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, do khi ngủ, bé thường “khua tay, múa chân” khiến túi ngủ, chăn đắp cho bé trượt ra ngoài, cha mẹ khó mà kiểm soát được.

Cho nên, khi chọn túi ngủ cho bé, các bố mẹ nên chọn túi ngủ có thiết kế 3 lỗ với 1 lỗ ở phía trên đầu và lỗ ở 2 chân hoặc hai tay.

Và mẹ cũng lưu ý về chất liệu của lớp nệm lót bên trong nhé. Tránh các loại có sợi lông nhỏ vì trường hợp bé có thể hít phải gây ho và ảnh hưởng sức khỏe của bé.

Một số lưu ý khi chăm sóc bé mùa lạnh cũng như việc giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh:

– Tránh để bụng bé bị lạnh: Các mẹ nên mặc quần áo đủ ấm và cho áo bỏ vào trong quần. Điều này giúp bụng được giữ ấm, dạ dày bé hoạt động bình thường, tăng cường hệ tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn.

– Luôn giữ nhiệt độ trong nhà ấm áp. Nhiệt độ phù hợp từ 27-29oC.

– Phòng ngủ của bé luôn được khô ráo, sạch sẽ, thông thoáng. Tránh những nơi có gió lùa trực tiếp.

– Nhớ đeo khăn quàng cổ cho bé. Và chú ý thay khăn khô và sạch sẽ thường xuyên. Tránh ẩm ướt dễ gây viêm họng và cảm lạnh cho bé.

– Tắm cho bé trong phòng tránh gió lùa, nhiệt độ ấm áp, nước ấm vừa đủ. Lau tắm từng phần và không tắm quá lâu, lau khô cơ thể bé trước khi mặc quần áo.

*

– Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt và lau mồ hôi cho bé, nhất là các vùng, cổ, bẹn, nách, lưng, bụng,…

– Giặt và thay đổi tất cho bé thường xuyên tránh bị nhiễm khuẩn nấm.

– Lựa chọn quần áo ấm cho bé, nên lựa chọn các loại vải mềm, giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh tốt.

Nhất là các lớp áo trong tiếp xúc với da phải mềm, mịn nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt. Bởi các loại vải có lông, hít phải sẽ không tốt cho hô hấp của bé.

Xem thêm: Tiêm Máu Tự Thân Điều Trị Dị Ứng, Truyền Máu Tự Thân Và Ứng Dụng

Qua đây, hy vọng các mẹ có thêm những kiến thức giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh hữu ích phải không nào. Hãy tránh những sai lầm trên để các con yêu luôn đảm bảo sức khỏe và vận động trong ngày đông này nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *