Nội Dung Bài Viết
1. Ăn gì tăng sức đề kháng? Hãy bổ sung ngay thực phẩm giàu vitamin C!2. Thực phẩm chứa vitamin E hỗ trợ tăng cường sức đề kháng3. Ăn gì để tăng sức đề kháng cho cơ thể? Đừng bỏ qua kẽm!4. Thực phẩm có thành phần chính là Omega – 3 giúp tăng cường sức đề kháng ra sao?5. Hỗ trợ tăng sức đề kháng với thực phẩm chứa beta carotene
Sorry, this entry is only available in Vietnamese. For the sake of viewer convenience, the content is shown below in the alternative language. You may click the link to switch the active language.
Đang xem: Cách đơn giản tăng sức đề kháng
Bổ sung các thực phẩm tăng sức đề kháng vào bữa ăn hàng ngày là một trong những cách đơn giản mà hiệu quả nhất giúp duy trì và bảo vệ sức khỏe của bạn.
Hệ miễn dịch là mạng lưới gồm nhiều tế bào cùng cơ quan hoạt động phối hợp với nhau với mục đích:
Duy trì sức khoẻ tổng thểHình thành sức đề kháng bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các mầm bệnh
Theo nghiên cứu, cơ thể con người là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của hàng loạt sinh vật gây bệnh như khuẩn, nấm, virus và thậm chí là ký sinh trùng. Do đó, sự tồn tại của sức đề kháng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng trên phát sinh.
Mặc dù sức đề kháng của bạn rất tốt, nhưng đôi khi, lớp phòng ngự này vẫn có thể suy yếu bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Cải thiện lối sinh hoạt có thể hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại những vi sinh vật gây bệnh. Trong đó, lựa chọn và bổ sung các thực phẩm tăng cường sức đề kháng vào thực đơn hàng này được xem là biện pháp đơn giản và hữu hiệu nhất.
Vậy, bạn đã biết ăn gì để tăng sức đề kháng cho cơ thể chưa? Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến bạn 5 nhóm thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ và cả người lớn.
Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Bị Ho Và Nôn Trớ, Trẻ Bị Ho Và Nôn Trớ Nhiều Khi Ngủ Phải Làm Sao
1. Ăn gì tăng sức đề kháng? Hãy bổ sung ngay thực phẩm giàu vitamin C!
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), hầu hết chức năng miễn dịch đều cần có kẽm để có thể diễn ra bình thường. Loại khoáng chất này còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp DNA và tăng sinh tế bào, bao gồm cả tế bào miễn dịch.
Một số nghiên cứu còn cho thấy sự tăng trưởng và chức năng của các tế bào bạch cầu như đại thực bào, bạch cầu trung tính, tế bào T, B hay NK (natural killer) có thể suy yếu nếu cơ thể không được cung cấp đủ lượng kẽm thiết yếu. Điều này có nguy cơ cao làm suy giảm sức đề kháng, thậm chí là gây rối loạn miễn dịch.
Nhằm ngăn ngừa tình trạng trên, bạn cần bổ sung các thực phẩm tăng cường sức đề kháng chứa nhiều kẽm, chẳng hạn như:
HàuĐậu gàHạt điềuThịt đỏ (bò, heo, cừu…)TrứngCác sản phẩm làm từ sữaNgũ cốc nguyên hạt
Cần lưu ý gì khi bổ sung kẽm?
Tình trạng thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến khả năng “phòng ngự” của cơ thể trước các mầm bệnh, tạo điều kiện cho các vấn đề như tiêu chảy, nhiễm trùng hoặc bệnh hô hấp xảy ra.
Xem thêm: Ăn Sương Sâm Nhiều Có Hại Không, Dây Sâm Thanh Nhiệt Tốt Trong Mùa Nóng
Ngược lại, hấp thụ quá nhiều kẽm cũng không có lợi cho sức khỏe người dùng.
Theo nhiều chuyên gia, mỗi độ tuổi sẽ có từng hàm lượng tiêu thụ kẽm phù hợp khác nhau, bao gồm:
Trẻ từ 1 – 8 tuổi: 3 – 5mg mỗi ngàyCác bé trai từ 9 – 13 tuổi: 8mg mỗi ngàyNam giới từ 14 tuổi trở lên: 11mg mỗi ngàyNữ giới trên 8 tuổi: 8mg mỗi ngàyTrong giai đoạn 14 – 18 tuổi, hàm lượng kẽm nữ giới được khuyến khích sẽ là: 9mg mỗi ngàyPhụ nữ mang thai và cho con bú: 11 – 13mg mỗi ngày