Hầu hết các trường hợp bệnh thoát vị đĩa đệm trước đây xảy ra là do quá trình lão hóa ở người già. Tuy nhiên ngày nay tỷ lệ người trẻ tuổi mắc thoát vị đĩa đệm đang ngày càng gia tăng. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh lý này có thể khiến một người khỏe mạnh bị tàn phế suốt đời.

Đang xem: Cách điều trị và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

2. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm4. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm là gì?6. Biện pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm8. Cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

1. Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn ép vào ống sống hay các rễ dây thần kinh gây đau cột sống.

Bất kỳ đoạn cột sống nào cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm nhưng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ, do các vị trí này chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ thói quen sinh hoạt hằng ngày.

*

Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh gây ra các cơn đau

Bệnh thoát vị đĩa đệm được chia làm 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Đĩa đệm bắt đầu biến dạng nhưng vòng bao xơ chưa rách. Người bệnh có thể thỉnh thoảng bị tê tay, tê chân, không đau nhức nên hầu hết không ai phát hiện mình đang mắc bệnh.Giai đoạn 2: Vòng xơ rách một phần, nhân nhầy bắt đầu thoát ra ngay chỗ vòng xơ bị suy yếu, đĩa đệm phình to, tuy nhiên cơn đau vẫn chưa rõ ràng.Giai đoạn 3: Vòng xơ rách toàn phần, nhân nhầy lồi ra ngoài và chèn ép rễ thần kinh. Đa số khi đến giai đoạn này, người bệnh mới bắt đầu điều trị khi đã trải qua sự hành hạ của các cơn đau.Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất. Tình trạng chèn ép rễ thần kinh diễn ra lâu ngày gây biến chứng nguy hiểm. Cơn đau nhức dữ dội và dai dẳng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý người bệnh.

*

Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm

Tham khảo ngay bài viết: Nhận biết thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

2. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

2.1. Một số nguyên nhân chủ yếu

Sai tư thế: Tư thế lao động, mang vác vật nặng sai cách dễ gây chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm.Chấn thương: Khi có một lực mạnh tác động trong các trường hợp té ngã, chơi thể thao, tai nạn giao thông… làm thay đổi cấu trúc và vị trí đĩa đệm.Thoái hóa tự nhiên: Tuổi càng cao, cột sống không còn mềm mại, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, lượng nước và tính đàn hồi bên trong nhân nhầy giảm đi, nên càng có nguy cơ cao bị mắc phải chứng bệnh này. Bệnh thường gặp ở độ tuổi 35 – 50.

2.2. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Cân nặng: Cân nặng dư thừa làm tăng áp lực lên cột sống. Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh gấp 12 lần so với người bình thường.Nghề nghiệp: Đặc thù công việc thường xuyên kéo, đẩy, gập người, khuân vác nặng hoặc nhân viên văn phòng ngồi lâu một chỗ, ít vận động trong suốt 8 – 10 tiếng làm tăng áp lực lên cột sống và hệ thống đĩa đệm, dễ dẫn đến hiện tượng thoát vị.Đi giày cao gót: làm tăng nguy cơ bị lồi đĩa đệm, thoát vị, biến dạng ở cơ bắp chân và dây chằng ở chân.

*

Tình trạng thoát vị đĩa đệm thường khởi phát sau một thời gian dài đau lưng âm ỉ hoặc khởi phát đột ngột sau khi cúi người sai tư thế để làm việc nặng

3. Đối tượng dễ bị thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm thường gặp phải ở một số đối tượng sau:

Người thường xuyên làm các công việc nặng nhọc.Người có thói quen sinh hoạt không khoa học như kê gối quá cao khi ngủ, tư thế ngồi làm việc, học tập không đúng… Người mắc các bệnh lý đái tháo đường, viêm đa khớp dạng thấp, gút,… đều có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm.Người cao tuổi.Những người làm công việc đòi hỏi phải liên tục thay đổi tư thế như diễn viên múa, vận động viên thể thao… Người thường xuyên đứng hoặc ngồi quá lâu như nhân viên văn phòng, thợ may, tài xế, nhân viên bán hàng.

4. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm là gì?

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm có thể khác nhau tùy vào vị trí đĩa đệm bị thoát vị và dây thần kinh bị chèn ép. Triệu chứng đau chỉ xuất hiện khi nhân nhầy trung tâm thoát ra ngoài, chèn vào mô xung quanh có dây thần kinh đi qua.

Xem thêm: Người Cao Tuổi Cần Chú Trọng Bảo Vệ Sức Khỏe Trong Mùa Dịch Covid

Trường hợp khác, khi thoát vị, nhân lồi phản ứng với hệ cung cấp máu xung quanh gây kích ứng các mô, tạo phản ứng viêm. Tùy vào vị trí thoát vị sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, cơ xương liên quan và dẫn đến các triệu chứng đặc trưng.

4.1. Biểu hiện thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Đau âm ỉ lan tỏa ở vùng thắt lưng, đau buốt từng cơn.Cử động bất tiện, khả năng ưỡn lưng hay cúi thấp khó.Tê hoặc yếu 2 chi. Ngón chân cái khó gấp – duỗi, cảm giác tê thể hiện rõ ở phần mu bàn chân và mông.Đau tăng khi ngồi, nằm nghiêng, ho, hắt hơi hoặc đại tiện. Khi nằm nghiêng hoặc vận động mạnh, cơn đau sẽ càng tăng. Để giảm đau nhức, người bệnh có xu hướng đứng vẹo một bên.

4.2. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Đau hoặc cứng vùng cổ, vai gáy, lan đến 2 bả vai.Nhức mỏi dọc vùng gáyĐau nhức, bị tê ở ngón tay cái của bàn tay, cổ tay, mất cảm giác các vùng.Đau tăng khi xoay cổ, ưỡn cổ, làm việc nhiều hoặc lái xe.Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị đau đầu, nhức đầu, chóng mặt.Cử động của cánh tay kém linh hoạt do bị mất lực, suy nhược cơ bắp tay, khó khăn trong cầm nắm đồ vật.Cơn đau xảy ra liên tục hoặc ngắt quãng. Cổ bị đau tăng khi nghiêng, xoay, cúi, ngửa cổ hay hắt hơi, ho.

5. Biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không là thắc mắc chung của nhiều người. Tình trạng này gây nên những cơn đau nhức vô cùng khó chịu và phiền toái, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động hằng ngày. Nếu chủ quan không điều trị kịp thời hoặc điều trị sai phương pháp sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hại đến sức khỏe.

Khó khăn khi vận động các chi, mất khả năng lao động.Tổn thương thần kinh cánh tay.Gây rối loạn cảm giác, tê tay, tê chân, mất cảm giác nóng, lạnh.Tổn thương thần kinh tọa, không nhấc được mũi và gót chân, lâu ngày bị teo cơ chân.Rối loạn bàng quang hoặc chức năng ruột, tiểu tiện và đại tiện không tự chủ.Bại liệt, tàn phế.

*

Những cơn đau do thoát vị đĩa đệm diễn biến nặng có thể khiến người bệnh yếu liệt, không kiểm soát được khả năng tiêu tiểu

6. Biện pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Chẩn đoán để tìm hiểu nguyên nhân thoát vị đĩa đệm là quá trình xác định nguyên nhân gây bệnh hoặc tình trạng nào đã tạo ra các triệu chứng và dấu hiệu của một người bệnh.

6.1. Chẩn đoán lâm sàng

Giai đoạn đau cấp

Cơn đau lưng xuất hiện sau một chấn thương hoặc gắng sức quá mức. Tình trạng đau tái phát khi vận động quá sức tại vùng này. Đĩa đệm lồi ra sau hoặc vòng sợi lồi ra sau mà vòng sợi không bị tổn thương.

Giai đoạn chèn ép rễ

Xuất hiện các triệu chứng của hội chứng rễ: đau lan xuống chân, đau khi di chuyển, hắt hơi, rặn. Vào lúc này, vòng sợi đã bị đứt, một phần hoặc toàn bộ nhân nhầy tụt ra phía sau, gây chèn ép rễ. Tình trạng thoát vị có thể kéo theo các thay đổi: phù nề mô xung quanh, ứ đọng tĩnh mạch…

6.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Chụp X-quang: giúp xác định vị trí thoát vị và phát hiện những tổn thương khác của cột sống.Chụp cộng hưởng từ (MRI): là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại và chính xác nhất, giúp xác định vị trí, hình thái, số tần thoát vị.Chụp cắt lớp vi tính kết hợp chụp bao rễ cản quang: cho phép xác định vị trí, mức độ thoát vị một cách chính xác, dành cho người nghi ngờ mắc bệnh nhưng không thể chụp MRI.

7. Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Đĩa đệm bị thoát vị có được chữa trị khỏi hay không sẽ còn phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố như:

Tình trạng thoát vị đĩa đệm: Tùy thuộc vào tình trạng thoát vị đĩa đệm mà thời gian hồi phục sẽ nhanh hay chậm. Mặc dù các triệu chứng đau, tê liệt, yếu cơ ở một số bộ phận do hội chứng đĩa đệm gây ra có thể khiến người bệnh khó chịu. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chữa trị chúng hiệu quả bằng cách ứng dụng các phương pháp vật lý trị liệu mà không cần thuốc hay phẫu thuật.Sự kiên trì của bệnh nhân: Do đĩa đệm bị tổn thương trong một khoảng thời gian dài, vì thế để thu được kết quả tích cực như mong muốn, người bệnh cần kiên trì chữa trị ít nhất vài tháng.

*

Bệnh có thể được chữa khỏi nếu người bệnh đến thăm khám kịp thời và tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ

8. Cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Hiện nay, thoát vị đĩa đệm có thể khắc phục bằng các phương pháp như: Trị liệu thần kinh cột sống, áp dụng các bài tập vật lý trị liệu, dùng thuốc tây, tập yoga, sử dụng bài thuốc Đông y, phẫu thuật…

8.1. Phẫu thuật

Thông thường, những người bị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật. Bạn chỉ cần nghỉ ngơi dưỡng sức và kết hợp cùng các phương pháp vật lý trị liệu thì tình trạng sẽ bắt đầu cải thiện sau 4 đến 6 tuần. Do đó, việc khi nào nên mổ thoát vị đĩa đệm sẽ tùy vào tính chất tổn thương, vị trí, biến chứng cũng như mức độ ảnh hưởng tới khả năng vận động, lao động và sinh hoạt của người bệnh. 

Một số trường hợp sau đây bệnh nhân nên được can thiệp phẫu thuật:

Điều trị nội khoa thất bại sau 6 – 8 tuần.Người bệnh gặp phải các cơn đau đột ngột vùng thoát vị, cùng với đó là cảm giác đau đớn dữ dội dù đã sử dụng các biện pháp điều trị bảo tồn khác nhau.Xuất hiện triệu chứng mất kiểm soát bàng quang, đường ruột hay còn gọi là “hội chứng chùm đuôi ngựa”.

8.2. Điều trị dùng thuốc

Thuốc Tây

Tùy vào mức độ tổn thương của từng người, để cải thiện các cơn đau và làm giảm hiện tượng căng cứng cơ khớp, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc Tây như ibuprofen hoặc naproxen. Tuy nhiên, chữa bệnh bằng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không điều trị được tận gốc nguyên nhân gây bệnh, dễ tái phát. Nếu lạm dụng chỉ càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, có thể gây hại cho dạ dày, gan và thận.

Xem thêm: Bà Bầu Có Được Uống Cafe Không, BầU UốNg Cà Phê đưÁ»£C Không

Thuốc Đông y

Các bài thuốc Đông y thường được bào chế từ các dược liệu tự nhiên nên nhiều người đánh giá là an toàn, lành tính. Tuy nhiên, việc sử dụng phải có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ, bởi nếu tự ý sử dụng có thể “rước họa vào thân”. 

Không ít người vì nghe quảng cáo về các bài thuốc gia truyền không rõ nguồn gốc, có thể chữa trị dứt điểm các bệnh xương khớp mà bất chấp mua về uống. Hậu quả là phải nhập viện điều trị vì men gan tăng, vàng da, vàng mắt, suy đa tạng kèm theo suy thận, thậm chí có trường hợp suýt ngừng tim.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *