Giới thiệuĐơn vị hành chínhKhối ngoạiKhối phòng khámKhối nộiKhối cận lâm sàngTin tức – Sự kiệnBản tin bệnh việnCải cách hành chínhKiến thức Y khoaBảng kiểm Quy trình kỹ thuậtTài liệu Truyền thông dinh dưỡngPhác đồQuy trình kỹ thuậtBảng công khai tài chính, Giá Dịch Vụ

*

*

I.

Đang xem: Cách điều trị rối loạn sắc tố da

ĐẠI CƯƠNG

Bạch biến là một bệnh da do rối loạn sắc tố với các đám da giảm hoặc mất sắc tố có thể gặp ở mọi vị trí trên cơ thể nhưng thường gặp ở vùng mặt, cẳng tay và bộ phận sinh dục.

II.CHẨN ĐOÁN

1.Lâm sàng

– Trên da xuất hiện các vết mất sắc tố hình tròn hay bầu dục, giới hạn rõ, có khuynh hướng phát triển ra ngoại vi và liên kết với nhau, xung quanh có một vùng da đậm sắc hơn màu da bình thường.

– Thương tổn không có vảy, không ngứa, không đau. Các vết trắng dần lan rộng và liên kết thành những đám da mất sắc tố rộng hơn, tồn tại dai dẳng có khi cả chục năm. Có những vùng da mất sắc tố tự mờ đi hoặc mất hẳn nhưng thường tái phát những vết mất sắc tố ở các vị trí khác.

– Có thể gặp ở vị trí bất kỳ của cơ thể, thường ở mu bàn tay, cổ tay, cẳng tay, mặt, cổ, bộ phận sinh dục, quanh bộ phận sinh dục. Khoảng 80% trường hợp các vết mất sắc tố khu trú ở vùng hở. Các tổn thương thường đối xứng. Nhiều trường hợp chỉ có một bên của cơ thể.

– Tóc hay lông trên vùng tổn thương có nhiều trường hợp cũng mất sắc tố

– Lòng bàn chân, bàn tay và niêm mạc thường không xuất hiện tổn thương.

2.Cận lâm sàng

– Mô bệnh học: giảm hoặc không có tế bào sắc tố thượng bì.

– Phản ứng DOPA:

§ Giúp phân biệt hai loại bạch biến, có ý nghĩa quan trọng trong điều trị và tiên lượng bệnh.

§ Loại không có tế bào sắc tố là DOPA âm tính. Loại có tế bào sắc tố, tuy có giảm là DOPA dương tính.

– Xét nghiệm định lượng hormon tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên và insulin để phát hiện các bệnh kèm theo.

Xem thêm: Hình Ảnh Các Vị Thuốc Đông Y : Mỗi Vị Đều Là Tinh Hoa Trí Tuệ Của Cổ Nhân

III.ĐIỀU TRỊ

1.Nguyên tắc chung

– Tránh ánh nắng mặt trời

– Điều trị thuốc bôi tại chỗ kết hợp với điều trị toàn thân

2.Điều trị cụ thể

* Thuốc bôi tại chỗ

– Mỡ corticoid: khoảng 1 tuần, nghỉ 10 ngày sau đó bôi thêm 1 đến 2 đợt nữa.

– Hoặc bôi dung dịch meladinin 1,0% tại tổn thương ngày từ 1-2 lần.

– Bôi tại chỗ hay tắm nước có pha psoralen hoặc uống sau đó chiếu tia UVA, UVB. Chú ý nếu chiếu nhiều có thể làm tăng tỷ lệ ung thư da.

– Gây bỏng tại tổn thương có thể làm tăng sắc tố sau viêm.

– Tacrolimus 0,03-0,1%, bôi ngày 2 lần sáng, tối, kéo dài hàng tháng, nhiều trường hợp bệnh giảm hoặc khỏi, nhất là ở trẻ em.

– Bôi mỹ phẩm: loại kem có cùng màu sắc với da của mỗi người khi trang điểm.

– Cấy da kết hợp với thuốc ức chế miễn dịch.

* Thuốc toàn thân

– Meladinin 10mg uống 1 viên/ngày, từ 1-3 tháng, thậm chí là 6 tháng.

Xem thêm: Các Loại Vắc Xin Cần Tiêm Vacxin Cúm Trước Khi Mang Thai, Mang Bầu

– Một số trường hợp lan tỏa có thể dùng corticoid toàn thân liều thấp hoặc một số thuốc ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, cần theo dõi các biến chứng và các tác dụng phụ của thuốc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *