Trang chủ » Kiến thức bệnh học » Các bệnh cơ xương khớp thường gặp » Phong thấp (tê thấp) là bệnh gì? Triệu chứng và điều trị
Ít ai biết rằng, NSƯT Trần Đức từng có một khoảng thời gian khó khăn do căn bệnh xương khớp đeo bám. Chỉ với 1 bài thuốc nam sau 4 THÁNG điều trị, mọi triệu chứng tan biến, ông ngày càng khỏe mạnh ở tuổi thập thất.
Đang xem: Cách điều trị bệnh phong thấp tay chân
Bệnh phong thấp (tê thấp) là thuật ngữ thể hiện cho tình trạng đau nhức ở gân, xương khớp và bắp thịt, thường gặp ở những người có độ tuổi trung niên và người cao tuổi. Theo Đông y, bệnh xảy ra khi vệ khí cơ thể suy giảm khiến phong, hàn và thấp xâm nhập qua nang lông, da, đến kinh lạc và di chuyển khắp cơ thể. Theo Tây y, bệnh xảy ra do ảnh hưởng của tuổi tác, di truyền, tính chất công việc…
Phong thấp (tê thấp) là tình trạng đau nhức ở gân, xương khớp và bắp thịt, thường gặp ở những người trên tuổi trung niên
Phong thấp (tê thấp) là bệnh gì?
Phong thấp (tê thấp hay phong tê thấp) là thuật ngữ dân gian được sử dụng để chỉ tình trạng đau nhức xảy ra ở ở gân, bắp thịt và xương khớp. Bệnh xảy ra khi vệ khí cơ thể suy giảm khiến phong, hàn và thấp xâm nhập qua nang lông, da, đến kinh lạc và di chuyển khắp cơ thể
Trong Tây y, phong thấp chỉ viêm đa khớp (viêm khớp dạng thấp). Trước đó thuật ngữ này được dùng chung cho những bệnh lý gây đau nhức cơ thể, bao gồm bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh thấp khớp, bệnh viêm khớp, loãng xương, thoái hóa khớp. Bệnh xảy ra do ảnh hưởng của tuổi tác, di truyền, tính chất công việc, suy giảm estrogen…
Bệnh không có yếu tố lây nhiễm nhưng xảy ra phổ biến ở nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Trong đó những người có độ tuổi trung niên và người cao tuổi là nhóm đối tượng dễ bị tê thấp nhất. Ngoài ra bệnh còn dễ xảy ra ở những người thường xuyên tiếp xúc với không khí lạnh, lao động chân tay hoặc gắng sức, người có cơ thể gầy yếu, suy nhược…
Bệnh phong thấp xảy ra do đâu?
Bệnh phong thấp khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân được phân thành nhiều nhóm, bao gồm nguyên nhân nội sinh và nguyên nhân ngoại sinh, nguyên nhân theo Đông y và nguyên nhân theo Tây y, cụ thể:
1. Nguyên nhân gây phong thấp theo Đông y
Theo Đông y, phong thấp xảy ra do vệ khí cơ thể (chức năng đề kháng) suy giảm khiến phong, hàn và thấp xâm nhập qua nang lông, da, đến kinh lạc và di chuyển khắp cơ thể . Điều này khiến kinh mạch tắc nghẽn, khí huyết rối loạn. Cuối cùng sinh ra ứ trệ và dẫn đến phong thấp.
2. Nguyên nhân gây phong thấp theo Tây y
Theo Tây y, nguyên nhân gây phong thấp (viêm đa khớp) vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu cho thấy, bệnh có thể xảy ra do những nguyên nhân phản ứng miễn dịch tự thân, bao gồm:
Yếu tố di truyền: Bệnh nhân bị phong thấp có tỉ lệ dưỡng dính của gen HLA-DK4 dao động trong khoảng 40 – 71% (nguyên nhân phản ứng miễn dịch tự thân). Ngoài ra kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, bệnh có thể khởi phát do những bất thường liên quan đến các gen nhạy cảm, điển hình như PADI4 và PTPN22. Vì thế những người có tiền sử gia đình mắc bệnh lý này hoặc vấn đề liên quan đến cơ chế tự miễn sẽ có nguy cơ bị phong thấp cao hơn so với thông thường.Nồng độ hormone: Sự chênh lệch giữa nồng độ hormone của nam giới và nữ giới là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh tê thấp. Theo kết quả nghiên cứu, bệnh nhân nữ trước thời kỳ mãn kinh có tỉ lệ mắc bệnh tê thấp cao hơn khá nhiều so với nam giới cùng tuổi.Truyền nhiễm: Bệnh tê thấp có thể khởi phát và tiến triển nhanh so sự xâm nhập của các vi sinh vật truyền nhiễm vào mô trơn của khớp xương. Điều này khiến khớp xương tổn thương, viêm kèm theo đau nhức. Các vi sinh vật có khả năng gây bệnh gồm Virus Epstein-Barr, virus cúm, Parvovirus B19…Sụt giảm estrogen: Hormone estrogen có nhiệm vụ chi phối chức năng sinh sản và sinh lý của phái nữ, đồng thời góp phần duy trì chức năng xương khớp và sức khỏe tổng thể. Chính vì thế sức khỏe tổng thể, xương và các khớp có thể bị suy yếu khi nồng độ hormone estrogen bị sụt giảm. Từ đó làm tăng nguy cơ tổn thương, viêm đa khớp và thoái hóa. Mặt khác, tỉ lệ mắc bệnh mắc bệnh phong thấp ở nữ giới sẽ tăng cao khi thoái hóa xuất hiện đồng thời với hiện tượng sụt giảm estrogen.Tính chất công việc: Nguy cơ bị tê thấp thường cao hơn ở những người có công việc chân tay, làm việc gắng sức hoặc lao động nặng nhọc. Ngoài ra bệnh cũng dễ xảy ra ở những người thường xuyên làm việc trong môi trường có độ ẩm cao như nhân viên chế biến hải sản, thủy sản, công nhân dệt may…Thời tiết thay đổi: Phong thấp gây đau nhức xương khớp thường xảy ra do thời tiết đột ngột chuyển lạnh. Nguyên nhân là do nhiệt độ thấp có thể kích thích và làm co các mạch máu. Điều này khiến quá trình lưu thông máu và oxy đến khớp bị ảnh hưởng, giảm khả năng tiết dịch nhờn ở khớp. Lâu ngày ổ khớp khô cứng, nhạy cảm, khó vận động và đau nhức.Một số yếu tố thuận lợi: Nguy cơ tê thấp thường tăng lên khi có sự tác động của các yếu tố sau:Lười vận động, ngồi nhiều hoặc đứng lâuThừa cân béo phìBệnh tiểu đườngDuy trì chế độ ăn uống nghèo nàn, thiếu chất dinh dưỡngKhả năng miễn dịch kéoCơ thể suy nhượcThường xuyên sử dụng thuốc lá và rượu biaChấn thương.
Bệnh nhân nữ trước thời kỳ mãn kinh có tỉ lệ mắc bệnh phong thấp cao hơn khá nhiều so với nam giới cùng tuổi
Triệu chứng bệnh phong thấp
Đau nhức xương khớp, gân và cơ bắp là triệu chứng điển hình của bệnh phong thấp. Ngoài ra tùy thuộc vào nguyên nhân, triệu chứng và cơ địa, bệnh có thể làm phát sinh thêm nhiều triệu chứng khác. Các triệu chứng thường gặp gồm:
Đau nhức dữ dội hoặc đau âm ỉ kéo dài trong nhiều ngày. Cơn đau có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều khớp, bao gồm khớp gối, khớp ở bàn tay, bàn chân, cổ, lưng, vaiCơn đau thường đi kèm với biểu hiện đỏ rát, sưng nóng ở các khớpCứng khớp, hạn chế khả năng vận độngĐau khớp kèm theo đổ nhiều mồ hôi ở chân, tayThường xuyên khó chịu, cáu gắtSốt nhẹCơ thể mệt mỏi, bồn chồnTê thấp kéo dài khiến bệnh nhân ăn uống kém, gầy yếu, suy nhược, sụt cân, mất tập trung, mất ngủ Xuất hiện hạt dưới da có kích thước từ 0,2 đến 3cm. Những hạt này chủ yếu hình thành ở khớp đầu gối, gót chân, khuỷu tay… Trong một số trường hợp, các hạt có thể hình thành ở tổ chức tim, phổi, màng ngực, não, màng tim…
Sau một thời gian tiến triển, bệnh
Ổn khớp tổn thương nặng dẫn đến phá hủyMất hoặc giảm chức năng vận độngBiến dạng khớpTim đập mạnh và loạn nhịpKhó thởHo nhiềuBắp thịt lỏng lẻo suy thoáiĐau nhức, tê liệt tayThiếu máuHội chứng giảm tiết dịch (khô miệng, khô mắt, ít nước mắt, dịch nước bọt giảm…)Khó nuốtTổn thương gan, phổi…
Bệnh phong thấp gây đau nhức dữ dội hoặc đau âm ỉ kéo dài nhiều ngày, đau có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều khớp
Bệnh phong thấp có nguy hiểm không?
Bệnh phong thấp là bệnh mãn tính, tiến triển dai dẳng, khó chữa và độ nguy hiểm cao. Bệnh khởi phát khiến xương khớp và mô sụn bị tổn thương, bệnh nhân đau nhiều, thường xuyên cứng khớp và gặp khó khăn trong vận động.
Bên cạnh đó ổ khớp có thể bị tổn thương và phá hủy, teo cơ, biến dạng khớp, mất chứng năng vận động… khi bệnh nhân không sớm thăm khám và điều trị. Ngoài ra sau một thời gian tiến triển, bệnh còn làm ảnh hưởng đến mắt, tim, mạch máu, phổi, gan, thận và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
Hơn thế các triệu chứng của bệnh có xu hướng bùng phát mạnh vào ban đêm, khi thời tiết đột ngột thay đổi hoặc khi sinh sống và làm trong môi trường có độ ẩm cao. Điều này khiến chất lượng đời sống suy giảm, bệnh nhân thường xuyên mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược và gầy sút.
Do đó nếu bị phong thấp hoặc có nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh nên nhờ đến thầy thuốc hoặc sớm đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.
Bệnh phong thấp được chẩn đoán bằng cách nào?
Để chẩn đoán bệnh phong thấp, bác sĩ thường dựa vào biểu hiện lâm sàng và kết quả kiểm tra tổn thương thực thể. Cụ thể:
1. Kiểm tra lâm sàng
Kiểm tra và đánh giá mức độ đau khớp, vị trí đau và tổng các khớp bị tổn thươngKiểm tra các triệu chứng đi kèm như nóng đỏ, sưng khớp, cứng khớp, khó hoặc không thể vận độngKiểm tra và đánh giá khả năng cử động khớp cũng như khả năng vận động của bệnh nhânKiểm tra hạt dưới da, viêm khớp đối xứngĐánh giá mức độ tràn dịch và sưng phần mềm
Bác sĩ thường dựa vào biểu hiện lâm sàng và kết quả kiểm tra tổn thương thực thể để chẩn đoán bệnh phong thấp
2. Xét nghiệm máu
Nếu có nghi ngờ phong thấp, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu máu để chẩn đoán xác định và phân biệt với những bệnh lý khác. Bởi kết quả xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ kiểm tra những yếu tố dạng thấp, bao gồm:
Protein phản ứng C (CRP)Tốc độ lắng hồng cầu (tốc độ lắng ESR hoặc sed)Kháng thể peptide citrullated chống cyclicYếu tố thấp khớp.
3. Xét nghiệm hình ảnh
Một số kỹ thuật dưới đây có thể góp phần xác định chính xác bệnh lý:
Siêu âm: Siêu âm cho phép bác sĩ kiểm tra cấu trúc mô mềm và dịch khớp, xác định tổn thương, nguyên nhân gây cứng khớp và đau khớp.Chụp cộng hưởng từ MRI: Chụp cộng hưởng từ MRI cho ra hình ảnh chi tiết hơn về cấu trúc xương khớp và mô mềm xung quanh, giúp tìm kiếm những tổn thương nhỏ nhất và nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra hình ảnh MRI còn giúp xác định khả năng gây biến chứng và hướng điều trị phù hợp.
4. Chẩn đoán phân biệt
Bệnh phong thấp thường được chẩn đoán phân biệt với những bệnh lý sau:
Gãy xươngThoái hóa khớpViêm cột sống dính khớp
Các phương pháp điều trị bệnh phong thấp
Hiện tại vẫn chưa có phương pháp hay loại thuốc nào có thể điều trị dứt điểm bệnh phong thấp. Tuy nhiên nếu kiên trì điều trị, các triệu chứng, nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh có thể giảm nhanh.
Dưới đây là những phương pháp điều trị bệnh phong thấp thường được áp dụng:
1. Điều trị bệnh phong thấp theo Đông y
Trong Đông y, bệnh phong thấp được chia thành ba thể (thể hành tý, thể hàn tý và thể thấp tý) ứng với từng bài thuốc điều trị. Những bài thuốc Đông y được dùng trong điều trị phong thấp có tác dụng cải thiện triệu chứng, khắc phục căn nguyên. Đồng thời giảm mệt mỏi, bồi bổ khí huyết và nâng cao vệ khí.
Bài thuốc Đông y trị phong thấp có tác dụng cải thiện triệu chứng, khắc phục căn nguyên, bồi bổ khí huyết, nâng cao vệ khí
Dựa vào đặc điểm nhận biết của từng thể bệnh, người bệnh có thể kiên trì sử dụng một trong những bài thuốc dưới đây để kiểm soát bệnh lý:
Bài thuốc đông y chữa phong thấp thể trước tý (thấp tý)
Phong thấp thể trước tý (thấp tý) chủ yếu khởi phát do thấp tà (sinh sống hoặc làm việc trong môi trường có độ ẩm cao)
Triệu chứng đặc trưng:
Khớp đau nhứcĐau mỏi các cơ xung quanh kèm theo cảm giác tê bìGiảm hoặc khó khăn khi vận động
Triệu chứng đi kèm:
Mạch nhu hoãnMiệng nhạtRêu lưỡi trắng dínhĂn uống kémCơ thể mệt mỏi
Mục đích điều trị:
Trừ thấp (mục đích chính)Khu phong tán hànHoạt huyết và hành khí để thông kinh hoạt lạc và giải phóng ứ trệ
Nguyên liệu:
12 gram hoàng kỳ12 gram xương truật12 gram ngũ gia bì12 gram bạch chỉ12 gram đẳng sâm12 gram đan sâm8 gram xuyên khung8 gram quế chi8 gtam ngưu tất8 gram độc hoạt8 gram phòng phong8 gram khương hoạt8 gram ma hoàng8 gram ô dược6 gram ý dĩ6 gram cam thảo
Cách thực hiện:
Rửa sạch và sắc uốngSắc mỗi ngày 1 thangUống hết nước thuốc trong ngày, nên uống khi nước thuốc còn ấm nóng.
Bài thuốc đông y điều trị phong thấp thể thống tý (hàn tý)
Bệnh phong thấp thể thống tý (hàn tý) xảy ra hàn tà xâm nhập (khí lạnh)
Triệu chứng đặc trưng:
Đau nhức dữ dội ở một khớp cố địnhĐau thuyên giảm khi chườm ấmĐau tăng lên khi thời tiết lạnh, ẩm
Triệu chứng đi kèm:
Lạnh tay chânNhu hoãnMạch huyền khẩnRêu lưỡi trắngCơ thể mệt mỏi, uể oải
Mục đích điều trị:
Tán hàn (mục đích chính)Trừ thấpHoạt huyếtKhu phongHành khí
Nguyên liệu:
8 gram ngưu tất8 gram uy linh tiên8 gtam thiên niên kiện8 gram xuyên khung8 gram quế chi8 gram can khương8 gram hoàng kỳ8 gram trương truật8 gram ma hoàn8 gram bạch linh8 gram bạch thược12 gram thương nhĩ tử12 gram ý dĩ.
Cách thực hiện:
Rửa sạch và sắc thuốc lấy nước uốngSắc mỗi ngày 1 thangUống thuốc đều đặn mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Bài thuốc đông y điều trị phong thấp thể thống tý (hàn tý) có tác dụng tán hàn, trừ thấp, hoạt huyết, khu phong, hành khí
Bài thuốc đông y chữa phong thấp thể phong tý (hành tý)
Bệnh phong thấp thể phong tý (hành tý) xảy ra phong tà (gió độc).
Xem thêm: Chữa Bệnh Ra Nhiều Mồ Hôi Ở Mặt, 6 Phương Pháp Hiệu Quả
Triệu chứng đặc trưng:
Đau cùng lúc nhiều khớpCơn đau có xu hướng di chuyển giữa các khớp, không cố định tại một vị trí
Triệu chứng đi kèm:
Mạch phùSợ gióRêu lưỡi trắng
Mục đích điều trị:
Khu phong (tác dụng chính)Hoạt huyếtHành khíTán hàn trừ thấp.
Bài thuốc 1
Nguyên liệu:
2 gram cam thảo3 gram quế chi3 gram thược dược8 – 10 gram ý dĩ nhân4 gram đương quy4 gram ma hoàng4 gram bạch truật
Cách thực hiện:
Rửa sạch dược liệu và cho vào ấm với lượng nước phù hợpSắc thuốc và lọc lấy nước uốngUống thuốc đều đặn mỗi ngày 1 thang cho đến khi các triệu chứng giảm hẳn.
Bài thuốc 2
Nguyên liệu:
8 gram bạch linh8 gram quế chi8 gram ma hoàng8 gram tần giao8 gram bạch chỉ12 gram hy thiêm12 gram thổ phục12 gram thương nhĩ tử12 gram uy linh tiên12 gram phòng phong12 gram khương hoạt12 gram bạch thược12 gram ý dĩ12 gram đương quy12 gram tỳ giải
Cách thực hiện:
Rửa sạch và sắc thuốc uốngUống mỗi ngày 1 thang thuốcUống hết nước thuốc trong ngày, nên uống khi nước thuốc còn ấm nóng.
2. Điều trị phong thấp theo Tây y
Bệnh phong thấp thường được ưu tiên điều trị theo Tây y. Bởi không chỉ tiện lợi, phương pháp này còn mang đến hiệu quả điều trị cao trong thời gian ngắn. Tùy thuộc vào tình trạng, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị dưới đây:
Sử dụng thuốc
Dùng thuốc là phương pháp điều trị chính và được ưu tiên cho những bệnh nhân bị phong thấp. Phương pháp này có thể giúp cải thiện các triệu chứng một cách rõ rệt. Các thuốc được dùng:
Thuốc chống thấp khớp (DMARDs): Thuốc chống thấp khớp (DMARDs) có tác dụng bảo vệ mô sụn, tăng khả năng phụ hồng và làm chậm sự tiến triển của bệnh phong thấp.Thuốc giảm đau và chống viêm không steroid: Thuốc giảm đau và chống viêm không steroid được sử dụng với mục đích chống viêm và cải thiện tình trạng đau nhức. Nhóm thuốc này thường được sử dụng trong thời gian đầu điều trị để chờ DMARDs phát huy hiệu lực.Hormon: Prednisone được dùng phổ biến với mục đích hỗ trợ chữa phong thấp và giảm đau cấp tính.Thuốc ức chế miễn dịch: Để ức chế miễn dịch và kiểm soát sự rối loạn, người bệnh sẽ được yêu cầu sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.Thuốc sinh học: Thuốc sinh học chỉ định chỉ định cho trường hợp nặng và những loại thuốc nêu trê không đạt hiệu quả chữa bệnh như mong đợi.
Cần thận trọng khi dùng thuốc. Bời việc dùng thuốc với liều cao hoặc dùng trong thời gian dài có thể khiến sức khỏe và các cơ quan trong cơ thể (đặc biệt là gan, thận) bị ảnh hưởng.
Dùng thuốc chống thấp khớp, giảm đau là phương pháp điều trị chính và được ưu tiên cho những bệnh nhân bị phong thấp
Vật lý trị liệu
Chương trình vật lý trị liệu sẽ được thiết lập ở những bệnh nhân bị phong thấp, bao gồm tập vật lý trị liệu, sử dụng sóng siêu âm, nhiệt trị liệu… Phương pháp này có tác dụng giảm đau, tăng khả năng vận động và cải thiện cứng khớp. Bên cạnh đó vật lý trị liệu còn thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và tăng khả năng phục hồi cho bệnh nhân.
Phẫu thuật
Đối với những trường hợp nặng, ổ khớp hư tổn nghiêm trọng và có kèm theo biến chứng biến chứng biến dạng khớp, teo cơ, giảm khả năng vận động, hao mòn sụn khớp… người bệnh sẽ được yêu cầu phẫu thuật để giải quyết tình trạng.
Phẫu thuật có tác dụng phục hồi chức năng ổ khớp, loại bỏ yếu tố hoại tử, tăng độ bền và chức năng của mô mềm bao xung quanh. Đồng thời giải nén dây thần kinh (nếu có), tăng cường sức khỏe xương khớp và cải thiện khả năng vận động cho bệnh nhân.
Biện pháp chăm sóc và cải thiện triệu chứng tại nhà
Bên cạnh sử dụng thuốc và áp dụng các phương pháp điều trị y tế khác, người bệnh nên áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện triệu chứng và giảm nguy cơ bùng phát cơn đau cấp.
1. Áp dụng biện pháp giảm đau
Một số biện pháp giảm đau dưới đây có thể giúp bạn cải thiện triệu chứng mà không cần dùng thuốc
Chườm nóng
Chườm nóng có tác dụng thư giãn cơ xương và mô mềm, giảm đau và hạn chế tình trạng cứng khớp. Bên cạnh đó biện pháp này còn có tác dụng kích thích lưu thông máu, tăng khả năng chữa lành ổ khớp cho bệnh nhân.
Để chườm nóng, bạn cần sử dụng túi chườm hoặc chai thủy tinh chứa nước nóng (70 độ) đặt lên các khớp xương đang có biểu hiện đau nhức. Để sớm kiểm soát cơn đau, người bệnh cần chườm nóng 3 lần/ ngày, mỗi ngày 30 phút.
Sử dụng ngải cứu và muối hạt
Ngải cứu có tính ấm, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, cầm máu và khử hàn. Muối hạt có tác dụng đưa thuốc vào kinh mạch và giảm viêm. Chính vì thế khi bị phong thấp kèm theo cứng và đau nhức các khớp, người bệnh có thể sao nóng ngải cứu và muối hạt, sau đó bọc trong túi vải và áp lên khu vực bị tổn thương. Thực hiện mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15 phút.
Sử dụng ngải cứu kết hợp muối hạt giúp tiêu viêm, giảm đau, cầm máu, khử hàn và giảm bệnh phong tê thấpSử dụng lá chìa vôi và lá lốt
Cả lá chìa vôi và lá lốt đều chứa những hoạt chất và đặc tính có khả năng hành huyết, trừ phong hàn, giải độc, thông kinh và tán kết. Vì thế việc kết hợp hai loại thảo dược này có thể góp phần kiểm soát bệnh phong thấp và giảm triệu chứng.
Khi thực hiện, người bệnh cần rửa sạch 20 gram lá chìa vôi và 15 gram lá lốt. Cho vào ấm sắc với một lượng nước vừa đủ để điều trị phong thấp.
2. Xây dựng và duy trì lối sống khoa học
Xây dựng và duy trì lối sống khoa học là cách thích nghi với bệnh phong thấp và nâng cao hiệu quả điều trị của những phương pháp nêu trên. Ngoài ra duy trì lối sống khoa học còn giúp người bệnh bảo tồn chức năng khớp, nâng cao sức khỏe và phòng ngừa biến chứng do phong thấp.
Bệnh nhân bị phong thấp nên xây dựng và duy trì lối sống khoa học như sau:
Thăm khám định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.Duy trì cân nặng ở mức an toàn, giảm cân khi cần thiết. Bởi thừa cân béo phì sẽ làm tăng áp lực lên ổ khớp, khiến tổn thương nghiêm trọng, khớp sưng đau và nóng rát nghiêm trọng hơn. Đồng thời giảm khả năng vận động và tăng nguy cơ phát sinh biến chứng (điển hình như biến dạng khớp).Nên nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc gắng sức hay lao động nặng nhọc, mang vác vật nặng, duy trì tư thế sai lệch.Giữ ấm cơ thể và nên hạn chế ra ngoài khi thời tiết lạnh và có độ ẩm cao.Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin, chất chống oxy hóa, canxi và những loại thực phẩm lành mạnh khác như trái cây, sữa chua, rau xanh, các loại đậu, hạt, quả mọng… để nâng cao sức khỏe tổng thể, tăng độ chắc khỏe cho xương khớp và các mô mềm xung quanh. Đồng thời giảm đau và giảm viêm.Hạn chế ăn nhiều chất béo bão hòa, thức ăn nhiều gia vị, dầu mỡ.Tránh uống rượu bia và không nên hút thuốc lá.Duy trì thói quen luyện tập thể dục từ 30 – 45 phút mỗi ngày. Điều này giúp bạn tăng khả năng phục hồi khớp xương tổn thương, khả năng vận động, giảm đau và tăng cường sức khỏe tổng thể. Trong thời gian điều trị phong thấp bạn nên thực hiện những bộ môn có cường độ nhẹ nhàng như thái cực quyền, yoga, đi bộ, bơi lội…
Duy trì thói quen luyện tập thể dục từ 30 – 45 phút mỗi ngày để giảm đau, tăng khả năng phục hồi khớp xương tổn thương
Bệnh phong thấp tiến triển mãn tính, dai dẳng, khó điều trị và dễ phát sinh biến chứng. Ngoài ra bệnh còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, đời sống và khả năng vận động của bệnh nhân.
Xem thêm: Cách Tẩy Giun Kim Bằng Thuốc Tẩy Giun Kim Cho Người Lớn Loại Nào Tốt ?
Vì thế nếu mắc bệnh hoặc có nghi ngờ, người bệnh nên sớm liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, đánh giá và tư vấn các phương pháp điều trị thích hợp. Tránh để bệnh tiến triển lâu ngày dẫn đến tổn thương nặng, mất chức năng và biến dạng khớp.