Trẻ sơ sinh bị táo bón không phải là tình trạng hiếm gặp, nhưng thường gây ra tâm trạng lo lắng, sợ hãi cho nhiều mẹ nhất là những người lần đầu nuôi con nhỏ. Những thông tin dưới đây mà các bác sĩ của namlimquangnam.net cung cấp hy vọng sẽ giải tỏa nỗi lo cho mẹ.
Đang xem: Cách chữa táo bón ở trẻ sơ sinh
1. Táo bón là gì?
Táo bón là hiện tượng phân trở nên khô cứng và làm giảm số lần đại tiện chỉ còn dưới 3 lần/tuần. Phân khô cứng khiến cho di chuyển chậm và gây khó khăn cho quá trình đẩy phân ra ngoài.
Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ
Do đó, trẻ thường cảm thấy đau đớn, khó chịu bởi việc phải dùng sức rặn để đẩy phân ra ngoài. Tình trạng này nếu để lâu và kéo dài có thể khiến sức khỏe của bé bị ảnh hưởng.
2. Trẻ sơ sinh bị táo bón có những dấu hiệu như thế nào?
Tuy thường gặp nhưng không phải ai cũng có thể nhận biết được tình trạng táo bón ở con trẻ, đặc biệt là Trẻ sơ sinh. Mẹ có thể dựa vào 3 dấu hiệu nhận biết phổ biến dưới đây để xem có phải bé đang gặp phải chứng táo bón hay không.
2.1. Trẻ sơ sinh lười ăn, quấy khóc
Một dấu hiệu của bệnh táo bón chính là trẻ bỗng dưng lười ăn, quấy khóc không rõ lý do và có những biểu hiện nhăn nhó khó chịu. Điều này là do lượng thức ăn không được hấp thu và đào thải khi vào trong cơ thể bé, thậm chí có thể gây hiện tượng hấp thụ ngược. Lúc này bé thường có cảm giác đầy bụng, mệt mỏi, khó chịu nên dễ quấy khóc vô cơ và ngủ không sâu giấc.
Trẻ quấy khóc vô cớ, lười ăn có thể là biểu hiện của chứng táo bón
2.2. Trẻ sơ sinh ít đi ngoài hơn bình thường
Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ đi vệ sinh 1 – 2 lần/ ngày đối với những trẻ trong độ tuổi từ 8 – 12 tháng và còn đang bú sữa mẹ. Số lần đi vệ sinh này có thể giảm đối với những trẻ đã dùng sữa ngoài.
Nếu mẹ để ý thấy trẻ bỗng ít đi ngoài hơn bình thường, khoảng 1 – 2 tuần mới đi một lần kèm theo những biểu hiện rặn rất khó khăn (như mặt đỏ bừng, nhăn nhó do phải dùng nhiều sức), phân bón cục rắn thì chứng tỏ bé đang mắc phải chứng táo bón.
2.3. Trẻ sơ sinh bị đầy bụng, khó tiêu
Một dấu hiệu khác cũng thường thấy ở những trẻ mắc chứng táo bón chính là hiện tượng đầy bụng, khó tiêu. Những lúc này, nếu mẹ để ý sẽ thấy bụng bé luôn trong tình trạng phình to và khi sờ vào thì thấy cứng.
3. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón, trong đó thường gặp nhất là những nguyên nhân sau:
3.1. Do chế độ ăn uống của mẹ
Hầu hết trẻ sơ sinh đều đang trong tình trạng bú sữa mẹ ở những giai đoạn đầu đời. Do đó, tình trạng bệnh lý của con hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống của mẹ. Ví dụ như khi mẹ ăn uống thiếu dinh dưỡng, ít chất xơ hay ăn nhiều những loại thực phẩm khó tiêu, đồ cay nóng cùng chế độ ngủ nghỉ không hợp lý sẽ khiến quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng vào cơ thể bé bị ảnh hưởng, từ đó dẫn đến chứng táo bón.
Chế độ ăn uống không hợp lý của mẹ sẽ ảnh hưởng lớn đến bệnh lý của con
Chính vì vậy, để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón, mẹ nên lưu ý và điều chỉnh chế độ ăn uống của mình bằng cách tăng cường các loại củ quả tươi, rau xanh để bổ sung chất xơ. Đây đều là những thực phẩm có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và bé bởi chúng chứa nhiều vitamin có khoáng chất cần thiết. Ngoài ra, mẹ có thể thường xuyên ăn sữa chua để giúp lợi khuẩn tốt hơn.
3.2. Do trẻ sơ sinh dùng sữa ngoài
Khi trẻ sơ sinh được cho dùng sữa ngoài quá sớm cũng là nguyên nhân gây ra táo bón. Lý giải cho điều này là bởi ở những tháng tuổi đầu tiên dạ dày của bé chưa phát triển hoàn thiện, trong khi đó sữa công thức lại được kết hợp nhiều chất nên bé sẽ khó mà tiêu hóa được.
Xem thêm: Cây Ké Đầu Ngựa: Bật Mí Những Công Dụng Trị Bệnh Tuyệt Vời, Ké Đầu Ngựa Có Tác Dụng Trị Bệnh Gì
Đồng thời, các loại sữa ngoài được cho là tương đối khó tiêu hóa, đặc biệt có khả năng cao dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón nếu mẹ cho bé uống sữa pha không đúng công thức.
3.3. Do các vấn đề về bệnh lý
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan kể trên thì táo bón ở trẻ sơ sinh cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan, cụ thể là do bệnh lý trong chính cơ thể bé. Trẻ có thể bị táo bón sớm nếu có các dị tật bẩm sinh hoặc tổn thương đường tiêu hóa như: bệnh suy giáp trạng hay đại tràng bị phình to.
4. Lời khuyên dành cho mẹ có trẻ sơ sinh bị táo bón
4.1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của bé
Với những trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ thì việc đầu tiên cần làm chính là điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ sao cho hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng hơn, đặc biệt là bổ sung chất xơ.
Còn đối với những trẻ đã ăn dặm thì trực tiếp thay đổi chế độ dinh dưỡng của bé bằng cách bổ sung cho trẻ nhiều các loại thực phẩm giàu khoáng chất, giàu chất xơ để giúp cải thiện hệ tiêu hóa cho trẻ. Mẹ cũng nên kết hợp cho trẻ uống nhiều nước để quá trình đào thải phân ra ngoài dễ dàng hơn.
Tăng cường bổ sung chất xơ cho bé để giúp trị chứng táo bón hiệu quả
4.2. Ngâm hậu môn với nước ấm
Thay đổi chế độ dinh dưỡng của trẻ là biện pháp hiệu quả và cần thực hiện lâu dài. Bên cạnh đó, khi trẻ bị táo bón mẹ có thể ngâm hậu môn của bé với nước ấm để mang lại hiệu quả ngay tức thì, đặc biệt với những trẻ hay quấy khóc và lười ăn.
Mẹ nên thực hiện ngâm hậu môn con với nước ấm khoảng 5 – 10 phút mỗi lần và 1 – 2 lần mỗi ngày. Việc này giúp trẻ sơ sinh đi ngoài một cách dễ dàng hơn bởi nước ấm có thể kích thích cơ vòng hậu môn.
4.3. Massage bụng cho trẻ
Ngoài ra, massage bụng cho trẻ cũng là biện pháp được nhiều mẹ sử dụng. Mẹ sử dụng 3 ngón tay giữa để không tạo áp lực quá lớn lên bụng con, chụm 3 ngón tay này lại và đặt lên vùng bụng xung quanh rốn của bé. Sau đó sử dụng lực ấn vừa phải và chuyển động tròn xung quanh rốn. Mỗi lần massage thực hiện trong khoảng 3 phút.
Massage bụng cho bé giúp giải quyết tình trạng khó tiêu, táo bón
Động tác này giúp giải quyết tình trạng đầy bụng, khó tiêu một cách hiệu quả bởi lúc đó thức ăn sẽ mềm ra và chuyển động xuống dưới hậu môn để được đào thải ra ngoài.
Một vài cách xử trí mẹ có thể bỏ túi để xử lý tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón trên đây, chắc chắn cha mẹ sẽ bớt lo lắng và có kinh nghiệm hơn để chăm sóc khi con trẻ gặp phải chứng này.
Xem thêm: Triệu Chứng Của Bệnh Quai Bị Ở Trẻ Em, Những Điều Cần Biết Về Bệnh Quai Bị Ở Trẻ
Mọi thắc mắc hay có nhu cầu tư vấn, vui lòng liên hệ tổng đài namlimquangnam.net qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh nhất.