Những người mắc bệnh mồ hôi tay chân có lẽ không còn lạ gì khi cứ đến mùa hè, tay chân ra rất nhiều mồ hôi và mùa đông thì chân tay lại lạnh ngắt tạo cảm giác rất khó chịu.

Đang xem: Cách chữa ra mồ hôi tay chân

Bệnh mồ hôi tay chân là bệnh không tìm ra căn nguyên khởi phát, xuất hiện ở mọi lứa tuổi, với mọi giới tính, không gây nguy hiểm nhưng khiến người bị bệnh cảm thấy khó chịu. Lòng bàn tay trơn ướt cả ngày do ra quá nhiều mồ hôi không chỉ làm ảnh hưởng đến công việc mà còn làm cho tâm lý người bệnh lo ngại, băn khoăn, xấu hổ.
Nguyên nhân gây bệnh là do dây thần kinh giao cảm kích thích mồ hôi tiết ra nhiều hơn bình thường. Dây này gửi tín hiệu tới các mạch máu, buộc chúng co lại, khiến bàn tay bàn chân lạnh ngắt và ẩm ướt. Ngoài ra còn do lo lắng, hồi hộp, xúc động mạnh hay công việc căng thẳng…

Những dấu hiệu bệnh mồ hôi tay chân

Không giống như những căn bệnh khác, ra nhiều mồ hôi tay rất dễ nhận biết nhờ những biểu hiện điển hình:

– Lòng bàn tay luôn ẩm ướt, có khi mồ hôi ra nhỏ giọt.

– Da tay nhợt nhạt, thậm chí nhăn nheo nếu bị nặng

– Lòng bàn tay lạnh.

– Da bong tróc và lớp tế bào chết thường xuất hiện ở tay.

*

Mồ hôi ra quá nhiều có thể dẫn đến nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc gây kích ứng vùng da tay làm cho người bệnh vô cùng khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Đổ mồ hôi là hiện tượng bình thường khi vận động hoặc khi cơ thể đang phải tiếp xúc với nhiệt độ cao và đó cũng là cách hạ nhiệt của cơ thể trong những ngày hè nắng nóng. Tuy nhiên, nếu bị ra quá nhiều mồ hôi tay chân sẽ gây ra những khó chịu cho người bệnh.

Người bệnh cần phải tới các cơ sở chuyên khoa thần kinh hoặc nội tiết để khám, xác định nguyên nhân gây bệnh để được điều trị cho thích hợp

Với đặc điểm hễ đến mùa nắng nóng, tay chân ra rất nhiều mồ hôi còn đến mùa lạnh thì chân tay lại lạnh ngắt tạo cảm giác rất khó chịu. Nguyên nhân gây bệnh là do dây thần kinh giao cảm kích thích mồ hôi tiết ra nhiều hơn bình thường, đồng thời dây thần kinh giao cảm còn gửi tín hiệu tới các mạch máu và làm cho mạch máu co lại, nên bàn tay bàn chân lạnh và ẩm ướt. Ngoài ra còn do lo lắng, hồi hộp, xúc động mạnh hay công việc căng thẳng cũng làm cho ra mồ hôi nhiều.

Biểu hiện của bệnh rất rõ rệt với lòng bàn tay, lòng bàn chân bị ra mồ hôi nhưng cũng tùy từng người mà lượng mồ hồi tiết nhiều hay ít. Đổ mồ hôi nhiều làm ảnh hưởng rất lớn đến sự tự tin, đến hoạt động của cá nhân hay công việc. Hơn nữa, khi ra mồ hôi ở lòng bàn chân sẽ khiến chân có mùi hôi, tạo cảm giác khó chịu cho bản thân và những người chung quanh.

Những nguyên nhân gây bệnh mồ hôi tay chân

*

Mỗi khi cơ thể bị nóng do vận động hay uống nhiều rượu bia, chất kích thích hoặc ăn những thực phẩm cay nóng thì mồ hôi ra ướt đẫm lòng bàn tay là điều bình thường. Bởi vì khi đó là lúc cơ thể đang làm mát và tự điều chỉnh lại thân nhiệt trở về thế cân bằng nhưng nếu mồ hôi tay đổ liên tục, mọi lúc mọi nơi thì đó là dấu hiệu của chứng tăng tiết mồ hôi do rối loạn thần kinh thực vật, cường giao cảm gây nên. Tình trạng này thường xảy ra ở độ tuổi đến trường và khi lớn lên, ngoài việc ra nhiều mồ hôi tay còn có thể có tình trạng ra nhiều mồ hôi ở nhiều vị trí khác như: vùng nách, đầu mặt và bàn chân và mồ hôi càng ra nhiều hơn khi bị căng thẳng, giận dữ hay sợ hãi quá mức.

Ngoài ra, đổ mồ quá nhiều cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như:

Bệnh cường giáp:  khi tuyến giáp hoạt động quá mức làm tăng tốc độ trao đổi chất, đốt cháy nhiều năng lượng, tạo ra nhiều nhiệt và để thoát nhiệt thoát nhiều thì mồ hôi sẽ ra nhiều hơn.

Tuy nhiên, trong bệnh cường giáp, ngoài đổ nhiều mồ hôi còn có một số biểu hiện khác đi kèm như run tay, tim đập nhanh, hay hồi hộp, trống ngực, mắt lồi, gầy sút, sụt cân nhanh trong khi ăn rất nhiều…

Thiếu hụt vitamin và các khoáng chất: kẽm, vitamin D hay canxi: do sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn có chứa các chất bảo quản nên gây ra thiếu hụt một số vitamin và các chất khoáng nên gây ra chứng đổ nhiều mồ hôi tay.

Nhiễm độc: khi cơ thể tiếp xúc với các chất độc có trong thực phẩm, nước và không khí, các chất độc này tác động đến cơ thể, thì cơ thể sẽ phản ứng lại bằng việc tiết nhiều mồ hôi để đào thải một phần chất cặn bã và chất độc ra bên ngoài.

Tăng tiết mồ hôi thứ phát do mắc các bệnh nhiễm trùng như: lao phổi, u tuyến yên, thiếu máu bất sản…

Điều trị bệnh mồ hôi tay chân như thế nào?

Để điều trị chứng ra mồ hôi tay cần phải kết hợp nhiều biện pháp, thế nhưng để chữa trị hiệu quả chứng ra nhiều mồ hôi tay, trước hết cần phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh vì khi tìm được nguyên nhân mới điều trị triệt để được. Do đó, khi phát hiện chứng ra nhiều mồ hôi tay, người bệnh cần phải tới các cơ sở chuyên khoa thần kinh hoặc nội tiết để khám, xác định nguyên nhân gây bệnh để được điều trị cho thích hợp.

Ngoài ra, đổ mồ hôi tay còn do nhiều yếu tố tác động từ stress, lo âu căng thẳng hoặc chế độ ăn uống hàng ngày. Để giúp giảm thiểu đổ mồ hôi, cần thực hiện một số biện pháp sau:

Lựa chọn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất từ các loại thực phẩm chứa nhiều chất kẽm như ngũ cốc, hạt bí ngô, đậu phộng, hàu, cua, thịt cừu, thịt bò, thịt gà, cá hồi hay gan động vật… và các thực phẩm như dâu tây, nho… có nhiều chất silic có thể giảm thiểu tình trạng ra nhiều mồ hôi tay và mùi hôi của cơ thể.

Uống nhiều nước để làm mát cơ thể. Nếu uống đủ nước, cơ thể sẽ không bị nóng và không cần phải thoát nhiệt nên không phải đổ mồ hôi để thoát khỏi cái nóng nữa vì lượng nước ở trong người đã đủ để giữ nhiệt độ cơ thể luôn mát mẻ. Có thể uống các loại nước hoa quả mỗi ngày để làm giảm mồ hôi. Nhiều người quan niệm rằng, càng uống nhiều nước thì càng đổ nhiều mồ hôi.

Điều này là hoàn toàn sai lầm. Hạn chế thực phẩm cay nóng: cần giảm bớt các thực phẩm chứa nhiều gia vị như: ớt, tỏi, tiêu, hành và đồ uống chứa chất kích thích như caffein, rượu bia, thuốc lá trong chế độ ăn hàng ngày là một trong những cách để giảm mồ hôi tay.

Xem thêm: Cách Thức Ngâm Rượu Tắc Kè Như Thế Nào ? Cách Ngâm Rượu Tắc Kè

Sử dụng phấn bột thay vì kem dưỡng tay hàng ngày, vì kem dưỡng tay có thể làm cho các tuyến mồ hôi tiết ra nhiều hơn. Thay vì sử dụng kem thì nên sử dụng các loại phấn bột để ngăn chặn mồ hôi tiết ra.

Căng thẳng là nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi tay. Để giảm bớt mồ hôi tay, cần quản lý tốt cảm xúc của mình bằng việc thường xuyên tập yoga hay ngồi thiền

Chữa bệnh mồ hôi tay chân theo cách dân gian

1. Lát Lốt

Có rất nhiều cách sử dụng lát lốt để trị chứng đổ mồ hôi tay, chân.

Cách thứ nhất dùng thân, lá và rễ lá lốt rang vàng, hạ thổ, sắc uống trong 7 ngày liền, nghỉ 4 – 5 ngày sau đó tiếp tục sử dụng bài thuốc thêm 1 tuần.

Cách thứ hai, nấu nước lá lốt, cho thêm chút muối tinh, ngâm tay trong nước ấm, áp dụng ít nhất một lần trong ngày.

Cách thứ 3, chế biến lá lốt thành những món ăn ngon mà lại có tác dụng như những vị thuốc như chả lá lốt, thịt rang lá lốt, đảm bảo là rất thơm ngon, vừa miệng mà lại có tác dụng chữa bệnh.

*

2. Chè xanh

Có một liệu pháp giúp làn da khỏe đẹp mà ít bạn trẻ để ý đó là tắm bằng nước lá chè xanh. Tắm nước chè xanh sẽ giúp bạn sảng khoái hơn sau một ngày học tập, làm việc mệt mỏi.

Nước trà xanh còn ấm dùng để ngâm tay không những giúp bạn có một làn da tay mịn màng mà còn hạn chế mồ hôi chân, tay tiết ra nữa đấy.

Giống như lá lốt, trà xanh không khó kiếm, nếu đi chợ sớm để chọn được những bó trà xanh tươi với giá không quá đắt.

Không chỉ dùng chữa bệnh mà nếu hãm trà xanh để uống, bạn sẽ dễ giảm cân hơn và cơ thể cũng thanh lọc, hỗ trợ việc “xử lý”” chứng đổ mồ hôi tay, chân từ bên trong. Nếu không có trà xanh thì trà túi hoặc trà mạn là một thay thế không tồi.

3. Ngải cứu

Ngải cứu tác dụng chữa các chứng bệnh về tiêu hóa, thần kinh, bệnh ngoài da và những rắc rối về “nguyệt san”, ngải cứu còn có tác dụng trong chữa trị chứng đổ mồ hôi chân tay.

Vào mùa lạnh, bạn cho cây ngải cứu vào bát, đốt rồi hơ tay, chân vào hơi nóng bốc lên. Tinh dầu ngải cứu sẽ có tác dụng làm ấm đôi bàn tay, chân của bạn, hạn chế tình trạng hư hàn – nguyên nhân chính gây chứng đổ mồ hôi tay chân.

4. Lá dâu tằm

Những lá dâu tằm tươi xanh mơn mởn không chỉ dành làm thức ăn cho tằm nhả tơ mà còn có thể đun sôi làm nước uống trị đổ mồ hôi tay, chân nữa đấy.

Có thể kết hợp thêm với lá lốt, hạt sen, đường kính để thành một loại thức uống dễ chịu. Không chỉ lá, cành cây dâu kết hợp với cỏ xước, cây mắc cỡ sắc lên uống cũng có tác dụng trong điều trị đổ mồ hôi tay, chân.

5. Muối

Dùng muối hạt hòa tan vào nước ấm ngâm ngập bàn tay và bàn chân vào nước ấm. Ngoài ra, còn hai cách khác là rang muối trên chảo nóng rồi hơ, xông chân tay hay gói muối hạt vào một tấm vải sạch rồi đem chờm vào chân tay.

Xem thêm: Lạc Nội Mạc Trong Cơ Tử Cung Trong Cơ Tử Cung Là Bệnh Gì? Lạc Nội Mạc Tử Cung: Khi Nào Nên Mổ

Trên đây là 5 liệu pháp tự nhiên khả dĩ có thể giúp chúng ta vĩnh biệt chứng ra mồ hôi tay chân. Tùy điều kiện và hoàn cảnh, cả nhà chọn cho mình cách phù hợp nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *