Thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, đồ ăn bị ôi thiu, chứa các chất bảo quản hoặc phụ gia…khiến tình trạng ngộ độc thức ăn ngày một phổ biến hơn. Vậy khi gặp phải tình trạng này cần phải xử lý như thế nào cho đúng cách? Cùng tìm hiểu đáp án qua bài viết dưới đây.

Đang xem: Cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà

*

Những thủ phạm gây ngộ độc thực phẩm

Những thủ phạm chính dẫn tới tình trạng ngộ độc thực phẩm mọi người cần lưu ý:

Các thực phẩm sử dụng hàng ngày bị nhiễm các vi khuẩn, siêu vi, ký sinh trùngThực phẩm có chứa độc của chất phụ gia cụ thể như: Chất bảo quản, hóa chất tạo màu, tạo mùi, tạo vị…Thực phẩm tự bản thân của nó có chứa các chất độc tự nhiên hoặc do bị nhiễm các độc chất do ô nhiễm môi trường gây nên

Cách nhận biết ngộ độc thức ăn

Các dấu hiện nhận biết ngộ độc thức ăn đầu tiên chính là các dấu hiệu từ đường tiêu hóa. Các triệu chứng đặc trưng như:

Buồn nôn và nônĐau bụngCó thể sốt hoặc không sốtCó thể bắt đầu bằng việc tê môi lưỡi, rồi liệt, co giật và hôn mê ví dụ như ngộ độc tetratodoxin khi ăn cá nóc, bạch tuộc có vòng xanh, con so có chứa loại độc tố chết người này)…Một số trường hợp chỉ có cảm giác hơi mệt mỏi nên không nhận biết ra bị ngộ độc thức ăn

Ngộ độc thức ăn được chia làm 2 loại: Cấp tính và mãn tính. Trong đó:

Ngộ độc cấp tính: Ngộ độc phát tác sau khi ăn với các dấu hiệu mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, đi ngoài… Một số trường hợp không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vongNgộ độc mãn tính: Không có dấu hiệu rõ ràng và không phát tác sau khi ăn. Chất độc tích tụ lại trong cơ thể gây ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất. Lâu dần có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm chẳng hạn như ung thư.

Biện pháp xử lý ngộ độc thực phẩm tại nhà như thế nào?

Khi bị ngộ độc thực phẩm, nếu đang ăn cần phải ngừng ăn lại ngay. Người bệnh tỉnh táo cần nhanh chóng gây nôn để bỏ hết thwucs ăn độc ra bên ngoài.

Cách nôn đơn giản mà hiệu quả là uống một hơi hết 1 cốc nước pha muối (0,9%) sau đó dùng tay móc họng hoặc ngoáy họng để gây nôn. Trường hợp không kịp pha nước muối có thể uống nước lọc rồi dùng ngón tay trỏ đè vào gốc lưỡi, ép cơ thể nôn ra các thức ăn trong dạ dày.

Xem thêm: Tổng Hợp 9 Cách Hạ Sốt Cho Bé Nhanh Nhất, Hướng Dẫn Hạ Sốt Thông Thường Cho Trẻ

Tiếp đó, nếu nôn ra được hầu hết các thức ăn nên để người bệnh nằm nghỉ nhưng cần phải theo dõi sát và thấy có triệu chứng lạ cần đưa tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

*

Cần nôn các thức ăn nhiễm độc khi bị ngộ độc thực phẩm

Người bệnh bị tiêu chảy có thể cho uống dung dịch oresol, pha theo hướng dẫn trên bao bì. Trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra sau khi ăn phải thức ăn gây độc sau 6h lúc này chất độc đã bị hấp thu một phần vào cơ thể cần xử lý như sau:

Dùng chất trung hòa: Nếu bị độc do chất acid dùng kiềm chủ yếu như: Nước xà phòng 1%, nước magie oxyt 4%, cứ cách 5 phút cho người bệnh uống 15ml. Tuyệt đối không dùng thuốc muối tránh hiện tượng hình thành CO2 làm thủng dạ dày cho người bệnh có tiền sử loét dạ dày. Trường hợp ngộ độc do kiềm cần cho uống dung dịch acid nhẹ ví dụ như dấm hoặc nước quả chua…Dùng bột mì, bột gạo, lòng trắng trứng gà…để ngăn cản sự hấp thu của dạ dày, ruột với chất độcNgộ độc kim loại như chì, thủy ngân…dùng lòng trắng trứng, sữa, hoặc 4 – 10g natri sunfat

Người bị ngộ độc thực phẩm có biểu hiện co giật, rối loạn ý thức thì không gây nôn vì có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Trường hợp này và trường hợp có các dấu hiệu lạ hay nặng cần đưa ngay tới cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Người bệnh suy hô hấp, thở nhanh nông hoặc thở yếu, thỉnh thoảng ngừng thở cần hỗ trợ hô hấp bằng bóp bóng hoặc thổi ngạt

Ngừng tim phổi thì cần hồi sinh tim phổi bằng cách thổi ngạt ép tim. Khi vận chuyển bệnh nhân hôn mê cần để người bệnh nằm sấp, nghiêng về một bên phòng chất nôn sặc vào phổi. Cần lưu ý, mang theo nước uống nghi ngờ gây độc, thức ăn nôn hoặc phân để giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị nhanh hơn.

Xem thêm: Chế Độ Ăn Cho Người Viêm Gan B Nên Ăn Và Không Nên Ăn Gì? Dinh Dưỡng Cho Người Bị Viêm Gan B

Lưu ý : Đối với tất cả các trường hợp ngộ độc đều phải được đưa ngay tới cơ sở Y tế để được bác sỹ đưa ra phác đồ cấp cứu điều trị, phù hợp, kịp thời.

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Để hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra một cách hiệu quả, mọi người cần áp dụng những lời khuyên dưới đây:

Lựa chọn thực phẩm tươi sống, rau quả tươi, trứng còn nguyên vẹn không bị nứt vỏ, trứng cũ để bảo đảm nguồn thực phẩm tươi sạch, an toàn để chế biến món ănKhông nên sử dụng đồ ăn đóng hộp, nếu ăn cần được nấu chín kĩKhông ăn bơ, sữa hoặc các sản phẩm từ bơ, sữa để quá lâuBảo quản thức ăn thịt cá tươi cần cho vào bao sạch và để vào ngăn đá của tủ lạnh. Lấy ra nấu thì cần ăn hết không nên rã đông rồi lại cất để giành.Thức ăn để tủ lạnh chỉ được 1 – 2 ngày là không nên ăn nữa vì vi khuẩn có thể sinh sôi nảy nở trong đóBỏ ngay thức ăn ôi thiu, có mùi lạCần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *