Nanh sữa ở trẻ sơ sinh có biểu hiện là những mụn trắng hoặc vàng mọc ở lợi và không hề hiếm gặp. Tuy nhiên, một số mẹ chưa biết có thể hoang mang lo sợ. Vậy cần xử lý thế nào khi trẻ sơ sinh có nanh sữa. Đọc ngay những thông tin trong bài viết dưới đây mẹ sẽ có câu trả lời.
Đang xem: Cách chữa nanh sữa cho trẻ sơ sinh
Hỏi – Đáp: Hiện tượng nanh sữa ở trẻ sơ sinh là gì?
Hỏi: Chào bác sĩ, bé nhà em mới được hơn 2 tháng tuổi, bú sữa mẹ hoàn toàn. Mấy ngày nay thấy bé hay quấy khóc, bú kém hơn. Kiểm tra răng miệng của con thì em phát hiện lợi của bé có đốm trắng, dạng mụn nước. Em lo lắng quá, không biết đây là hiện tượng gì và cần phải xử lý thế nào ạ? Mong bác sĩ hồi âm sớm!
(Ngọc Anh – Hà Nam)
Trả lời: Chào bạn Ngọc Anh! Cảm ơn bạn đã tin tường và gửi câu hỏi tới chuyên gia của namlimquangnam.net.
Theo như những gì bạn chia sẻ thì bé nhà bạn đang bị nanh sữa. Hiện tượng nanh sữa ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là nang lá răng, dân gian có tên khác là “đẹn”. Biểu hiện thường thấy là niêm mạc lợi bé nổi nhiều mụn màu trắng, hoặc vàng, kích thước từ 2 – 3 mmm.
Rất nhiều mẹ khi thấy trẻ sơ sinh mọc mụn trắng ở lợi thì cho rằng con thừa canxi hoặc do cặn sữa bám lại. Thực chất, đây chỉ là một dạng tổn thương lành tính, ít gây ra những biến chứng nghiêm trọng và từ 2 – 5 tuần sau khi sinh sẽ tự hết.
Đa phần nanh sữa không ảnh hưởng tới sức khỏe của con. Tuy nhiên, những loại mụn này có thể bị nhiễm khuẩn gây đau khi bú hoặc chạm phải. Khi đã bị nhiễm khuẩn, niêm mạc lợi xung quanh sẽ bị sưng và có màu đỏ, thậm chí loét và gây ra sốt nhẹ.
Vi sao trẻ sơ sinh có nanh sữa?
Thực ra, nanh sữa là những loại nang có vỏ mỏng, bên trong chứa chất keratin màu trắng do các mảnh vụn tế bào còn sót lại khi hành thành răng sữa ở xương hàm.
Hoặc cũng có một lý do khác khiến trẻ sơ sinh có nanh sữa ở vòm miệng là do các mảnh vụn tế bào tuyến nước bọt phụ bị vùi kẹt dưới niêm mạc trong thời kỳ mang thai hình thành nên.
Như vậy, nguyên nhân xuất hiện của nanh sữa không xuất phát từ yếu tố bên ngoài là hoàn toàn do quá trình phát triển và sinh lý bình thường ở trẻ.
Xem thêm: Tác Nhân Gây Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn Trái, Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn
Cách chữa trị nanh sữa ở trẻ sơ sinh
Nếu phát hiện nanh sữa ở trẻ sơ sinh mẹ hãy bình tĩnh để xử lý. Việc đầu tiên cần làm là hãy theo dõi những biểu hiện của con. Nếu thấy bé vẫn khỏe, bú bình thường thì chỉ cần vệ sinh răng miệng thật tốt, sau khoảng 1 – 2 tuần là nanh sữa sẽ tự hết.
Vệ sinh sạch sẽ răng miệng cho con khi mọc nanh sữa
Trường hợp thấy bé quấy khóc, bú kém, kiểm tra thấy sưng đỏ do nhiễm khuẩn thì nên đi khám bác sĩ để được xử lý kịp thời. Lúc này bác sĩ sẽ thực hiện một số biện pháp chích nhể nanh sữa, cách làm như sau:
Dùng thuốc tê để bôi cho bé. Sử dụng một vật nhọn đã khử trùng để làm rách vỏ nang sao cho lớp nước màu trắng hoặc vàng bên trong vỡ ra. Những vết bị chích nhể sẽ tự khỏi và lành lại sau 1 – 2 ngày.
Lưu ý: Các mẹ không nên tự ý chích nhể nanh sữa cho bé vì không đảm bảo vô khuẩn sẽ làm nhiễm trùng nặng hơn.
Có nên dùng thuốc bôi chữa nanh sữa cho trẻ sơ sinh không?
Mẹ không nên tự ý dùng thuốc bôi chữa nanh sữa cho trẻ sơ sinh. Lý do là sức đề kháng của bé còn kém, chức năng gan thận chưa được tốt như của người lớn. Sử dụng thuốc không theo chỉ định sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của con. Chỉ nên sử dụng khi nào bác sĩ khám và kê đơn.
Không nên tự ý bôi thuốc chữa nanh sữa cho con
Đặc biệt, mẹ không nên sử dụng một số mẹo chữa nanh sữa cho trẻ sơ sinh theo kinh nghiệm dân gian, điều này có thể khiến bé đau đớn hơn và dễ bị nhiễm khuẩn.
Xem thêm: Sau Ngừng Thuốc Tránh Thai Bao Lâu Thì Có Kinh Lại Bình Thường
Nuôi con là một hành trình gian nan, vất vả. Đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Bất kể biểu hiện lạ nào của con cũng khiến bậc cha mẹ hoảng hốt, lo sợ. Với hiện tượng nanh sữa ở trẻ sơ sinh mẹ không cần quá lo lắng, nếu phát hiện chỉ cần vệ sinh sạch sẽ. Theo dõi nếu thấy bé quấy khóc nhiều thì đưa con đi chích nhể sẽ mau chóng hết.