Lác mắt là một bệnh lý ảnh hưởng tới vấn đề về thẩm mỹ, sức khỏe và khả năng của bệnh nhân. Cha mẹ càng phát hiện ra các dấu hiệu lác mắt, đưa bé đi khám và chữa trị càng sớm thì cơ hội khỏi bệnh càng cao.

Đang xem: Cách chữa lác mắt cho trẻ sơ sinh

1. Thực trạng bệnh lác mắt ở trẻ em

Nhiều nghiên cứu về tình trạng mắc bệnh lác mắt trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh ở Việt Nam đã chỉ ra hiện nay có khoảng 2-3 triệu bênh nhân mắc bệnh, con số này chiếm khoảng 2-4% tổng dân số của nước ta.

Mặc dù có khá nhiều trường hợp mắc phải bệnh này nhưng do các quan điểm sai lầm của dân ta từ trước tới nay như: Lác mắt chỉ làm bé “xấu”đi nhưng không gâyđau đớn nên không cầntiến hành các phương pháp điều trị sớm.

Phẫu thuật điều trị bệnh này rất tốn kém với lại trẻ còn quá nhỏ do đó việc điều trị hay phẫu thuật cũng gây ra nhiều khó khăn.

*

Do đó, số lượng các gia đình mang trẻ tới khám và điều trị hay phẫu thuật ở các cơ sở y tế là rất ít. Thông thường ở nông thôn, các bậc cha mẹ thường bỏ bê việc khám chữa cho trẻ vì nghĩ rằng đây là bệnh bẩm sinh không thể cứu chữa hoặc do không đủ khả năng tài chính.

2. Biến chứng của bệnh lác mắt

Do những quan điểm sai lầm trên khiến việc điều trị bệnh bị xao nhãng gây ra nhiều biến chứng, hệ lụy cho trẻ như: Rối loạn cơ vận nhãn, nhược thị-giảm thị lực, mắt lác hay mất thị giác 2 mắt dẫn đến giảm khả năng nhìn hình nổi và phân biệt chính xác khoảng cách.

Do đó bệnh lác mắt đặc biệt là lác bẩm sinh cần được điều trị lúc bệnh mới khởi phát và khi trẻ dưới 2 tuổi để đạt được hiệu quả cao nhất.

Theo thống kê hàng năm, nếu chữa lác trước 3 tuổi, tỷ lệ thành công lên tới 92%, 6-8 tuổi là 62%. Lác khôngđượcđiều trị sớm sẽ kéo theo những hậu quả nghiệm trọng, mắt bé sẽ thành tật nên khả năng phục hồi sẽ kém.

Xem thêm: Vẩn Đục Dịch Kính Có Chữa Được Không ? Vẩn Đục Dịch Kính

Ngoài ra, có nhiều phương pháp điều trị, không nhất thiết phải mổ do đó chi phí không phải là ngoài khả năng của hầu hết các gia đình. Ví dụ, nếu nguyên nhân là tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị) thì chỉ cần cho trẻđeo kínhđúngđộ là sẽ hết lác.

3. Điều trị và chăm sóc trẻ bị lác mắt

Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh lác mắt phụ thuộc vào độ lác, hình thái lác của bệnh nhân. Tuy nhiên tất cả các phương pháp điều trị đều nhằm vào mục đích điều trị nhược thị để phục hồi thị lực, điều chỉnh sự lệch trục nhãn cầu, phục hồi chức năng thị giác 2 mắt. Trong đó việc phục hồi chức năng thị giác của 2 mắt là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả của điều trị.

Bố mẹ có thể kích thích thị giác của trẻ bằng cách thường xuyên cho trẻ tập trung nhìn vào vật gì đó, sau đó lại cho trẻ nhìn vào khoảng không rộng lớn cho mắt đỡ mỏi.

*

Nếu trẻ chỉ bị lác một bên, để tránh mắt còn lại lười nhìn, bạn có thể che một bên mắt tốt của trẻ lại trong một thời gian. Việc này khiến mắt bị tật tập trung hoạt động hơn. Cách chữa này chỉ hữu hiệu khi trẻ dưới 7 tuổi, sau tuổi này thì phương pháp này không hiệu quả do mắt bé đã quen với việc không nhìn nữa.

Với trường hợp mắt bị lác nhẹ, hoặc mới bị lác do các tật về khúc xạ có thể cho trẻ đeo kính hoặc nếu bé đã đeo kính rồi thì nên chỉnh độ của kính cho phù hợp. Một số trường hợp bệnh đã tiến triển nặng cần tiến hành phẫu thuật ngay sau khi phát hiện bệnh, để tránh bé bị nhược thị hoặc rối loạn chức năng thị giác hai mắt. Trước mổ cần phải điều chỉnh các tật về khúc xạ một cách đầy đủ.

Nếu có nhược thị cho điều trị nhược thị trước đến khi thị lực 2 mắt bằng nhau và lác chuyển thành lác luân phiên. Với trường hợp bị lác bẩm sinh thì nên tiến hành từ khi bé trong độ tuổi từ 2-3.

Trường hợp phát hiện bệnh muộn, bé trên 7 tuổi thì nên mổ luôn. Có thể phẫu thuật làm yếu cơ như làm lùi chỗ bám của cơ mắt về phía sau, cố định hai mép cơ ra sau, cắt buông cơ, hoặc cũng có thể phẫu thuật làm khỏe cơ như rút ngắn cơ, khâu cơ tiến ra phía trước, gấp cơ…

Phẫu thuật điều chỉnh lệch trục nhãn cầu thường lâu dài và khá tốn kém tuy nhiên lại là phương pháp điều trị nhược thị có kết quả cao. Sau phẫu thuật cần tiếp tục tích cực tập luyện để phục hồi thị giác 2 mắt, nếu không mắt đã phẫu thuật sẽ dễ dàng tái lác.

Xem thêm: Các Bài Tập Tăng Thể Lực Tại Nhà Cho Người Bận Rộn, Series Tập Thể Lực Tại Nhà

Ngoài ra, trẻ bị mắc bệnh này thường còn quá nhỏ, các phương pháp điều trị có thể gây ra đau đớn hoặc sợ hãi cho trẻ. Do đó bạn nên thường xuyên an ủi vỗ về trẻ để giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *