Có rất nhiều cách trị ho cho trẻ hiệu quả, giúp làm giảm bớt cơn ho, đau họng nhanh. Nhưng nếu không được áp dụng đúng cách sẽ dẫn đến nguy hiểm cho trẻ.

Bài viết được tư vấn chuyên mônbởi Lương y Lê Xuân Hải, Chủ tịch Hội Đông y quận Đống Đa, Hà Nội

Lương y Lê Xuân Hải, Chủ tịch Hội Đông y quận Đống Đa, Hà Nội

Nguyên nhân gây ho ở trẻ

Những cơn ho thường là biểu hiệu của cơ thể trẻ đang phản ứng lại với các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài, hạn chế việc xâm nhập của dị vật hoặc tham gia vào việc tống xuất dịch tiết. Những nguyên nhân hay gặp khiến bé bị ho như:

Nguyên nhân từ đường hô hấp trên của trẻ

Những bệnh lý thường gặp như: Viêm mũi, viêm họng, cảm lạnh, viêm xoang, viêm amidan thường ho khan, hoặc trẻ ho có đờm do dịch tiết chảy từ xoang gây kích ứng họng.

Đang xem: Cách chữa ho cho trẻ 3 tuổi

Nguyên nhân từ đường hô hấp dưới của trẻ

Các nguyên nhân có thể gặp như: Viêm thanh quản, khàn tiếng, ho khan ho vang dội, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, hen thường ho có đờm, viêm phổi.

Các loại ho thông thường ở bé

Ho khan từng cơn: Bắt nguồn từ các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên (vùng mũi và cổ họng) như cảm lạnh, cảm cúm, viêm amidan. Ngoài ra, ho khan cũng có thể là dấu hiệu sớm của bệnh viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản hoặc viêm phổi. Những nguyên nhân khác bao gồm: Bé tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá từ người lớn.

Ho ra đờm: Gây ra bởi chất dịch nhầy ở đường hô hấp dưới của bé. Nguyên nhân thường gặp của ho có đờm là viêm phế quản, viêm tiểu phế quản và bệnh hen suyễn. Qua đó, cơn ho sẽ loại bỏ chất dịch (đờm) qua đường hô hấp dưới.

Trẻ bị ho gà: Các triệu chứng của ho gà tương tự như cảm lạnh, tuy nhiên các cơn ho càng lúc càng nặng hơn, nhất là vào ban đêm. Khi bé ho gà, âm thanh phát ra giống những tiếng rít. Các cơn ho gà gây ra hiện tượng khó thở và mặt bé trở nên tím tái vì bị thiếu oxy.

10 cách trị ho cho trẻ an toàn, hiệu quả

1. Trị ho bằng lá húng tây

Lá húng tây có tác dụng loại bỏ chất nhầy trong cổ họng khi bé bị ho. Dây là loại thảo dược được cho là giúp kiềm soát ho rất tốt.

Cách làm trà húng tây: Ngâm 2 muỗng cà phê lá húng tây nghiền nát vào một cốc nước sôi khoảng 10 phút. Sau đó lọc lấy nước, thêm mật ong và chanh vào. Lấy nước trà này đưa cho bé uống, vị ngọt ngọt của mật ong sẽ khiến cho bé thích thú không thể chối từ.

2. Chữa ho bằng củ cải trắng và gừng tươi

Sử dụng củ cải trắng kết hợp cùng với gừng tươi rửa sạch và xay nhuyễn. Sau đó trộn hỗn hợp này cùng với một chút nước lọc cộng với một chút mật ong cho vào bát sứ rồi hấp cách thủy khoảng 15 phút.

Lọc lấy nước và cho trẻ uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần uống từ 2 – 3 thìa cà phê. Cho bé uống khi còn ấm điều trị ho, họng bị đau, ho khan, có đờm rất hiệu quả.

3. Trị ho bằng nước tỏi hấp

Lấy khoảng 2 đến 3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát. Sau đó thêm một nửa bát nước cùng 1 viên đường phèn, hấp cách thủy trong khoảng 15 phút. Không cần phải cho bé ăn tỏi, chỉ cần uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày uống 2-3 lần, vừa tốt cho dạ dày, vừa trị được ho, cảm lạnh.

4. Trị ho bằng xông hơi

Cho bé tắm xông hơi vào ban đêm để giảm ho cũng là phương pháp hiệu quả. Lúc xông hơi hãy nhớ đóng cửa phòng tắm để hơi nước lan tỏa khắp phòng, bé sẽ cảm thấy cơ thể dễ chịu hơn. Có thể thêm vài giọt dầu khuynh diệp vào nước tắm để dịu ho nhanh hơn.

Nếu trong trường hợp bé cảm thấy lạnh khi tắm xông hơi, mẹ có thể chỉ cần cho trẻ hít hà hơi ẩm của một cốc nước nóng là được.

Lưu ý: Mẹ tuyệt đối không áp dụng phương pháp này đối với những trẻ bị ho có đờm khò khè.

5. Chữa ho bằng quả quất

Quất là loại quả có tính ấm, tác dụng làm long đờm, trị ho có đờm. Mẹ chuẩn bị lấy khoảng 2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt nhỏ và để nguyên cả vỏ cùng hạt.

Trộn thêm 3-4 muỗng đường phèn hoặc trộn cùng với mật ong nguyên chất rồi để hấp cách thủy đến khi nào quất chín, khoảng 25 phút là được.

Chắt lấy nước uống để nguội rồi cho bé uống liền trong ngày, mỗi lần uống khoảng 2 – 3 muỗng. Phương pháp này phù hợp với những trẻ bị ho có đờm khò khè dùng rất hiệu quả.

Xem thêm: Nguy Cơ Sức Khỏe Khi Bạn “Yêu” Bằng Miệng, Quan Hệ Bằng Miệng Có Bị Hiv

6. Cách trị ho hiệu quả cho bé bằng chanh

Nước chanh có thể loại bỏ chất nhầy và làm dịu cổ họng. Không nên cho bé ăn chanh trực tiếp vì chúng sẽ làm hại men răng của trẻ.

Hãy chuẩn bị lấy 4 trái chanh rồi cắt nhỏ và trộn thêm một muỗng canh gừng lát vào trong một nồi nhỏ, rồi cho ít nước sôi để cho ngấm đều trong khoảng 10 phút.

Sau đó lọc lấy phần nước và pha loãng chất này cùng với một ít nước ấm và trộn thêm một chút mật ong nguyên chất và cho trẻ uống vài lần trong ngày.

Chanh chứa nhiều vitamin C làm tăng cường hệ miễn dịch để giúp chống cảm lạnh và chống cúm.

Tính chất kháng viêm và kháng khuẩn giúp làm giảm đi những biểu hiện như đau họng, chảy nước mũi, ho.

7. Cho trẻ uống trà

Một cốc trà ấm sẽ giúp làm dịu cổ họng cho bé. Trà thảo dược êm dịu có thể là một loại thuốc giảm ho nhanh. Trà hoa cúc và trà bạc hà là sự lựa chọn hoàn hảo. Mẹ có thể thêm vài giọt mật ong vào cốc trà, điều đó sẽ làm tăng tốc độ giảm ho cho bé.

8. Cho trẻ uống nhiều nước

Khi trẻ đang bị ho thì uống nhiều nước sẽ là một giải pháp tuyệt vời. Uống nước có thể giảm bớt ho bởi chúng làm loãng chất nhầy và làm cho màng chất nhầy luôn ẩm. Mẹ có thể nhỏ vài giọt nước vào mũi bé để tránh bị khô mũi.

9. Trị ho bằng rau diếp cá

Rau diếp cá có vị chua, tính mát, tác động vào 2 kinh can và phế. Có tác dụng như một vị thuốc kháng sinh tự nhiên trị ho hiệu quả cho bé.

Chỉ cần một nắm rau diếp cá, một bát nước vo gạo đặc. Rửa sạch từng lá diếp cá rồi cho vào cối giã nhuyễn. Cho nước vo gạo đã chuẩn bị và rau diếp cá giã nhuyễn vào nồi đun khoảng 20 phút rồi lọc lấy nước cho con uống.

Cho bé uống 2-3 lần trong ngày. Mẹ nên cho bé uống sau bữa ăn khoảng 1 tiếng. Phương pháp này mẹ nên áp dụng đối với những trẻ viêm họng, ít đờm.

10. Cách trị ho cho trẻ bằng lá hẹ

Trong Đông y, lá hẹ cũng là một vị thuốc quan trọng trong nhiều bài thuốc trị ho, viêm họng. Thảo mộc này có tính ấm, vị cay ngọt, có công dụng kháng khuẩn, ôn trung, trợ khí, tiêu đờm.

Chữa ho bằng lá hẹ, mỗi lần khoảng 10 – 30g lá hẹ tươi, cắt nhỏ, cho đường phèn với tỉ lệ 15 – 20g, cho nước với tỷ lệ khoảng 10 – 30 ml, hấp cách thủy vừa chín tới, cho trẻ uống sau ăn.

Phương pháp này áp dụng đối với trẻ ho do cảm cúm, đờm nhiều, khò khè, viêm họng sẽ làm dịu đi cơn ho của trẻ.

*

Trường hợp nào thì nên đưa bé đến khám bác sĩ?

Không phải trường hợp nào bé bị ho cũng đều cần được bác sĩ thăm khám. Đa phần các triệu chứng sẽ dần dần tự khỏi.

Xem thêm: Tăng Tiết Nước Bọt Nhiều Là Bệnh Gì I Có Phải Bệnhtrào Ngược Dạ Dày ?

Tuy nhiên, cha mẹ cần gọi cấp cứu kịp thời hoặc đưa bé đến bác sĩ ngay lập đối với cơn ho kèm theo một trong các dấu hiệu:

– Bé bị ngừng thở

– Bé có những biểu hiện tím tái môi và quanh môi

– Bé thở mệt, thở gắng sức

Còn đối với các triệu chứng dưới đây, thì cần đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt:

– Thấy khó chịu khi thở hoặc nói chuyện

– Ho kèm theo nôn mửa

– Mặt hay da môi tím lại khi ho

– Chảy nước dãi

– Khó nuốt

– Đau ngực khi thở sâu

– Ho và thở thành tiếng khò khè

Bệnh ho của trẻ là triệu chứng thường gặp phổ biến. Khi đã tìm hiểu rõ các nguyên nhân khiến bé bị ho, bậc cha mẹ cũng dễ dàng hơn trong việc xác định phương hướng để có thể sử dụng những cách điều trị trên hoặc thăm khám với bác sĩ chuyên khoa một cách phù hợp nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *