Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Huỳnh An Thiên – Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net Đà Nẵng.
Đang xem: Cách chữa đau đầu cho bà đẻ
Đau nửa đầu khi mang thai và sau sinh liên quan đến sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể người phụ nữ. Trên thực tế hơn 80% mẹ bầu có dấu hiệu đau nửa đầu khi mang thai, trong đó 58% thai phụ bị đau nửa đầu trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Đau nửa đầu khi mang thai ở giai đoạn đầu của thai kỳ là biểu hiện sự thay đổi cơ thể ở người phụ nữ. Sự dao động nồng độ hoóc-môn sẽ làm tình trạng đau nửa đầu khi mang thai trở nên phổ biến hơn. Các biểu hiện dễ nhận biết như đau nhói đầu, đau một bên kèm theo buồn nôn và nôn. Những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng đau nửa đầu khi mang thai và sau sinh bao gồm:
Nhiều mẹ bầu có thói quen không tốt như lười uống nước, không ăn uống đúng bữa gây ra tình trạng hạ đường huyết gây đau nửa đầu khi mang thai. Thường xuyên thức khuya, sử dụng các đồ uống có chất kích thích cũng gây căng thẳng thần kinh, thiếu ngủ dẫn đến đau đầu.
Môi trường sống của mẹ bầu là một nguyên nhân đau nửa đầu khi mang thai. Cụ thể mẹ bầu sống gần môi trường nhiều tiếng ồn dễ khiến tinh thần căng thẳng, mệt mỏi, khó ngủ và cảm thấy đau đầu.
Mẹ bầu ở tuần thứ 24 – 26 thường có triệu chứng của tiền sản giật là nguyên nhân trực tiếp gây nên các cơn đau nửa đầu khi mang thai. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải xem có bị thiếu máu không. Nếu thấy đau nửa đầu khi mang thai kèm theo những triệu chứng như: sự bất thường trong nước tiểu, thay đổi thị giác hay những vấn đề bất thường ở gan, thận thì thai phụ cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám chính xác.
Bệnh đau nửa đầu phụ nữ sau sinh chủ yếu là do tâm lý căng thẳng, stress: Bởi sau khi sinh con, chị em thường xuyên thay đổi giờ giấc sinh hoạt, ngủ không đủ giấc, người mệt mỏi.
Đau nửa đầu phụ nữ sau sinh chủ yếu là do tâm lý căng thẳng, stress
Ngoài ra, bệnh còn có nguyên nhân từ sự tụt giảm đột ngột của lượng estrogen trong máu, gây áp lực thành mạch máu tăng cao gây nửa đầu.
Chứng đau nửa đầu ở phụ nữ sau sinh do quá trình gây tê khi sinh khiến chị em phụ nữ bị đau đầu. Nếu đau nửa đầu vì lý do này, bệnh có thể tự hết sau 5 ngày đến 1 tuần. Mất máu quá nhiều khi sinh cũng có thể là nguyên nhân gây đau nửa đầu ở phụ nữ sau sinh.
2. Cách làm giảm chứng đau nửa đầu ở phụ nữ mang thai và sau sinh
Có thể giảm triệu chứng đau nửa đầu ở phụ nữ mang thai và sau sinh bằng những cách sau:
Ngủ đủ giấc từ 7-10h/ ngày, bởi phụ nữ mang thai và sau sinh cần được ngủ nhiều hơn, đặc biệt là khi bị đau nửa đầu khi mang thai, tuy nhiên ngủ trưa không nên quá 1 tiếng tránh mệt mỏi vào buổi chiều. Môi trường ngủ cần được yên tĩnh, không bị làm phiền bởi tiếng ồn, hoặc các thiết bị điện tử.Đắp khăn mát khi nghỉ ngơi, ngủ để giảm cơn đau nửa đầu khi mang thai một cách từ từ, hiệu quả.Dùng túi chườm nóng: Chứng đau nửa đầu ở phụ nữ sau sinh thường gặp khó khăn trong việc điều trị vì không thể uống thuốc, hoặc chỉ có thể uống khi có chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên khi bị cơn đau nửa đầu hành hạ, bạn có thể dùng túi chườm nóng chườm trực tiếp lên vùng thái dương, vùng cổ để giảm bớt triệu chứng đau và nhanh chóng thoát khỏi cơn đau.Tắm nước ấm cũng là một phương pháp làm giảm đau nửa đầu khi mang thai nhanh chóng cho mẹ bầu. Tuy nhiên cần tránh tắm nước quá nóng và tắm quá lâu.Bà mẹ cần bổ sung chế độ ăn dinh dưỡng và hợp lý. Đây được xem là cách hiệu quả giúp giảm nhanh chóng cơn đau nửa đầu ở phụ nữ mang thai và sau sinh. Tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích ăn, bà mẹ có thể chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để tránh bị đói gây hạ đường huyết dẫn đến đau đầu.Bà mẹ nên uống đủ lượng nước hàng ngày, có thể uống nước lọc, nước ép trái cây tươi…cần hạn chế các loại đồ uống có ga, nước ép trái cây đóng chai, thịt chế biến sẵn, socola,…
Xem thêm: Eu Cho Phép Dùng Liệu Pháp Điều Trị Hiv Mới, Phát Triển Thuốc Trị Hiv Dùng Mỗi Năm Một Lần
Bà mẹ nên uống đủ lượng nước hàng ngày
Bà mẹ cần được nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý sẽ giúp cho tinh thần mẹ được thoải mái, giảm tần suất gặp phải các cơn đau nửa đầu trong suốt thai kỳ. Bạn biết cách massage đúng cách vùng đầu bị đau, massage vùng vai gáy, gan bàn chân…sẽ giúp lưu thông máu và giảm đau đầu hiệu quả hơn.Hạn chế các chất kích thích để không căng thẳng thần.kinh và có giấc ngủ ngon hơn, giảm cơn đau đầu hiệu quả.Bổ sung các loại thực phẩm như sữa tươi, anh đào, dâu trắng, khoai tây… giúp giảm đau nửa đầu ở phụ nữ sau sinh hiệu quả hơn. Các thực phẩm giàu sắt như rau chân vịt, mía, bông cải xanh cũng rất tốt cho lưu thông máu lên não, giảm đau đầu.Tập thể dục đều đặn để cơ thể được lưu thông, thoải mái, giảm bớt áp lực khi bị đau nửa đầu ở phụ nữ sau sinh. Bà mẹ có thể lựa chọn các bộ môn như Yoga, đi bộ, bơi lội, ngồi thiền…cũng đều rất tốt cho sức khỏe.Sử dụng biện pháp thảo dược như dùng hoa cúc trắng giúp giảm đau, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng trong một cơn đau nửa đầu, và giúp ít đau nửa đầu ở phụ nữ mang thai và sau sinh hơn. Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng có một số loại thảo dược có thể giúp ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Tuy nhiên trước khi dùng thảo dược bạn cũng cần nhận được sự tư vấn từ bác sĩ.Uống thuốc giảm đau dưới sự chỉ định, khám của bác sĩ sản khoa, bác sĩ chuyên khoa.
3. Đau nửa đầu ở phụ nữ mang thai và sau sinh cần đi khám khi nào?
Tình trạng đau nửa đầu khi mang thai và sau sinh thường chỉ kéo dài từ 5 ngày đến 1 tuần, tuy nhiên nếu triệu chứng này kéo dài từ 2 đến 3 tuần, đồng thời mức độ cơn đau dữ dội, bạn cần đi khám bác sĩ, để chẩn đoán kịp thời triệu chứng và điều trị dứt điểm, tránh để bệnh tiến triển nặng hơn gây khó khăn cho điều trị và để lại những di chứng có hại cho sức khỏe như ảnh hưởng thị lực, mờ mắt,..
Đặc biệt, cần lưu ý, nếu bị đau nửa đầu kèm theo các triệu chứng như sốt cao, chóng mặt buồn nôn thì cần đi bệnh viện ngay, bởi đây những triệu chứng này thường cảnh báo những bệnh lý về nội sọ không nên xem nhẹ.
Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net Đà Nẵng có nhiều ưu thế vượt trội bởi rất nhiều chuyên khoa cùng đội ngũ BS giàu kinh nghiệm về các lĩnh vực chuyên sâu như: Tim mạch, Thần kinh – Đột quỵ , Nội tiết , Tiêu hóa , Hô hấp… Đặc biệt, Chuyên khoa Thần Kinh, Bệnh viện namlimquangnam.net Đà Nẵng quy tụ nhiều bác sĩ đầu ngành có chuyên môn cao như:
Thạc sĩ Lê Dương Tiến đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội.
Thạc sĩ. Bác sĩ Bùi Ngọc Phương Hòa đã có hơn 24 năm công tác trong lĩnh vực chuyên khoa Tâm thần kinh. Bác sĩ Hòa nguyên là Phó Trưởng Khoa Thần Kinh – Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Quảng Ngãi và từng tham gia nhiều khóa đào tạo liên tục về các bệnh lý thần kinh.
BSCK II Lê Nghiêm Bảo đã được đào tạo bài bản trong nước và nhiều trung tâm có nền y học hàng đầu thế giới như: Pháp, Đức, Trung Quốc. Với bề dày 30 năm kinh nghiệm trong chuyên khoa Ngoại thần kinh, Bác sĩ Lê Nghiêm Bảo hiện là Phó Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net Đà Nẵng.
Thạc sĩ Bác sĩ Huỳnh An Thiên có thế mạnh và kinh nghiệm trong khám, tư vấn và điều trị các bệnh thần kinh; hô hấp và các bệnh nội tiết – chuyển hóa.
Với trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện đã triển khai nhiều kỹ thuật cao, mang lại hiệu quả tối ưu trong điều trị bệnh. Ngoài ra người bệnh còn được trải nghiệm nhiều tiện ích khác như khu vực nội trú phòng bệnh được đảm bảo riêng tư mỗi bệnh nhân một phòng. Có đầy đủ các trang thiết bị để hỗ trợ người bệnh khi nằm viện…
Xem thêm: Cách Làm Mờ Vết Thâm Trên Mặt An Toàn, Nhanh Chóng, Hiệu Quả
Khoa Khám bệnh và Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net Đà Nẵng luôn lấy Người bệnh làm trung tâm, mong muốn mang lại dịch vụ chăm sóc y tế tốt nhất cho khách hàng.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 02363711111 hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền Mynamlimquangnam.net để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!