Chảy máu hậu môn là hiện tượng thường gặp ở những người bị táo bón hay bị bệnh trĩ. Hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng này để biết rõ hơn bạn nhé!

Thế nào là chảy máu hậu môn?

Chảy máu tiêu hóa là hiện tượng máu thoát ra khỏi lòng mạch chảy vào lòng ống tiêu hóa, biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu; gặp trong chảy máu tiêu hóa trên hay đi ngoài ra máu có thể gặp cả trong chảy máu tiêu hóa trên hay dưới.

Đang xem: Cách chữa chảy máu ở hậu môn

Hậu môn là đoạn tận cùng của ống tiêu hóa do đó người bệnh thường đi ngoài ra máu khi bị chảy máu tiêu hóa. Chảy máu hậu môn chỉ được dành cho những trường hợp chảy máu tiêu hóa có nguyên nhân tại ống hậu môn hay gần ống hậu môn.

Người bệnh quan tâm nhiều đến chảy máu hậu môn vì những lý do sau:

– Máu chảy ra thường có màu đỏ tươi. Trong sinh hoạt hằng ngày, người ta thường dùng từ “màu đỏ tươi” để chỉ những trường hợp chảy máu đáng quan ngại, chính chảy máu hậu môn luôn luôn có màu đỏ tươi. Chỉ cần vài giọt máu đào cũng làm cho bồn cầu có màu đỏ rực, thu hút ngay sự chú ý của người bệnh.

– Chảy máu hậu môn có thể nhẹ như máu thấm vào giấy vệ sinh, nhiều hơn như nhỏ từng giọt nhưng có thể rất nặng: chảy máu giống như cắt cổ (tiết) gà.

– Chảy máu hậu môn thường xảy ra khi người bệnh đi ngoài. Máu chảy trước, ngay hay sau khi phân được tống ra ngoài.

*

Điều này làm người bệnh không dám đi ngoài, không dám đi ngoài làm người bệnh lại không dám ăn. Vừa mất máu vừa không dám ăn khiến người bệnh mau mất sức.

Chính những lý do này khiến người bệnh phải đến ngay bệnh viện để được chữa trị.

Lý do sau cùng của chảy máu hậu môn là lý do liên quan đến thầy thuốc: dễ phát hiện tất cả các nguyên nhân của chảy máu hậu môn bởi các thầy thuốc chuyên khoa. Dễ phát hiện nên bệnh được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời. 

Nguyên nhân chảy máu hậu môn

Có ba nguyên nhân thường gặp gây chảy máu hậu môn: trĩ, nứt hậu môn, khối u. Trong ba nguyên nhân này, trĩ nội là nguyên nhân thường gặp nhất, chiếm từ 2/3 đến 3/4 các trường hợp.

Ở giai đoạn đầu của trĩ nội, triệu chứng thường chỉ là chảy máu hậu môn. Về sau khi búi trĩ càng ngày càng to, mới sa ra ngoài. Lúc đó chảy máu hậu môn xuất hiện khi búi trĩ sa ra ngoài.

*

Triệu chứng chảy máu hậu môn 

Như trên đã trình bày, hậu môn là đoạn tận cùng của ống tiêu hóa do đó mỗi khi bị chảy máu tiêu hóa, máu sẽ đi ra ngoài qua hậu môn. Triệu chứng nổi bật nhất của chảy máu hậu môn là:

– Xuất hiện khi đi ngoài. Máu chảy khi đang rặn đi ngoài, lúc phân đang được tống ra ngoài hay sau khi phân được tống ra ngoài.

– Máu chảy có màu đỏ tươi, nếu chảy nhiều hoặc nếu người bệnh quá lo sợ thì mới bị ngất xỉu.

– Rất đau khi đi ngoài.

Ba triệu chứng trên chỉ có giá trị tương đối. Thực vậy, chảy máu tiêu hóa trên hay tại vị trí thấp hơn mà ồ ạt; cũng có một số triệu chứng này.

Xem thêm: Món Ăn Dành Cho Người Tiểu Đường Cực Tốt!, Thực Đơn Hợp Lý Dành Cho Người Tiểu Đường

Các triệu chứng khác:

– Đau buốt hậu môn

– Chất nhầy và mủ trong chuyển động ruột

– Táo bón

– Đau bụng

– Chuột rút

– Sốt

– Bệnh tiêu chảy

– Mệt mỏi và xanh xao bất thường – có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu (số lượng máu thấp).

*

Những điều không nên làm khi bị chảy máu hậu môn

– Tiếp tục làm việc nặng. Việc nghỉ ngơi là cần thiết, giúp giảm áp lực trong lòng mạch máu, giúp cơ thể kịp thời hàn gắn và bịt kín chỗ chảy máu.

– Lạm dụng thuốc điều trị trĩ. Thuốc điều trị trĩ có tác dụng tốt nếu dùng đúng chỉ định.

Tác dụng cầm máu giả xảy ra vào giai đoạn không chảy máu của những bệnh khác, khiến người bệnh đánh mất cơ hội để thầy thuốc chẩn đoán bệnh sớm.

Người bệnh nên nhanh chóng đến gặp thầy thuốc chuyên khoa để được chẩn đoán đầy đủ và chính xác.

– Nín đi ngoài, đó là phản ứng xấu; thụ động. Tâm lý chung của người bệnh khi thấy máu chảy mỗi khi đi ngoài thì ngay lập tức tránh đi ngoài. Điều này thường mang lại hậu quả nặng nề.

– Bôi hay đắp bằng lá cây hay sửng dụng bài thuốc không rõ nguồn gốc; không rõ tác dụng.

Tóm lại, nên đến tham vấn với bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. 

Những điều nên làm khi bị chảy máu hậu môn

– Chỉ được phép trì hoãn việc đến bệnh viện khi chảy máu nhẹ (máu thấm ít vào giấy vệ sinh khi chùi hậu môn) – Dùng một vài loại thuốc mỡ hay thuốc đạn đặt hậu môn (mua tại nhà thuốc tây). Không nên kéo dài việc tự chữa bệnh nếu không có hiệu quả sau khi dùng thuốc 7 ngày.

– Uống nhiều nước (từ 8-10 ly nước mỗi ngày), ăn nhiều rau; nhiều canh để dễ đi ngoài.

– Tránh rặn nhiều, rặn mạnh khi đi ngoài.

– Chườm lạnh hay chườm ấm vùng hậu môn để giảm đau.

Xem thêm: Phòng Khám Đa Khoa Âu Mỹ Việt : Địa Chỉ Đáng Tin Cậy, Phòng Khám Đa Khoa Âu Mỹ Việt Lừa Đảo

Theo chúng tôi bạn nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa để xác định nguyên nhân và được tư vấn điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *