Một trong những yếu tố quan trọng giúp kiểm soát đường huyết trong máu đó chính là chế độ ăn uống. Lựa chọn đúng món ăn sẽ khiến cho bệnh lý tiểu đường của bạn được cải thiện một cách đáng kể. Những món ăn cho người tiểu đường là gì? Nếu như bạn vẫn chưa biết nên lựa chọn món ăn nào cho phù hợp thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhưng thiết thực nhất.

Đang xem: Các món ăn dành cho người tiểu đường

➤ Tìm hiểu trước: Bệnh tiểu đường là gì? 

Tiêu chí chọn món ăn cho người tiểu đường

Để lựa chọn những món ăn thích hợp nhất cho bệnh nhân tiểu đường, bạn cần nắm rõ những tiêu chí chọn món ăn sau:

➤ Lựa chọn những món ăn có chỉ số đường huyết GI thấp (GIChỉ số đường huyết là gì?)

➤ Lựa chọn những món ăn phù hợp sao cho bữa ăn cung cấp được chất đạm, chất béo, chất bột và quan trọng nhất là chất xơ.

➤ Lựa chọn những món ăn có hàm lượng Calo không quá lớn nhưng vẫn đủ để đáp ứng cho các hoạt động hàng ngày.

Từ những tiêu chí trên, dưới đây là danh sách những món ăn thích hợp nhất dành cho bệnh nhân tiểu đường. Hãy đọc tiếp các món ăn dành cho người tiểu đường ở phần tiếp nhé!

8 món ăn cực tốt cho người tiểu đường

Thịt heo nạc xào cần tây

Công dụng: hạ đường huyết, hạ huyết áp.

*

Thịt heo nạc xào cần tây

Chuẩn bị:

50g thịt heo, đem đi rửa sạch sau đó thái hoặc xay nhuyễn.300g rau cần tây, cắt rễ, rửa sạch sau đó thái thành khúc.1 quả trứng gà.Một vài lát gừng tươi, đem đi thái nhuyễn.10g bột năng.15g khoai mài khô, đem đi rửa sạch sau đó để ráo.1 củ hành tím, rửa và băm nhỏ.1 thìa cafe muối, 1 thìa cafe bột ngọt và 2 thìa cafe dầu ăn.

Cách làm:

Xào khoai mài với 1 ít nước đến khi chín mềm. Cho thêm gừng, cần tây cùng muối và bột ngọt vào, đảo đều tay. Tắt bếp khi đã chín.Trộn đều bột năng, trứng gà cùng một ít muối và thịt heo nhuyễn.Phi hành với dầu ăn, đổ hỗn hợp thịt vừa trộn vào đảo đều.Cho khoai đã xào vào đảo chung với thịt khi đã chín. Thêm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp.

Canh hẹ

Công dụng: giảm hàm lượng đường Glucose trong máu.

*

Canh hẹ tốt cho người bệnh tiểu đường

Chuẩn bị:

150g hẹ tươi, đem đi rửa sạch và thái thành khúc.30g tôm khô, đem ngâm cho nở và giã đến nát.2 tấm đậu phụ cắt thành nhiều hình vuông nhỏ.1 quả cà chua, thái nhỏ hình múi cau.Một ít muối, hạt nêm và hành tím băm nhỏ.

Cách làm:

Phi hành với dầu ăn, cho tôm đã được giã vào xào.Khi có mùi thơm, thêm nước vào đun đến sôi.Thêm hẹ, đậu phụ cùng cà chua vào nồi nấu.Nêm nếm gia vị cho phù hợp và tắt bếp sau khi sôi khoảng 3 – 5 phút.

Thịt vịt hầm hạt sen

Công dụng: cải thiện tình trạng sưng, hư thận và tỳ hư cho các bệnh nhân đái tháo đường.

*

Thịt vịt hầm hạt sen

Chuẩn bị:

150g hạt sen, rửa sạch và tách bỏ tim sen.350g thịt vịt, sử dụng gừng kết hợp với rượu để khử mùi.1 thìa cafe hạt nêm và 1 thìa cafe muối.

Cách làm:

Cho các nguyên liệu và gia vị đã được chuẩn bị vào trong một cái nồi đất.Đem nồi đi hầm đến nhừ.

Canh tía tô, rau thơm

Công dụng: chữa cảm lạnh, cải thiện tình trạng tiểu đường hiệu quả.

Chuẩn bị:

10g mỗi loại rau sau: húng lủi, kinh giới, húng quế,…30g lá tía tô.100g tôm bóc vỏ, đem đi rửa sạch và giã đến nát.

Cách làm:

Đun sôi tôm đã được giã cùng với nước.Cho các nguyên liệu còn lại cùng gia vị vào nồi nước. Tắt bếp.Món ăn này bạn nên ăn cách nhau 3 ngày và kiên trì trong 1 tháng để thấy những triệu chứng của bệnh thuyên giảm rõ rệt.

Ốc bươu bung củ chuối

Công dụng: tiêu viêm, tiêu thũng, lợi tiểu, giảm cảm giác khát nước và đói ăn ở bệnh nhân tiểu đường.

*

Ốc bươu bung củ chuối

Chuẩn bị:

Ốc bươu.Đậu phụ rán sẵn.Thịt ba chỉ.Củ chuối hột non, rửa sạch và đem đi thái nhỏ.Nghệ tươi rửa sạch, đem đi giã lấy nước.Khế, mẻ.Mắm tôm cùng một số gia vị khác.

Cách làm:

Sử dụng nước vo gạo để loại bỏ nhớt ở ốc bươu. Rửa sạch lại và khều ốc. Lưu ý, chỉ lấy phần đầu mà không lấy phần ruột ốc.Thịt ba chỉ đem thái thành từng lát mỏng. Đem thịt đi ướp cùng với nước nghệ và mẻ. Có thể cho ốc bươu vào ướp cùng.Củ chuối hột sau khi thái xong đem ngâm với nước cho hết nhựa. Rửa sạch lại rồi đem ninh nhừ trong khoảng 1 – 2 giờ.Cho tất cả những nguyên liệu đã được chuẩn bị vào nồi chuối. Nêm nếm gia vị cho phù hợp. Đun thêm khoảng 1h cho nguyên liệu mềm và ngấm gia vị thì tắt bếp.

Canh mướp đắng nhồi thịt

Công dụng: kích thích cơ thể tăng sản sinh hormone Insulin, hạn chế gan tiết đường Glucose và hỗ trợ tế bào hấp thu được nhiều Glucose hơn. Đồng thời, món ăn này cũng mang đến tác dụng chống oxy hóa hiệu quả, ngăn chặn tình trạng lão hóa.

*

Canh mướp đắng nhồi thịt

Chuẩn bị:

Mướp đắng (khổ qua).Thịt nạc vai, rửa sạch sau đó xay đến nhuyễn.Mộc nhĩ, mùi tàu, hành đem đi rửa sạch, thái nhỏ.Một số gia vị cần thiết.

Xem thêm: Top 4 Thuốc Bổ Mắt Cho Người Cận Thị Được Ưa Chuộng Nhất Hiện Nay

Cách làm:

Mướp đắng đem đi rửa sạch, cắt bỏ cả phần đầu và đuôi, bỏ hạt sau đó cắt nhỏ thành từng khúc tầm 3 – 5cm.Trộn đều thịt xay nhuyễn cùng mộc nhĩ. Nêm nếm gia vị cho phù hợp.Nhồi hỗn hợp thịt vừa trộn vào các khúc mướp đắng.Đem mướp đắng đã được nhồi thịt đi đun sôi với nước trong khoảng 10 phút. Thêm hành, mùi tàu cùng gia vị vào, đợi một lúc rồi tắt bếp.

Nấm xào cải xanh

Công dụng: cải thiện tình trạng tiểu đường, hạn chế mỡ máu cao và tăng huyết áp.

*

Nấm xào cải xanh

Chuẩn bị:

350g cải xanh, đem đi rửa sạch sau đó thái thành khúc.50g bắp non.1 củ hành tím, rửa sạch và băm nhỏ.6 tai nấm hương tươi, đem ngâm cùng với nước muỗi pha loãng và cắt bỏ phần cuống nấm.1/2 thìa cafe bột ngọt, 1/3 thìa cafe muối cùng một ít dầu ăn.

Cách làm:

Phi hành cùng với dầu sau đó cho nấm vào xào lên.Cho tiếp bắp non và cải xanh vào xào cùng sau khi nấm đã chuyển sang màu chín.Nêm nếm gia vị cho phù hợp.

Cháo cà rốt

Công dụng: cung cấp nhiều Insulin thực vật cho cơ thể, hạn chế các nguy cơ về tiểu đường và béo phì.

*

Cháo cà rốt

Chuẩn bị:

Cà rốt tươi.Gạo.Một số gia vị cần thiết.

Cách làm:

Cà rốt đem đi rửa sạch sau đó cắt thành miếng.Nấu cà rốt chung với gạo cho đến nhừ.Có thể ăn vào bất kỳ buổi nào trong ngày và ăn liên tục thay thế cơm.

Người tiểu đường nên kiêng gì?

Để quá trình điều trị tiểu đường đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh nên kiêng ăn những loại thực phẩm sau:

Hạn chế nguồn cung cấp tinh bột đến từ gạo trắng, sắn dây, các loại củ nướng và bún, miến.Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều Cholesterol. Nó không chỉ gây ảnh hưởng đến người bệnh tiểu đường mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.Hạn chế ăn các loại thực phẩm như: mỡ heo, phủ tạng động vật, kem dừa, bánh kẹo ngọt, nước ngọt có gas, da gia cầm,…Hạn chế ăn các loại hoa quả sấy khô và các loại mứt. Chúng chứa hàm lượng đường lớn, là nguyên nhân trực tiếp gây tiểu đường ở nhiều người.

➤ Xem chi tiết hơn: Ăn gì kiêng gì khi bị tiểu đường?

Bệnh tiểu đường có thể ăn gì thay cơm?

Cơm là thực phẩm có chứa lượng tinh bột lớn, chỉ số đường huyết tương đối cao. Ăn quá nhiều cơm sẽ khiến cơ thể phải hấp thu nhiều đường hơn. Tuy nhiên, kiêng hẳn tinh bột từ cơm lại là một sai lầm. Nó là nguyên nhân chính dẫn tới hạ đường huyết, thiếu năng lượng và có thể dẫn tới hôn mê, tử vong.

Để hạn chế tình trạng này xảy ra, người bệnh tiểu đường cần lựa chọn những thực phẩm phù hợp thay thế cơm nhưng vẫn đảm bảo cung cấp năng lượng cho cơ thể. Bạn có thể tham khảo những loại thực phẩm dưới đây.

Thay thế gạo trắng bằng gạo lứt là tốt nhất?

Sự khác biệt giữa gạo lứt và gạo trắng đó là gạo lứt vẫn giữ được lớp cám bên ngoài. Lớp cám này chứa nhiều chất xơ giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra lâu hơn. Từ đó, người bệnh sẽ có cảm giác no lâu hơn, giảm sự thèm ăn.

*

Gạo lứt là thực phẩm thay thế gạo trắng tốt

Bên cạnh đó, gạo lứt còn giúp làm chậm quá trình hấp thu đường của cơ thể, hạn chế tình trạng đường huyết tăng cao đột ngột và phù nề ở các chi.

Tiểu đường có ăn được hạt chia, hạt lanh không?

Hạt lanh, hạt chia là những thực phẩm giàu chất xơ, Omega – 3, Vitamin K cùng một số nguyên tố vi lượng cần thiết. Thay thế cơm bằng các loại hạt này được đánh giá là tốt cho đường huyết, cải thiện tốt các bệnh về xương khớp, tim mạch và huyết áp.

Có nhiều cách để sử dụng các loại hạt này. Bạn có thể pha cùng với nước uống vào mỗi buổi sáng, dùng chung với sữa chua hay trộn lên ăn với rau.

Yến mạch có dùng được cho người bị đái tháo đường?

Yến mạch rất tốt cho những ai đang bị tiểu đường, nhất là yến mạch nguyên hạt hay cán mỏng. Thực phẩm này cũng chứa nhiều chất xơ và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau giúp cho người bệnh tiểu đường không bị ngán.

*

Yến mạch dùng được cho người bị đái tháo đường

Tiểu đường có ăn được khoai lang không?

Khoai lang là thực phẩm hàng đầu được lựa chọn khi giảm cân, chứa hàm lượng tinh bột lớn nhưng đây là tinh bột kháng đường, chỉ làm tăng nhe lượng đường huyết sau khi ăn. Khoai lang giúp cho tế bào tăng nhạy cảm với hormon Insulin, giảm đường máu, giảm cảm giác đầy bụng.

Khoai lang còn chứa một lượng chất xơ lớn, giúp hạn chế tình trạng khó tiêu, táo bón vốn hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Nhiều loại Vitamin và khoáng chất cũng được cung cấp giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hóa và tăng cường quá trình trao đổi chất cho cơ thể.

Dùng đậu đỗ thay cơm được không?

Đậu đỗ là loại thực phẩm tốt cho những ai đang và có nguy cơ bị tiểu đường. Đậu đỗ với rất nhiều cách chế biến khác nhau giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cân nặng hiệu quả. Người bệnh có thể kết hợp các loại đậu đỗ khác nhau với gạo lứt để thay đổi khẩu vị mà vẫn đảm bảo lượng đường huyết được giữ ở mức ổn định.

Xem thêm: Cách Uống Tinh Bột Nghệ Chữa Đau Dạ Dày Bằng Nghệ Và Mật Ong Đơn Giản Hiệu Quả

Chuyên gia hướng dẫn nấu món ăn cho người tiểu đường

Lời kết

Với những thông tin được chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã lựa chọn cho mình được những món ăn phù hợp giúp cải thiện tình trạng tiểu đường. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động là giải pháp hiệu quả nhất đối với bệnh nhân tiểu đường, không chỉ vậy việc áp dụng các phuơng pháp này còn giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ cải thiện nhiều vấn đề khác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *