Chữa suy thận bằng thuốc nam được ứng dụng từ lâu, hiệu quả được kiểm nghiệm qua nhiều đời. Chính vì vậy, dùng cây thuốc nam để chữa bệnh lý về thận vẫn là phương pháp chiếm được sự tin cậy và lựa chọn của nhiều người. Hơn nữa, cách thức thực hiện đơn giản, bạn có thể thực hiện tại nhà mà hiệu quả vẫn được đảm bảo.
Đang xem: Các loại cây thuốc nam thường gặp
Bốn loại cây thuốc:cây quýt gai,cây muối,cây mực,cây nổđều là những vị thuốc nam rất dễ tìm kiếm.
1/ Cây mực (phèn đen)2/ Cây quýt gai (Tầm xoọng )3/ Cây nổ (Sâm tanh tách)4/ Cây muối (Diêm phu mộc)
1/ Cây mực (phèn đen)
Cây mực có tên khoa học làPhyllanthus reticulatusPọir – Phèn đen hay diệp hạ châu mạng là một loài thực vật có hoa trong họ Diệp hạ châu. Loài này được Poir. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1804
Hình dáng cây mực
Cây có lá giống lá rau ngót, quả nhỏ khi chín có màu tím. Nghe nói ngày trước quả thường dùng làm màu nhuộm, ngày còn nhỏ chúng tôi thường ăn quả cây này thấy có vị hơi ngọt và chát nhẹ.
cây mực có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh suy thận
Phân bố, thu hái và chế biến
Chúng tôi thấy cây phân bổ ở khắp các tỉnh thành từ Bắc trí Nam. Toàn bộ cây gồm lá, thân và rễ cây mực đều được dùng làm thuốc.
Công dụng của cây mực
Theo y học cổ truyền cây có tính mát thường dùng điều trị những bệnh sau:
điềutrị bí tiểu, tiểu rắt, tiểu có mủ do viêm nhiễmThâncây còn dùng điều trị lên đậuTácdụng hỗ trợ điều trị bệnh suy thận (Cây mực là 1 trong 4 vị thuốc của bài thuốcnam điều trị bệnh suy thận nổi tiếng ở Bình Định)Lá tươicó tác dụng điều trị rắn độc cắnđiềutrị chảy máu chân răng
Cách dùng, liều dùng
điều trị bí tiểu:Cây khô 20-40g sắc nước uống hàng ngày.điều trị suy thận, thận hư:Cây quýt gai20g, cây mực 20g,cây nổ20g, cây muối 20g sắc với 1,5 lít nước, sắc cạn còn 700-800ml chia ra uống trong ngày.điều trị chảy máu chân răng:Lá khô, lá long não, xuyên tiêu (mỗi vị 20g) sắc nước uống hàng ngày.điều trị rắn độc cắn: Cây có tính sát khuẩn cao nên thường dùng lá tươi nhai đắp vào vết rắn cắn để tiêu độc.
Hình ảnh cây phèn đen trong tự nhiên
2/ Cây quýt gai (Tầm xoọng )
Tên khoa học :Atalantia buxifolia. Thuộc họ Cam Rutaceae.
Quýt gai, thuộc họ cam, tên khác là quýt rừng, độc lực, cam trời, mến tên, tửu binh lặc. Là một cây nhỏ, mọc hoang ở vùng thấp tại hầu hết các tỉnh đồng bằng, trung du và hải đảo. Thường gặp ở bờ bụi, gò đống, bờ ruộng, ven đường.
Tên khác của cây quýt gai,cây cúc keo,quít hôi, cam trời, cây độc lực, cây gai xanh, mền tên, tửu bính lặc. Đây là cây thuốc quý trên các vùng núi nghèo dinh dưỡng.
Cây quýt gai là một trong những cây thuốc quý cho sức khỏe. Trong đó dùng cây quýt gai chữa bệnh thận có tác dụng hiệu quả cho sức khỏe. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cụ thể hơn về cây thuốc này để các bạn biết rõ hơn.
Mô tả cây quýt gai
Cây nhỏ cao chừng 1m, thân có gai (Xem hình)Lá rất giống lá chanhQuả nhỏ bằng viên bi ve, quả quýt gai khi chín có màu đen (Xem hình)
Cây quýt gai hay cây tầm xoọng
Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang khắp nơi ở miền Bắc và miền Trung nước ta, thường gặp ở những bờ rào, lẫn với cây tre hay cây bụi khác. Còn thấy mọc ở Trung Quốc (Quảng Châu có tên tửu bính lặc). Thường người ta dùng cành và lá tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hoá học: Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.
Cách dùng
Ngàydùng 30-40g tươi.
Dùng điều trị bệnh thận hư
Thànhphần:
Quýt gai (Gai tầm xoọng): 20gCây mực: ………. 20gCây nổ: …………. 20gCây muối:………. 20g
Sắc với1 lít nước (sạch) uống trong ngày.
Lưu ý: Nguồn nước rất quan trọng với người suy thận, nước bẩn làm tăng nguy cơ tổn thương thận, giảm hiệu quả điều trị của thuốc. Do vậy cần hết sức chú ý khi dùng nguồn nước cho người bệnh suy thận.
Kiêng kỵ:Cua đồng, quả sung, cá mè, thịt trâu, thị chó, nước uống tăng lực, bia rượu, ăn ít muối.
Xem thêm: Làm Gì Để Tinh Trùng Khỏe Mạnh, Màu Mỡ, Kiểm Tra 7 Bước Để Tinh Trùng Khỏe Mạnh, Màu Mỡ
Cây quýt gai (Tầm xoọng ) trong tự nhiên
3/ Cây nổ (Sâm tanh tách)
Cây nổhay còn gọi là cây tanh tách, sâm tanh tách (Mỗi một địa phương thường có mộttên gọi riêng)
Cây cótên Tanh tách do quả của cây có hình quả đậu, khi già quả nổ bung hạt kêu tanhtách, trẻ con rất thích trêu đùa nhau bằng quả cây nổ do nó phát ra tiếng nổtanh tách.
Cây nổ hỗ trợ điều trị suy thận
Tên khoa học
Theowikipedia cây có tên khoa học làRuellia tuberosaL. Cây thuộc họ ô rô
Khu vực phân bố
Cây mọc khắp các vùng nhiệt đới (Nơi có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều). Ở nước ta cây mọc khắp các tỉnh từ Bắc trí Nam, song nhiều nhất là ở các tỉnh miền Nam nước ta.
Bộ phận dùng
Dân gian thường dùng toàn bộ cây gồm: Thân, lá và rễ để làm thuốc.
Công dụng của cây nổ
Theo y học cổ truyền cây nổ có tính mát, tác dụng điều trị một sốbệnh sau:
Tác dụng kích thích ra mồ hôiTác dụng bồi bổ (Nên còn có tên là sâm tanh tách)Tác dụng điều trị suy thận Tác dụng điều trị cảm óng, cảm lạnh
Đối tượng sử dụng
Cây được ứng dụng cho các trường hợp bệnh nhân sau:
Bệnh nhân mắc suy thận, thận ứnước, phù thậnNgười bị cảm, sốt
Cách dùng, liều dùng
1. Dùng làm thuốc điều trị thận hư
Cách dùng: Cây nổ,cây quýt gai, cây mực, cây muối mỗi vị 20g phơi khô sắc với 1,5 lít nước, sắc cạn còn 700ml chia ra uống trong ngày. Uống liên tục 1 tháng là có hiệu quả.
2. Dùng làm thuốc điều trị sỏi thận
Cách dùng: (Cây nổ 20g, kim tiền thảo 20g, rễ cỏ tranh 15g, dứa dại 15g) sắc với 1,5 lít nước, còn 1lít chia uống trong ngày.
3. Dùng làm thuốc điều trị cảm sốt
Cây nổ 25g hãm nước uống trong ngày.
4/ Cây muối (Diêm phu mộc)
Cây muối còn có tên gọi đông y làDiêm phu mộc, tổ sâu trên cây muối còn gọi là vị thuốcngũ bội tử. Cây muối được biết tới là một vị thuốc nổi tiếng trongbài thuốc nam điều trị bệnh suy thận.
Cây muối còn có tên gọi đông y làDiêm phu mộc, tổ sâu trên cây muối còn gọi là vị thuốcngũ bội tử. Cây muối được biết tới là một vị thuốc nổi tiếng trongbài thuốc nam điều trị bệnh suy thận.
Tên khoa học
Ngũ bội tử tên khoa học:Galla sinensis. Cây muối có tên khoa học là:Rhus semialataMurr. Thuộc họ đào lộn hột.
Khu vực phân bố
Là loạicây thân gỗ mọc hoang, cây muối phân bố ở hầu hết các tỉnh miền núi của nướcta, cây mọc nhiều ở các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam, LâmĐồng…. Đặc biệt là các tỉnh miền Nam, Tây Nguyên có rất nhiều cây muối mọchoang.
Bộ phận dùng
Toàn cây gồm lá thân và rễ đều được sử dụng để làm thuốc. Ngoài ra trên cây còn thường có kén của con sâu làm tổ trên cây muối, đây cũng là một vị thuốc quý có tên ngũ bội tử.
Cách chế biến và thu hái
Câyđược thu hái quanh năm, khi thu hái về người dân sẽ tuốt lá riêng, thân câyđược cắt thành những miếng mỏng phơi khô, rễ cây được rửa sạch chặt miếng mỏngphơi riêng.
Thành phần hóa học
Trong cây có chứa các chất như: tanin 43,20%, acid gallic.Cây muối 1 trong số 4 vị thuốc điều trị suy thận
Tính vị
Câymuối có vị mặn tính mát vào 2 kinh phế và thận có tác dụng tiêu viêm giải độc,hoạt huyết tán ứ, lợi niệu, sinh tân dịch giúp nâng cao chức năng của thận.
Công dụng của cây muối
Y học cổ truyền đánh giá rất cao công dụng điều trị bệnh của cây muối, đặc biệt là công dụng đối với chức năng thận.
Sau đây là một số tác dụng chính của cây muối:
Tác dụng điều trị phù thũng,tiểu ra máuTác dụng điều trị kiết lỵ
Đối tượng sử dụng
Người bị phù thũngNgười bị kiết lỵ
Cách dùng, liều dùng
Dùng làm thuốc điều trị bệnh suy thận:Cách dùng:Các vị thuốc đem rửa sạch rồi đun với 1,5 lít nước, đun cạn còn 500 ml chia 3 lần uống trong ngày.Với bài thuốc đơn giản này đã có rất nhiều bệnh nhân suy thận thoát khỏi được căn bệnh hiểm nghèo.
Trong 4 cây thuốc nam này thì cây mực và cây nổ thường mọc ở các con mương, bờ ruộng ,… những khu vực này thường bị ô nhiễm và nhiễm thuốc trừ sâu trong khi đó người bệnh suy thận thì phải tuyệt đối phải sử dụng nguồn nguyên liệu phải xạch . nên mong mọi người nên tìm cây nổ, cây mực ở các bờ sông , bờ suối đầu nguồn hoặc những trảng tranh là tốt nhất .
Xem thêm: Triệu Chứng Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa, Rối Loạn Tiêu Hóa Ở Trẻ Nhỏ
Ai muốn đặt 04 cây thuốc nam thì điền thông tin ở dưới :
Thuốc nam điều trị bệnh suy thận mạnChế độ dinh dưỡng cho người suy thận
Nếu quí vị có điều kiện kinh tế thì cũng nên uống thuốc nam gia truyền đặc trị suy thận của dân tộc chăm với thành phần chính gồm 06 vị thuốc của dân tộc chăm từ rừng tây nguyên . Nhưng tiếng phổ thông thì tôi chỉ phiên dịch được 03 vị :
Phèn đenVú gaiCát Sâm.Hu theikamei laoksaong
Cảm ơn ! Thầy Ka Minh Sơn và Ka Sô Tíu đã tận tình chỉ bảo.