Cách bốc bát hương Thổ Công cho nhà mới như thế nào, nên bốc vào ngày nào, cần sắm lễ gì, đọc bài văn khấn nào hay cách viết cốt bát hương như thế nào là băn khoăn, thắc mắc của rất nhiều người?
Thờ cúng gia tiên, thần linh là truyền thống lâu đời của dân tộc ta, được lưu truyền từ ngàn đời nay. Là minh chứng rõ ràng nhất cho câu nói “uống nước nhớ nguồn – ăn quả nhớ kẻ trồng cây” vẫn được dùng để răn dạy con cháu, các thế hệ đi sau ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, của gia tiên tiền tổ. Cùng xem những chia sẻ sau đây để hiểu ” cách bốc bát hương Thổ Công”.
Đang xem: Bốc bát hương thổ công
Cách bốc bát hương tại nhà như thế nào?
Gợi ý hay dành riêng cho bạn:
Top 10 Mẫu Bát Đĩa Bát Tràng Cao Cấp Vạn Người Mê
Giá Bát Đĩa Bát Tràng Bao Nhiêu Tiền?
Tổng hợp mẫu ấm chén hoa đào cực đẹp, giá cực đỉnh
Thổ Công là ai? Tại sao cần phải thờ cúng?
Thổ Công hay còn được gọi với tên gọi quen thuộc khác là Thổ Địa hay Thổ Thần. Ngài là một vị thần trong tín ngưỡng Châu Á, có tác dụng giúp cai quản, bảo vệ đất đai, vườn tược của gia đình. Theo người xưa kể lại thì Thổ Công rất thích chơi đùa với trẻ con và đặc biệt thích ăn tỏi.
Trên thực tế thì Thổ Công là tên gọi chung đại diện cho 5 vị:
– Đông phương Thanh Đế
– Tây phương Bạch Đế
– Nam phương Xích Đế
– Bắc phương Hắc Đế
– Trung ương Huỳnh Đế
Tại sao cần thờ cúng Thổ Công trong nhà?
Dân gian ta vẫn có câu ” Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá” nghĩa là trong 1 phạm vi nào đó thì ở đó sẽ có vị thần cai quản tương ứng. Cần phải thờ Thổ Công trong nhà vì ông là người cai quản đất đai, sự an ổn, giúp xua đuổi tà ma, không cho âm hồn vào trong nhà gây xáo trộn. Vì thế mà mỗi khi gia chủ có định làm những việc đụng chạm đến đất đai như xây nhà, đào ao, đào giếng….. thì cần phải cúng Thổ Công để làm lễ động thổ.
Thổ công thường được thờ chung với Thần tài được đặt ở cửa hàng, công ty để cầu tài lộc, phú quý
Ngày nay, Thổ Công thường được thờ chung với bàn thờ Thần tài hoặc bàn thờ gia tiên.
– Bàn thờ Thần tài – Ông địa thường được đặt ở dưới mặt đất, gần ngay cửa ra vào để thuận tiện cho việc theo dõi. Đặc biệt bàn thờ Thần tài – Ông địa thường được thờ ở công ty, doanh nghiệp, các cửa hàng, hàng quán
– Ngoài ra, Thổ Công còn được thờ chung với gia tiên trên bàn thờ gia tiên. Ở đó thì Thổ Công ở vị trí cao nhất chính giữa, gia tiên được thờ ở bên phải, bên trái là bà cô, ông mãnh.
Có thể bạn quan tâm:
Bàn thờ Thổ Công gồm những gì là đầy đủ? bạn đã biết
Mua bát hương màu gì? Cách chọn bát hương chuẩn, chính xác
Chi tiết cách bốc bát hương Thổ Công
Để việc bốc bát hương Thổ Công được trọn vẹn nhất, gia chủ cần chuẩn bị một số đồ cúng lễ sau để thực hiện nghi thức trước khi tiến hành bốc bát hương. Theo đó thì cách bốc bát hương Thổ Công được thực hiện như sau:
– Bát hương
– Cốt bát hương gồm: 1 lá giấy ghi hiệu thổ công + vàng (nhẫn giả, giấy tiền vàng, tiền đài, hay thất bảo … tùy điều kiện)
– Nước rượu gừng hoặc nước gừng (nước ngũ vị hương, nước vỏ bưởi . . .) để tẩy uế cho bát nhang
– Tro hoặc cát trắng
– Hương hoa lễ vật tùy tâm
Bát hương thờ Thần linh thổ công được đặt ở chính giữa, cao nhất
Quy trình bốc bát nhang Thổ Công
Cách bốc bát nhang Thổ Công ngoài cần chuẩn bị những vật phẩm như trên, gia chủ cũng cần nắm rõ quy trình bốc bát nhang sau đây:
1 – Chuẩn bị bát hương, lau rửa sạch
Trên thị trường hiện nay có 2 loại bát nhang
– Bát nhang bằng đồng
– Bát nhang bằng sứ Bát Tràng
Sau quá trình nghiên cứu, tổng hợp nhu cầu của người tiêu dùng thì bát hương bằng sứ được ưa chuộng hơn cả vì được làm từ đất. Việc sử dụng bát hương bằng sứ giúp cho bàn thờ của gia đình hội tụ đủ ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, điều này rất tốt trong việc chiêu tài lộc, vượng khí cho gia chủ.
Bát hương men rạn khắc nổi song long chầu nguyệt
Bộ đồ thờ Bát Tràng men lam vẽ tay Bát Tràng cao cấp
Bát hương khắc nổi song long chầu nguyệt men rạn Bát Tràng cao cấp
Tùy theo kích thước bàn thờ của mỗi nhà mà gia chủ có thể lựa chọn bát nhang cho phù hợp. Theo đó, bát hương bằng sứ Bát Tràng có rất nhiều kích thước cho quý khách lựa chọn như: Bát hương phi 12, Bát hương phi 14, Bát hương phi 16, Bát hương phi 18, Bát hương phi 20,Bát hương phi 22 …..
Bát hương sau khi mua về gia chủ tiến hành tẩy uế như sau:
– Pha nước gừng hoặc rượu gừng 1 lượng vừa đủ
– Chuẩn bị 1 chiếc khăn sạch, mới, dùng riêng để lau chùi đồ thờ cúng
– Tiến hành tẩy uế cho bát nhang bằng cách lấy khăn lau rửa bằng nước rượu gừng, nước gừng đã pha sẵn
– Sau khi đã thực hiện xong thì để bát hương khô ráo tự nhiên
Bộ đồ thờ men lam vẽ tay Bát Tràng cao cấp cho bàn thờ Thần tài – thổ địa
Gợi ý hay: Tuyển tập mẫu tượng Thần tài – Ông địa bằng sứ đẹp
2 – Bên trong bát hương cần chuẩn bị gì?
Thông thường bên trong bát nhang đầy đủ thì phải được đặt 1 bộ dị hiệu gồm có:
Tờ hiệu
– Được viết tên gia chủ và tên người được thường
– Tờ hiệu thường có màu vàng, chữ đỏ, ô chính giữa được dành để ghi tên người được thờ
Cách viết cốt bát hương tiến hành như sau:
Viết cốt bát hương như thế nào? cách viết ra sao hay viết dị hiệu bát hương Thổ Công, Thần tài, Gia tiên có gì khác nhau? Sau đây là những hướng dẫn chi tiết của chúng tôi về “cách viết cốt bát hương Thổ Công”
– Nếu tờ hiệu thờ Thần linh, Thổ công, thần long mạch thì ghi: “Phụng thờ: Thần linh Thổ công Thần long mạch chư vị chân linh”
– Nếu thờ tổ tiên thì ghi: “Phụng thờ: Đại nội tổ tiên dòng họ….chư vị chân linh”
– Nếu thờ bà cô ông mãnh thì ghi: “Phụng thờ: Bà cô ông mãnh dòng họ….chân linh vị tiền”
– Nếu thờ đức Phật thì ghi: “Phụng thờ: Đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát anh minh”
– Nếu thờ Thần tài thì ghi: “Phụng thờ: Thần tài Bà chúa kho chư vị chân linh”
Đặc biệt, nếu bát hương thờ nhiều thì có thể ghi chung 1 tờ hiệu hoặc ghi nhiều tờ hiệu cũng được. Viết dị hiệu cốt bát hương Thần tài, gia tiên gia chủ cũng tiến hành tương tự như cách viết cốt bát hương Thổ Công mà chúng tôi đã nêu ở trên.
Cách đóng gói thất bảo
Đóng gói thất bảo không phải là việc quá khó khăn, gia chủ có thể nhìn vào các bức hình dưới đây và làm theo là được.
Sắp xếp lần lượt như trên, tờ giấy bạc ở dưới đến tờ hiệu rồi đến thất bảo
Gấp lại như trên hình, gói thành hình vuông hoặc hình chữ nhật đều được
Đặt tờ hiệu bọc thất bảo lên tờ giấy bạc
Lấy giấy bạc gói tờ hiệu + thất bảo
Sau khi gói xong thì có hình dạng như trên
3 – Tro nếp, bộ thất bảo và cách bốc bát nhang
Khi bốc bát hương, gia chủ thường cho vào bên trong bộ thất bảo gồm: Thiết vàng, thiết bạc, xà cừ, san hô, ngọc trai, hổ phách, mã não có khả năng thu năng lượng, hút linh khí, xua đuổi tà ma, hung khí, giúp cho gia chủ làm ăn phát tài phát lộc.
Nên bốc bát hương vào tháng nào trong năm là tốt?
Với tro nếp, gia chủ tiến hàng nắm thành từng nắm nhỏ, khi bốc vào bát nhang thì đọc sinh – lão – bệnh – tử tương ứng với số nắm tro. Lưu ý số nắm tro gia chủ nên dừng lại ở chữ sinh là tốt nhất.
4 – Đặt bát hương lên bàn thờ
– Bát hương sau khi bốc xong cần được lau lại sạch sẽ, tránh để tro dây ra ngoài bát nhang.
– Sau đó đặt bát nhang lên bàn thờ thì tiến hành thắp nhang ngay, gia chủ cần thắp nhang 1 tuần liên tục sáng và tối
– Đồ cúng lễ không cần quá nhiều chỉ cần chén nước, nén nhang là đủ nhưng gia chủ nhất định phải thành tâm cúng khấn thì bát nhang mới có thể linh nghiệm.
Thờ cúng thần linh, gia tiên thì “thành tâm” là điều vô cùng quan trọng
– Nếu bát nhang của gia đình được bốc ở chùa hoặc đặt nhờ người bốc thì cần chọn ngày giờ đẹp để rước bát nhang về, khi vận chuyển tránh để bát hương lộ thiên
– Bát hương Thổ Công đặt trên bàn thờ gia tiên cần đặt ở vị trí chính giữa bàn thờ, cao nhất. Bên phải là bát nhang thờ gia tiên, bên trái là bát nhang thờ bà cô ông mãnh.
5 – Đồ cúng lễ bàn thờ Thổ Công
Bốc bát hương thờ Thổ Công mới, gia chủ nên sắm lễ để cúng cáo với thần linh, gia tiên. Đồ cúng lễ đầy đủ gồm có:
– 1 con gà, 1 đĩa xôi, 1 chai rượu, trứng gà luộc
– 3 lá trầu, 3 quả cau, 3 chén nước, 9 bông hồng, 1 đĩa hoa quả
– 1 đinh vàng hoa, 5 lễ vàng tiền, 1 bộ quần áo quan thần linh đỏ, mũ, ngựa đỏ, kiếm trắng
– 1 mâm cơm canh không dùng hành tỏi
Sắm lễ bốc bát nhang Thổ Công cần những gì?
Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước nêu trên gia chủ tiến hành đọc bài văn khấn thay bàn thờ, bốc bát hương như sau:
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!
Con lạy chín phương trời mười phương chư Phật. Con kính lạy chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
Hôm nay là ngày….. tháng …… năm
Tên con là………………………………….(Tín chỉ của…………..địa chỉ)
Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu…………………….., cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.
Xem thêm: Công Dụng Làm Đẹp Của Nha Đam Tươi Trực Tiếp Lên Mặt Để Trị Mụn?
Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu khỏe mạnh, an ninh khang thái, mọi việc hanh thông.
Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu…………………………………………………………..
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!
Sau khi cúng xong, đợi cháy hết tuần nhang đầu, thắp đợt nhang thứ hai thì tiến hàng hóa vàng, vãi gạo muối ra trước cửa nhà, cửa ngõ. Lúc tàn hết hương thì tiến hành hạ đồ cúng lễ, lưu ý không nên chia đồ lễ cho người ngoài vì như vậy sẽ làm cho tài lộc bị phân tán.
Trên bàn thờ, bát hương Thổ Công được đặt ở đâu?
Vị trí đặt bát hương Thổ Công trên bàn thờ gia tiên vô cùng quan trọng. Do vậy, gia chủ cần lưu ý như sau:
– Nhìn từ ngoài vào, bát hương Thổ Công được đặt ở vị trí chính giữa, bát hương bà cô, ông mãnh đặt bên trái, bát hương gia tiên đặt bên phải.
– Bát hương Thổ Công bao giờ cũng phải to hơn hai bát còn lại và đặt ở vị trí cao hơn so với hai bát. Không được dán giấy hay ghi bút lên bát hương để ghi rõ tên của bát hương, làm như vậy sẽ phạm thượng vào quy luật thờ cúng tổ tiên.
– Một số gia đình hiện nay mắc phải sai lầm là gộp chung 3 bát hương làm một bát lớn và đặt giữa ban thờ. Theo phong thuỷ thì không nên để như vậy, vì Thổ Công không thể thờ chung một bát hương với vong linh người trần. Tuy nhiên, thờ cúng quan trọng vẫn xuất phát từ tâm. Nếu thờ một bát hương mà gia đình bạn vẫn hạnh phúc, may mắn thì cũng không nên thay đổi lại.
Bộ đồ thờ men rạn dát vàng cao cấp nhất hiện nay. Quý khách tham khảo cách bài trí bàn thờ gia tiên chuẩn nhất hiện nay thông qua ảnh trên
Nên dùng bát hương Thổ Công bằng gốm sứ hay bằng đồng?
– Theo phong thuỷ, bàn thờ nhiều tài lộc, vận khí may mắn là bàn thờ phải đầy đủ các yếu tố ngũ hành: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Bát hương gốm sứ tượng trưng cho mệnh Thổ góp phần tạo lên yếu tố ngũ hành trên bàn thờ.
– Bát hương bằng đồng có hoạ tiết, hoa văn tinh xảo, bắt mắt nhưng đồng lại thuộc mệnh Kim. Nếu trưng bày nguyên cả bàn thờ bằng đồng thì ban thờ sẽ thiếu đi mạng Thổ. Bàn thờ toàn đồng chỉ mang tính chất trang trí còn về mặt tâm linh, phong thuỷ thì sẽ không được hợp.
Tóm lại, cho dù lựa chọn bát hương thổ công bằng đồng hay bằng sứ thì cốt vẫn là ở cái tâm của gia chủ mà thôi.
Mua bát hương Thổ Công màu gì để hợp mệnh gia chủ.
Khi mua bát hương thổ công, gia chủ nên chọn màu bát hương hợp với bản mệnh và tránh những màu tương khắc như trong thuyết ngũ hành tương sinh tương khắc thì mới có thể kích thích được vận may, tài lộc và bình an.
– Gia chủ mệnh Kim nên chọn màu bát hương màu trắng hoặc màu vàng.
– Mệnh Mộc nên chọn bát hương thổ công màu đen, xanh nước biển
– Gia chủ mệnh Thuỷ nên chọn mua bát hương màu đen, trắng, xanh dương.
– Gia chủ mệnh Hoả nên chọn mua bát hương màu đỏ, cam, hồng, tím, hoặc xanh lá cây.
– Bát hương Thổ công màu đỏ, tím, hồng, nâu đất sẽ cực kì thích hợp với những người mệnh Thổ.
Xem thêm: Chuyên Gia Nói Gì Về Cấy Que Tránh Thai Có An Toàn Không? ? Que Cấy Tránh Thai: Những Điều Cần Biết
Ngoài chọn bát hương thổ công theo mệnh phong thuỷ, thì những bát hương còn lại gia chủ cũng nên chọn theo mệnh, đồng bộ với bát hương thổ công để may mắn thêm trọn vẹn.
Gốm sứ Bát Tràng 360 – địa chỉ uy tín chuyên bán hàng gốm sứ Bát Tràng