Biểu hiện thiếu canxi ở người lớn

Canxi là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể với số lượng đòi hỏi cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm..

Đang xem: Biểu hiện thiếu canxi ở người lớn

Canxi là thành phần chủ yếu cấu tạo nên bộ xương và răng, nhưng cũng là một yếu tố không thể thiếu tham gia vào quá trình đông máu và còn tham gia vào các hoạt động co giãn tế bào cơ. Thiếu canxi cơ thể mệt mỏi, răng và xương mất chất khoáng; người lớn tuổi bị loãng xương.

Cơ thể bị thiếu canxi lâu ngày dẫn đến nguy cơ mắc phải nhiều loại bệnh về xương khớp như loãng xương, thoái hóa cột sống, đau lưng, đau chân… rất nguy hiểm cho cơ thể. Do đó, bạn cần nhận biết được những dấu hiệu biểu hiện thiếu canxi ở người lớn để từ đó có phương pháp bổ sung canxi hợp lý. Sau đây là những biểu hiện thiếu canxi mà cơ thể cảnh báo bạn không nên bỏ qua.

*

01. Tăng triệu chứng tiền mãn kinh.Sự thiếu hụt canxi ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Khi một phụ nữ bị thiếu canxi, sẽ có rất nhiều thay đổi trong triệu chứng trước và sau mãn kinh. Bạn sẽ bị đau bụng và đau nhức cơ bắp nhiều hơn bình thường. Một chế độ ăn uống giàu canxi sẽ giúp giải quyết vấn đề này.

02. Bị chuột rút

Chuột rút là một trong những triệu chứng phổ biến ban đầu của thiếu canxi. Nguyên nhân của hiện tượng này là do hàm lượng canxi trong máu thấp dẫn đến việc máu không bổ sung đủ nguồn năng lượng cần thiết cho cơ bắp, gây ra chuột rút.

03. Đau cơ bắp

Đi kèm với chuột rút thường là hiện tượng đau cơ bắp, cũng là biểu hiện thiếu canxi. Những vị trí đau cơ bắp thường gặp có nguyên nhân do thiếu canxi đó là đùi, cánh tay hoặc nách. Hiện tượng đau cơ bắp do thiếu canxi thường xảy ra khi cơ thể đang vận động.

04. Các vấn đề về đại tràng.

Khi chế độ dinh dưỡng không đảm bảo đủ lượng canxi cùng nhiều yếu tố dinh dưỡng khác, các polyp đại tràng sẽ liên tục hình thành và phát triển gây ra những bệnh về đại tràng. Nghiêm trọng hơn, nếu bạn vừa thiếu canxi vừa ăn nhiều chất béo thì rất dễ mắc phải căn bệnh ung thư ruột kết.

05. Mất ngủ

Canxi là một chất rất cần thiết cho sự hoạt động của hệ thần kinh, vì vậy những người thiếu canxi thường có biểu hiện mất ngủ hoặc giấc ngủ không sâu. Những người thiếu canxi luôn gặp phải tình trạng mệt mỏi sau khi thức dậy bởi chất lượng của giấc ngủ thấp. Dấu hiệu này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày của bạn.

06. Móng tay yếu và dễ gãy

Canxi là một trong những chất quan trọng cấu tạo nên xương, răng, tóc và móng, do đó móng cũng là một vị trí biểu hiện tình trạng thiếu canxi rất rõ. Khi bạn thiếu canxi, móng tay của bạn sẽ giòn và mỏng đi dẫn đến tình trạng móng yếu và dễ gãy.

Xem thêm: Kem Dưỡng Ẩm Cho Da Mặt Khô Vào Mùa Đông, Top 5 Kem Dưỡng Ẩm Hiệu Quả Cho Mùa Đông 2020

07. Cao huyết áp

Canxi có vai trò quan trọng đối với hệ tim mạch, cơ thể con người luôn dữ trữ một lượng canxi vừa đủ để duy trì khả năng hoạt động của hệ này. Khi bạn bị thiếu hụt canxi, chức năng của tim mạch không còn được hoạt động tốt dẫn đến cao huyết áp.

08. Sỏi thận.Thiếu hụt canxi cũng có thể dẫn đến sự hình thành của sỏi thận trong cơ thể. Hãy phòng tránh bằng cách ăn uống đủ vi chất canxi.

09. Răng trở nên vàng hơn.Răng và xương bị tác động lớn khi bạn thiếu canxi. Do vậy khi nhận thấy dấu hiệu này bạn cần rà soát lượng canxi trong chế độ ăn và kiểm tra mật độ khoáng trong xương vì đây là một trong những biểu hiện của tình trạng thiếu hụt canxi.

10. Dậy thì muộn ở nữ giới.Dậy thì muộn ở nữ giới cũng có thể là dấu hiệu thiếu canxi. Ngoài dậy thì muộn ở tuổi thiếu niên, các vấn đề về kinh nguyệt cũng là những dấu hiệu của sự thiếu hụt canxi trong cơ thể, ví dụ như bị chuột rút trước giai đoạn hành kinh.

11. Mất xương, loãng xương.Mất xương, loãng xương, có lẽ là đáng chú ý nhất trong danh sách các triệu chứng thiếu hụt canxi. Mất xương thường xảy ra ở phụ nữ mãn kinh hoặc sau mãn kinh có nồng độ estrogen giảm, làm giảm sự hấp thu canxi. Bởi vì cơ thể nếu thiếu canxi thì sẽ rút canxi từ xương để phục vụ nhu cầu của tim và các cơ quan khác mà dựa vào nó.

Xem thêm: Các Bệnh Xã Hội Và Triệu Chứng Bệnh Lây Qua Đường Sinh Dục Không?

Khi gặp phải những biểu hiện thiếu canxi kể trên, bạn nên ngay lập tức tìm cách thay đổi chế độ dinh dưỡng của mình để bổ sung canxi hợp lý. Bởi khi các dấu hiệu càng trở nên thường xuyên hơn, cơ thể bạn càng có nhiều nguy cơ mắc phải những căn bệnh về xương khớp. Lúc này, bệnh khó chữa trị và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đừng chủ quan khi cơ thể lên tiếng, hãy biết lắng nghe để có thể tự bảo vệ cho sức khỏe của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *