Bé bị tiêu chảy nên ăn cháo gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi thường trực của nhiều mẹ. Trẻ nhỏ tiêu chảy thường mất vị giác, kém ăn dễ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng. Cháo dinh dưỡng là thực phẩm dễ tiêu hóa và hấp thu cho trẻ trong trường hợp này. Bài viết dưới đây chia sẻ cho mẹ 8 món cháo dinh dưỡng thơm ngon, hấp dẫn cho bé khi trẻ tiêu chảy.

Đang xem: Bị tiêu chảy nên ăn cháo gì

*

I – Tại sao trẻ tiêu chảy nên ăn cháo?

Trẻ tiêu chảy nếu không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng có nguy cơ suy kiệt, suy dinh dưỡng kéo dài. Điều này có thể làm nặng hơn tình trạng tiêu chảy và gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm, thậm chí là tử vong ở trẻ. Do đó, khi trẻ tiêu chảy, cần chú trọng bổ sung những chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.

*

Đối với trẻ tiêu chảy, hệ tiêu hóa của trẻ đang bị tổn thương, chức năng tiêu hóa giảm sút. Nên cung cấp cho trẻ những món ăn dễ tiêu hóa, cung cấp được đầy đủ chất dinh dưỡng

Cháo là món ăn có thể chế biến bằng nhiều nguyên liệu khác nhau. Cháo cung cấp dưỡng chất giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu nhanh nhất.

Hầu hết trong các món cháo, thực phẩm được nấu nhừ rất dễ ăn, ngay cả khi trẻ nôn nhiều, tiêu hóa kém.

Ngoài ra, cho trẻ ăn cháo cũng là cách bù nước khi trẻ đang bị tiêu chảy. Tuy nhiên cũng không nên cho trẻ ăn cháo quá loãng. Vì sẽ làm giảm lượng chất dinh dưỡng bổ sung cho trẻ.

Như vậy: Trẻ bị tiêu chảy nên ăn cháo gì? Hay cùng khám phá ngay sau đây. 

II – Các loại dưỡng chất trẻ tiêu chảy cần được bổ sung

Để lựa chọn loại cháo phù hợp với trẻ tiêu chảy, mẹ cần nắm được các nhóm dưỡng chất trẻ tiêu chảy cần được bổ sung và những thực phẩm chứa loại dưỡng chất đó.

*

trẻ bị tiêu chảy nên ăn cháo gì? Chú ý cháo cho trẻ tiêu chảy cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất như trẻ khỏe mạnh:

Lipid (chất béo): nên sử dụng các chất béo không bão hòa đa từ thực vật (chứa omega-3 và omega-6) có trong các loại hạt như lạc, vừng, đậu nành, óc chó, hướng dương, ngoài ra trong dầu cá chứa 1 lượng lớn omega-3 rất tốt cho cơ thể.Vitamin: Nên bổ sung cho trẻ đầy đủ các vitamin A, B, C, D, E, K. Các vitamin có nhiều trong các loại rau củ quả. Quả có màu vàng thường chứa nhiều vitamin C. Quả màu đỏ thường chứa nhiều vitamin A. Các loại rau họ cải chứa nhiều vitamin K…Khoáng chất: Các loại khoáng chất cần bổ sung cho trẻ là canxi, sắt, kẽm, photpho. Có nhiều trong các loại hải sản (cá, tôm, hàu, ngao,…), trứng, gan lợn…

➤ Mẹ cần biết: Bé bị tiêu chảy nên ăn gì ? kiêng gì để nhanh hồi phục

III – 8 món cháo bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ tiêu chảy

Nếu mẹ đang băn khoăn không biết nên cho trẻ tiêu chảy ăn món gì thì 8 món cháo dưới đây sẽ là những gợi ý thiết thực nhất.

1. Cháo trứng gà đậu đỏ

*

Nguyên liệu: Mẹ có thể điều chỉnh theo lượng cháo mà trẻ có thể ăn

Gạo lứt giã nát: 1 thìa súpĐậu đỏ ngâm mềm: 1 thìa súpLòng đỏ trứng gà: 1Nước lọc: 2 chénDầu ăn (nên dùng dầu oliu hoặc dầu ăn trẻ em): 1 thìa cà phê

Cách chế biến:

B1: Ngâm bột gạo với nước sạch khoảng 15 phút rồi cho vào nấu cùng 1 bát nước cho nở mềm.Đậu đỏ đem đãi sạch, ngâm cho nở rồi nấu chín cùng 1 bát nước cho chín mềm, đợi nguội rồi đem rây mịn.Lòng đỏ trứng hấp chín, tán nhuyễn.Cho hỗn hợp nước đậu và trứng vào nấu cùng cháo trong khoảng 5 – 7 phút rồi mới tắt bếp.Bạn múc ra bát, để còn hơi ấm thì thêm 1 thìa cà phê dầu ăn và cho bé dùng.

2. Cháo thịt bò măng tây

*

Nguyên liệu:

Gạo tẻ: 20 gramMăng tây: 150gBơ: 1 lát bơ nhạtThịt bò: 20 gramDầu oliu, hành trắng và các loại gia vị khác vừa đủ theo độ tuổi của bé

Cách chế biến:

B1: Vo sạch gạo và nấu chín. Bạn có thể ngâm gạo 1-2 giờ trước khi nấu để rút ngắn thời gian nấu chín gạoB2: Măng tây rửa sạch, có thể ngâm với nước muối loãng trong khoảng 15 phút để loại bỏ vi khuẩn, hóa chất. Loại bỏ phần gốc già, tước bỏ xơ già. Phần thân non cắt nhỏ.B3: Thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn hoặc thái thành các miếng nhỏ.B4: Rửa sạch hành trắng, bóc vỏ, thái nhỏ, cho vào chảo cùng một ít dầu ô liu phi thơm. Khi hành thơm thì mẹ cho thịt bò, măng tây vào cùng xào chín.B5: Hỗn hợp thịt bò và măng tây đã được xào chín thì mẹ vớt ra và đem đi xay với độ thô vừa cho bé ăn.B6: Cháo sôi thì mẹ cho hỗn hợp măng tây, thịt bò đã được xay nhuyễn vào và đảo đều. Nêm nếm thêm chút gia vị dành riêng cho bé. Khi cháo sôi đều, bạn tắt bếp, cho ít dầu ăn trẻ em hoặc dầu oliu vào và khuấy đều để cháo được thơm ngon hơn. Sau đó, bạn múc cháo ra bát và đợi cháo nguội là có thể cho bé ăn.

3. Cháo ức gà nấm hương

*

Nguyên liệu:

Gạo tẻ: 50 grNước lọc: 4 ChénThịt ức gà: 30 grNấm hương: 30 grDầu ăn: 1 Muỗng NhỏHành, gia vị tùy độ tuổi của bé

Cách chế biến:

B1: Vo gạo sạch rồi đem nấu thành cháo.B2: Nấm hương được rửa sạch, ngâm trong nước cho mềm sau đó vớt ra để ráo và thái nhỏ.B3: Thịt gà và nấm xắt thật nhỏ rồi xào chung với hành và gia vị tùy theo khẩu vị của béB4: Cho hỗn hợp gà xào nấm hương vào cháo đã ninh nhừ rồi đun sôi trở lại. Thêm 1 thìa dầu ăn, trộn đều trên bếp là hoàn thành.

4. Cháo hàu sữa đậu xanh

*

Nguyên liệu:

Hàu tươi chưa tách vỏ: 1kgGạo tẻ: 200gGạo nếp: 50gĐậu xanh: 50g3 củ hành khô, rau răm, hành hoaGia vị cần thiết: mắm, muối, bột ngọt, hạt tiêu, dầu ăn

Cách chế biến:

B1: Sơ chế hàu: Hàu mua về cần phải làm sạch vỏ. Cho hàu vào lò vi sóng quay khoảng 2-3 phút nhằm giúp hàu hé miệng. Nếu không có lò vi sóng có thể dùng dao tách đôi hàu. Dùng nước lạnh rửa qua phần viền đen của hàu để đảm bảo cách nấu cháo hàu đậu xanh được ngon, không bị sạn.

B2: Sơ chế các nguyên liệu khác: Hành củ bóc vỏ, rửa sạch rồi thái mỏng. Gạo nếp và gạo tẻ vo sạch. Đem ngâm vài giờ để gạo nở bung nhằm giúp cho việc nấu cháo nhanh nhừ hơn. Đậu xanh đem ngâm vài giờ rồi đãi sạch, để ráo. Rau răm và hành hoa nhặt, rửa sạch, thái thật nhỏ.

B3: Xào thịt hàu: Cho chảo lên bếp, đun nóng, phi thơm hành khô cùng chút dầu. Vớt hành phi ra bát để riêng. Cũng cái chảo đó, thêm chút dầu đun nóng thì cho hàu vào xào nhanh, nêm nếm gia vị là 1 thìa cà phê nước mắm nhằm giúp hàu thấm đều gia vị. Khi đó món cháo sẽ ngon, đậm đà hơn. Cho hầu ra một bát riêng.

Xem thêm: ​ Sau Sinh Bao Lâu Quan Hệ Được ? Bv Bắc Hà Vợ Chồng Nên Kiêng Cữ Gì

B4: Ninh cháo: Cho gạo cùng đậu xanh vào nồi ninh trên bếp. Khi sôi thì hạ nhỏ lửa để cháo không bị tràn. Bạn tắt bếp đi và để hâm trong khoảng 30 phút thì tiếp tục đun cháo lần nữa cho đến khi cháo sôi thì hạ nhỏ lửa. Khi cháo đã nhừ cho phần nước hầu vào đun cùng. Đun cho đến khi sôi thì nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.

B5: Múc cháo ra bát, thêm hàu và nước xào hàu lên trên cùng chút rau răm, hành khô, hành phi, ớt bột, hạt tiêu. Trộn đều và thưởng thức khi còn nóng.

5. Cháo cá chép

*

Nguyên liệu:

Cá chép (mẹ nên chọn mua cá chép nguyên con để chế biến)Gạo nếp: 1 chénGạo tẻ: ½ chénGừng: 1 củHành khô: 1 củHành lá, rau thì làDầu ăn

Cách chế biến:

B1: Sơ chế nguyên liệu

Cá chép mua về mẹ cần cạo sạch lớp vảy, bỏ ruột. Dùng muối, chanh chà lên lớp da để làm giảm mùi tanh sau đó rửa sạch lại với nước, để ráo.Hành khô, gừng bỏ vỏ, thái mỏng.Hành lá và thì là rửa sạch, thái nhỏ.Gạo tẻ, gạo nếp mẹ đem vo sạch.

B2: Cho cá vào luộc cùng một vài lát gừng. Gừng sẽ giúp làm giảm mùi tanh của cá. Cá chín, mẹ vớt ra nhẹ tay để không làm vỡ thịt cá. Để cá nguội, mẹ gỡ thịt. Phần xương cá mẹ bỏ vào cối xay nhuyễn rồi đem lọc kĩ lấy phần nước cốt. Thịt cá mẹ ướp sơ với một chút nước mắm với lượng phù hợp với tuổi của bé.

B3: Hành khô mẹ phi thơm sau đó cho phần thịt các vào xào tới. Mẹ không nên xào chín quá tránh việc thịt cá bị khô.

B4: Cho gạo đã vo vào nước luộc cá và nước cốt xương sau khi lọc, bỏ phần gừng trong nước luộc đi. Mẹ ninh cho cháo chín nhừ. Khi cháo nhừ, mẹ cho phần thịt cá vào đảo đều để cá không bị vón cục.

B5: Múc cháo ra bát, cho thêm một chút dầu ăn trẻ em vào để bé dễ hấp thu dưỡng chất từ món cháo hơn.

6. Cháo chim bồ câu

*

Nguyên liệu:

Gạo nếp : 200grGạo tẻ : 150grBồ câu : 1 conĐậu xanh: 200grHạt sen: 100grNấm hương: 2-3 cáiDầu oliuGia vị: hạt nêm, nước mắm..Rau mùi ta

Cách chế biến:

B1: Làm thịt chim bồ câu

Chọn loại bồ câu non khoảng 15 ngàyLàm lông và thui sạch lông tơMổ chim để loại bỏ những phần như diều, phổi, lòng. Chỉ lấy phần mề, tim, làm sạch bằng muối trắng.Rửa lại 1 lần nữa để loại bụi bẩnLọc phần thịt và xương tách riêng.Xay nhỏ thịt chim, trong lúc xay có thể thêm gia vị phù hợp với bé

B2. Tiến hành ninh cháo

Gạo, hạt sen, đỗ xanh đem vo sạch bụi bẩn và loại bỏ sạn.Nấm hương ngâm nước nóng cho nở rồi rửa sạch lại với nước.Sau đó, cho gạo nếp, gạo tẻ, đỗ xanh, hạt sen, nấm hương, xương chim vào xoong cùng với khoảng 1 lít nước và đun nhỏ lửa cho cháo nhừ (khoảng 30-40 phút).

B3. Xào thịt chim bồ câu

 Phi thơm hành khô băm nhỏ với dầu oliuCho thịt chim vào xào chín tới.

B4. Nấu cháo chim bồ câu

Khi cháo nhừ, cho 1/2 thịt chim vào cháo, đun tiếp khoảng 5-7 phútCháo chín, các bạn loại bỏ phần xương.Vớt hạt sen và nấm hương chín ra, dầm nát hoặc xay nhỏ rồi mới cho vào đánh tan đều cùng cháo.Nêm nếm lại gia vị là có thể cho bé ăn được rồi.

7. Cháo cá hồi bí đỏ

*

Nguyên liệu:

Cá hồi: 1 miếng vừa đủBí đỏ: 1/4 quảGạo tẻHành trắng

Cách chế biến:

B1: Sơ chế nguyên liệu:

Cá hồi: rửa sạch bằng chanh và nước muối pha loãng. Để ráo nước rồi đem băm nhỏ.Hành trắng bóc vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn rồi đem phi thơm với một chút dầu ăn.Bí đỏ gọt vỏ rồi rửa sạch, đem luộc chín rồi vớt ra, tán nhuyễn.

B2: Nấu cháo

Sau khi phi hành thơm, mẹ cho cá hồi đã được băm nhỏ vào xào tới chín.Gạo tẻ vo sạch, nấu chín thành cháo trắng tới khi cháo sôi thì cho cá hồi vào và tiếp tục nấu tới sôi lại,Cho tiếp bí đỏ vào đun tiếp tới chín thì tắt bếp,Nếm thêm một chút gia vị. Vậy là hoàn thành rồi.

8. Cháo thịt heo cà rốt

*

Nguyên liệu:

1 chút gạo1/2 củ cà rốt30 gram thịt heo

Cách chế biến:

B1: Vo sạch gạo, cho vào nồiB2: Cà rốt cắt hạt lựu và cho vào nồi nấu cùng với gạo.B3: Thịt heo cắt nhỏ, xay mịn bằng máy xay sinh tố.B4: Cháo đã nhừ thì cho thịt vào nấu thêm khoảng 7 phút.B5: Cháo đã chín cho thêm ½ muỗng dầu oliu vào. Múc cháo ra tô cho bé ăn thôi.

Xem thêm: 5 Cách Làm Sao Để Da Mặt Mịn Màng Tại Nhà Từ Nguyên Liệu Tự Nhiên

Trên đây là 8 món cháo chứa các loại thực phẩm phù hợp nhất cho trẻ bị tiêu chảy. Mẹ có thể áp dụng và thay đổi thực đơn hằng ngày cho bé.

Phồi hệ tiêu hóa nhờ lợi khuẩn gắn đích tại đại tràng

Bên cạnh bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho trẻ, đối với tình trạng tiêu chảy, trẻ cần được bổ sung lợi khuẩn sớm nhất để phòng mất cân bằng hệ vi sinh và hồi phục chức năng tiêu hóa. Lợi khuẩn lựa chọn cần đảm bảo các tiêu chí:

Lợi khuẩn bền vững, có khả năng gắn với niêm mạc đại tràng để phát huy tác dụngLợi khuẩn phân lập tới chủng, nhận chính xác chủng có lợi đưa vào cơ thểLợi khuẩn chiếm tỷ lệ lớn, đóng vai trò thiết yếu trong đường tiêu hóa của béLợi khuẩn được chứng minh hiệu quả qua nghiên cứu lâm sàng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *