Trong dân gian người ta thường hay truyền miệng là bệnh quai bị gây vô sinh, đặc biệt là với nam giới. Điều này làm không ít quý ông trưởng thành lo lắng. Vậy thực hư của lời truyền miệng này là như thế nào?

Đối tượng mắc bệnh quai bị

Tuổi nào cũng có thể bị bệnh quai bị, khả năng mắc bệnh ở nam cao hơn nữ. Hơn 80% bệnh xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi, thường gặp nhất là trẻ từ 6 – 10 tuổi. Người lớn cũng có thể bị mắc bệnh nếu không tiêm ngừa phòng bệnh trước đó. Khảo sát huyết thanh cho thấy gần 90% người lớn có phản ứng huyết thanh xác định đã bị nhiễm siêu vi quai bị từ trước

Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Nước bọt của người bị bệnh quai bị có thể lây lan cho người khác 1 tuần trước khi sưng tuyến mang tai và kéo dài 2 tuần sau khi thấy sưng tuyến mang tai. Thời gian lây mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai. Bệnh rất dễ lây và cho miễn dịch bền vững sau khi khỏi bệnh (không mắc lại bệnh lần 2).

Đang xem: Bị quai bị có vô sinh không

*

Bệnh quai bị có gây vô sinh hay không?

Nói chung, bệnh quai bị có diễn biến lành tính, các triệu chứng thoái lui trong vòng khoảng 10 ngày và không để lại di chứng gì. Nhưng đối với bệnh nhân lớn tuổi thường cường độ các triệu chứng toàn thân (sốt, đau đầu…) tăng hơn, các biến chứng hay gặp hơn và thường có thể để lại hậu quả xấu. Tỷ lệ tử vong do quai bị rất thấp (1/10000 trường hợp mắc). Biến chứng thường gặp:

– Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn: Có tỷ lệ 20-35% ở người sau tuổi dậy thì. Biến chứng này thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7-10 ngày nhưng cũng có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời. Tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù như một sợi dây thừng. Tình trạng viêm và sốt kéo dài 3-7 ngày, sau đó khoảng 1/2 trường hợp tinh hoàn teo dần và có thể dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng và vô sinh.

– Trong dân gian, thường hay truyền miệng là bệnh quai bị gây vô sinh, nhưng thực tế không hoàn toàn đúng như vậy.

Không phải trường hợp nào cũng có biến chứng viêm tinh hoàn. Nếu có biến chứng viêm tinh hoàn mà được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh cũng khỏi không gây di chứng vô sinh. Dù có biến chứng viêm tinh hoàn gây teo, nhưng chưa chắc đã bị teo cả hai bên, vì vậy vẫn có thể có con.

Trong trường hợp nặng biến chứng viêm tinh hoàn không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách gây teo cả hai tinh hoàn, gây vô sinh.

*

Những biến chứng khác thường gặp của bệnh quai bị

– Nhồi máu phổi: Là tình trạng có vùng phổi bị thiếu máu nuôi dưỡng, có thể tiến đến hoại tử mô phổi. Nhồi máu phổi là biến chứng có thể xảy ra sau viêm tinh hoàn do quai bị vì hậu quả của huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến.

– Viêm buồng trứng: Có tỷ lệ 7% ở nữ sau tuổi dậy thì, ít khi dẫn đến vô sinh.

Xem thêm: Top 19 Cách Chữa Viêm Lộ Tuyến Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả Mà Dễ Thực Hiện

– Viêm tụy: Có tỷ lệ 3%-7%, là một biểu hiện nặng của quai bị. Bệnh nhân bị đau bụng nhiều, ói, có khi tụt huyết áp.

– Các tổn thương thần kinh:

+ Viêm não: Có tỷ lệ 0,5%. Bệnh nhân có các hiện tượng như: thay đổi tính tình, bứt rứt, khó chịu, nhức đầu, co giật, rối loạn tri giác, rối loạn thị giác, đầu to do não úng thủy.

+ Tổn thương thần kinh sọ não: Dẫn đến điếc, mù. 

+ Viêm tủy sống cắt ngang.

+ Viêm đa rễ thần kinh.

– Những phụ nữ bị quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng.

Xem thêm: Cao Tốc Hà Nội Bắc Giang Cấm Xe Máy Lưu Thông Trên Tuyến Đường Hà Nội

– Bị quai bị trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *