Sưng đau mắt cá chân là một tình trạng phổ biến trong đời sống hằng ngày, thường gặp sau các chấn thương khi té ngã hay thi đấu thể thao. Triệu chứng đau nhức đôi khi rất nặng nề, hạn chế khả năng đi lại và làm ảnh hưởng đến những sinh hoạt hằng ngày. Có những hiểu biết khi bị đau mắt cá chân dưới đây sẽ phần nào giúp bạn vượt qua nỗi đau này.
Đang xem: Bị ngã sưng chân bôi thuốc gì
Sưng đau mắt cá chân là bất kỳ cảm giác khó chịu nào ở vùng khớp cổ chân. Cơn đau này có thể gây ra bởi một chấn thương, như bong gân, hoặc do một tình trạng bệnh lý như viêm khớp. Trong đó, bong gân mắt cá chân là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của đau mắt cá chân – chiếm 85% của tất cả các chấn thương xảy ra tại vùng khớp cổ chân. Bong gân xảy ra khi dây chằng quanh khớp bị rách hoặc bị căng giãn quá mức. Mắt cá chân bị bong gân thường sưng đau và bầm tím trong khoảng 7 đến 14 ngày. Tuy nhiên, một người có thể mất đến vài tháng để một vết thương nghiêm trọng như thế này được chữa lành hoàn toàn.
Ngoài ra, tình trạng sưng đau mắt cá chân còn có thể do nhiều bệnh lý khác nhau gây ra. Theo đó, tùy vào nguyên nhân nào, bác sĩ sẽ có cách xử trí phù hợp, giải quyết cơn đau cho người bệnh.
2. Các nguyên nhân gây đau mắt cá chân là gì?
Bong gân là một nguyên nhân phổ biến của đau mắt cá chân. Bên cạnh đó, sưng đau vùng này cũng có thể là kết quả của các tình trạng sau đây:
Viêm khớpTổn thương thần kinhChấn thương thần kinhTắc nghẽn mạch máuNhiễm trùng khớp cổ chân
Sưng đau mắt cá chân báo hiệu tổn thương thần kinh hoặc viêm khớp
3. Các cách chân sóc sưng đau mắt cá chân tại nhà như thế nào?
Khi bị sưng đau mắt cá chân, nếu tình trạng này xảy ra lần đầu tiên với mức độ không quá nghiêm trọng, bạn có thể tự chăm sóc mắt cá chân tại nhà. Nếu thực hiện đúng cách biện pháp dưới đây, tình trạng sưng đau mắt cá chân có thể cải thiện rất nhiều.
3.1. Nghỉ ngơi
Tránh để mắt cá chân của bạn tiếp tục chịu đựng khối lượng cơ thể nặng nề. Theo đó, bạn hạn chế di chuyển ở mức độ ít nhất có thể trong vài ngày đầu. Trong trường hợp, bạn cần đi lại, hãy tập sử dụng nạng hoặc gậy chống đỡ nhằm giảm trọng lực đặt lên chân đang bị đau,
3.2. Chườm lạnh
Nên bắt đầu bằng cách đặt một túi đựng những viên nước đá nhỏ lên mắt cá chân của bạn trong ít nhất 20 phút mỗi lần, nghỉ 90 phút giữa các lần.
Thực hiện điều này từ ba đến năm lần một ngày trong 3 ngày sau chấn thương sẽ có hiệu quả giúp giảm sưng và đau tê.
3.3. Băng cố định
Bạn nên băng quấn quanh mắt cá chân bị thương của bạn bằng một miếng băng thun, nhằm hạn chế cử động khớp quá mức, góp phần ổn định cấu trúc khớp.
Lưu ý không quấn băng thu quá chặt, làm hẹp mạch máu lưu thông, càng khiến cho vùng này sẽ sưng đau hơn,
3.4. Kê cao chân
Bất cứ khi nào có thể, bạn cần giữ cho mắt cá chân của bạn nâng cao hơn bình thường. Tốt nhất là nâng cổ chân cao mức tim khi bạn nằm ngủ với một chiếc gối mềm.
Nếu các biện pháp này không tỏ ra là có hiệu quả hay hiệu quả đạt được là rất ít, bạn nên đến thăm khám để được điều trị bằng các loại thuốc dùng đường uống hay bôi thoa tại chỗ. Không chỉ vậy, việc khám bệnh chuyên khoa cơ xương khớp sẽ giúp cho bác sĩ đưa ra những nhận định về tổn thương khớp, đôi khi còn cần đến can thiệp ngoại khoa nhằm bảo vệ chức năng khớp cổ chân.
4. Các loại thuốc nào dùng điều trị sưng đau mắt cá chân?
Khi được chỉ định sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào dùng điều trị sưng đau mắt cá chân, bạn nên biết về công dụng, cách sử dụng cũng như những điều cần lưu ý khi sử dụng các loại thuốc này.
Theo đó, các loại thuốc giúp giảm đau, giảm viêm, chống tiêu xương, thay đổi tiến trình viêm xương hoặc ngăn ngừa tổn thương xương khớp đóng vai trò quan trọng trong điều trị sưng đau mắt cá chân. Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị vấn đề này là:
Các loại thuốc giảm đau có thể được sử dụng để điều trị đau mắt cá chân
4.1. Thuốc chống viêm không steroid
Nhóm thuốc này bao gồm nhiều loại thuốc khác nhau, được sử dụng để giúp giảm đau và chống viêm khớp mắt cá chân. Chúng còn được sử dụng cho tất cả các dạng viêm khớp nói chung.
4.2. Corticosteroid
Những loại thuốc này có tác dụng nhanh với bản chất tương tự như cortisone do chính cơ thể bạn tạo ra. Vai trò được sử dụng chủ yếu là để kiểm soát tình trạng viêm.
Nếu viêm là do bệnh viêm toàn thân, bác sĩ có thể kê toa thuốc corticosteroid đường uống. Nếu tình trạng viêm chỉ giới hạn ở một hoặc một vài khớp, bác sĩ có thể tiêm một chế phẩm corticosteroid trực tiếp vào khớp.
4.3. Thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau là một trong những loại thuốc được kê toa phổ biến nhất cho nhiều dạng viêm khớp, không chỉ riêng sưng đau mắt cá chân. Chúng cũng có thể được sử dụng để giảm đau do bong gân, gãy xương và các chấn thương khác.
Không giống như NSAID, nhắm đến cả việc giảm đau và kháng viêm, thuốc giảm đau chỉ có tác dụng hoàn toàn là để giảm đau. Vì lý do đó, chúng có thể an toàn cho những người không thể dùng NSAID do dị ứng hoặc có các vấn đề về dạ dày. Đồng thời, đây cũng là một lựa chọn thích hợp và an toàn cho những người bị viêm khớp gây đau nhưng không xảy ra phản ứng viêm.
4.4. Thuốc chống thấp khớp
Thuốc chống thấp khớp (DMARDs) là nhóm thuốc tác dụng chậm để sửa đổi quá trình sinh lý bệnh của viêm khớp.
Xem thêm: Tự Làm Kem Dưỡng Da Toàn Thân Tại Nhà, Cách Làm Kem Body Từ Yến Mạch Dưỡng Da Toàn Thân
Do dựa trên các quá trình sinh lý – sinh hóa tự nhiên, các DMARD khác nhau được chỉ định cho từng nhóm viêm khớp khác nhau, bao gồm viêm khớp dạng thấp, lupus, viêm khớp vẩy nến… có ảnh hưởng đến mắt cá chân.
4.5. Thuốc chữa bệnh gút
Một số loại thuốc điều trị bệnh gút được sử dụng nhằm để giảm nồng độ axit uric trong máu, qua đó giúp ngăn ngừa các cơn đau khớp do sưng viêm.
Bên cạnh đó, nếu người bệnh đang bị sưng đau mắt cá chân cấp tính, thuốc chữa bệnh gút vẫn có thể dùng để giảm đau và kháng viêm.
4.6. Thuốc trị loãng xương
Thuốc trị loãng xương là những loại thuốc được sử dụng để làm chậm quá trình mất xương hoặc giúp cơ thể thúc đẩy các tiến trình xây dựng tân tạo xương.
Mặc dù các loại thuốc này không được sử dụng chuyên biệt để điều trị sưng đau mắt cá chân, nếu tình trạng xương chắc khỏe hơn, khả năng bị sưng đau nhờ đó mà cũng sẽ ít xảy ra hơn.
4.7. Thuốc sửa đổi phản ứng sinh học
Các loại thuốc này được xem là mới nhất và được sử dụng cho viêm khớp dạng thấp cũng như một vài dạng viêm khớp tự miễn khác, như viêm khớp vị thành niên, viêm cột sống dính khớp và viêm khớp vẩy nến.
Cơ chế tác động là ngăn chặn một bước trong quá trình phản ứng viêm mà không ức chế toàn bộ hệ thống miễn dịch. Hiện các thuốc thuộc nhóm này vẫn còn đang được nghiên cứu và từng bước ứng dụng, ghi nhận sơ khởi nhiều kết quả rất tích cực.
5. Sưng đau mắt cá chân có cần can thiệp phẫu thuật hay không?
Nếu mắt cá chân bị gãy hoặc viêm khớp nặng nề gây sưng đau mà không thể kiểm soát được bằng thuốc như trên, phẫu thuật có thể là một lựa chọn cần thiết. Dưới đây là một số phẫu thuật mắt cá chân thường được thực hiện nhất:
5.1. Sửa chữa gãy xương
Lý do phổ biến nhất cho phẫu thuật mắt cá chân là để sửa chữa xương đã bị gãy.
Phẫu thuật viên sẽ dựa vào loại xương bị gãy và mức độ nghiêm trọng để chỉnh sửa cho phù hợp. Đôi khi, bác sĩ có thể cần tới các thiết bị hỗ trợ như các nẹp kim loại và ốc vít, để giữ các mảnh xương cố định trong khi chờ chúng lành lại.
5.2. Nội soi mắt cá chân
Nội soi khớp cổ chân là một phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện bằng cách đưa nguồn sáng, nguồn thu thập hình ảnh cùng dụng cụ can thiệp thông qua các vết rạch rất nhỏ trên da xung quanh vùng mắt cá chân.
Bằng cách quan sát trên màn hình, bác sĩ phẫu thuật có thể điều chỉnh dụng cụ lấy ra các mảnh sụn hoặc mảnh xương vỡ cũng như sửa chữa lại dây chằng đã bị tổn thương.
5.3. Thay khớp mắt cá chân
Mặc dù dạng phẫu thuật này ít phổ biến hơn nhiều so với thay khớp háng hoặc khớp gối, việc can thiệp thay mắt cá chân có thể là một lựa chọn cần thiết khi viêm khớp làm tổn hại chức năng khớp hoặc gây đau đớn mà không thuyên giảm với điều trị nội khoa.
Trong quá trình thay mắt cá chân, bác sĩ phẫu thuật rạch ở phía trước mắt cá chân, loại bỏ xương bị hư hại kèm theo sụn khớp, định hình lại các xương liên quan và sau đó gắn thêm các bộ phận của khớp nhân tạo bằng một loại keo sinh học đặc biệt. Bên cạnh đó, bác sĩ phẫu thuật còn tạo ra một mảnh ghép xương giữa hai đầu của xương chày và đặt ốc vít qua hai xương để hỗ trợ và ổn định mắt cá chân.
Sưng đau mắt cá chân sẽ không còn là nỗi đau đáng sợ khi biết cách xử trí tại nhà phối hợp với việc sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm như trên. Hơn thế nữa, nhờ vào những tiến bộ của các kỹ thuật trong Y khoa, can thiệp phẫu thuật còn giúp tái cấu trúc khớp cổ chân một cách toàn diện nhất. Theo đó, người bệnh cần đi khám đúng chuyên khoa khi triệu chứng sưng đau mắt cá chân kéo dài dai dẳng và được điều trị tích cực sẽ giúp trả lại cho bạn những ngày tháng được đi lại, chạy nhảy nhẹ nhàng một cách vẹn nguyên.
Xem thêm: Có Nên Dùng Miếng Dán Hạ Sốt Cho Trẻ, Tác Hại Của Miếng Dán Hạ Sốt
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp, hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net đã trở thành một trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn, có khả năng thăm khám, sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý chuyên sâu. Do đó, nếu bạn có dấu hiệu sưng đau mắt cá chân có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net để thăm khám, chẩn đoán và điều trị giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Các bác sĩ Nội Cơ xương khớp giàu chuyên môn và kinh nghiệm tại namlimquangnam.net sẽ thực hiện các phương pháp chẩn đoán tiên tiến nhất hiện nay để đánh giá tình trạng bệnh và chỉ định phác đồ điều trị cụ thể.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY. Ngoài ra, Quý khách có thể Đăng ký tư vấn từ xa TẠI ĐÂY