Gai gót chân là bệnh lý gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh, thậm chí tình trạng đau đớn khiến việc đi lại trở lên khó khăn hơn. Vậy gai gót chân uống thuốc gì để thuyên giảm và điều trị gai gót chân có khó hay không?
Gai gót chân là bệnh lý do lắng đọng canxi tại những vị trí thường xuyên chịu các chấn thương trên xương gót. Đây là tình trạng thoái hóa vùng mặt dưới xương gót dẫn đến việc hình thành gai nhọn hoặc tình trạng xương nhọn mọc ra ở bờ rìa của khớp.
Đang xem: Bị gai gót chân phải làm sao
Bệnh gai gót chân thường gặp ở những người trong độ tuổi trung niên, người thường xuyên lao động nặng nhọc, người mắc bệnh béo phì, vận động viên thường xuyên phải tập luyện, thi đấu với cường độ cao hoặc những người có khiếm khuyết ở bàn chân.
Nguyên nhân gây ra gai gót chân thường không quá rõ ràng, tuy nhiên bạn sẽ dễ bị gai gót chân trong một số trường hợp sau:
Đi giày cao gót có ít đệmBéo phì khiến áp lực lên cân gan bàn chânGan bàn chân căng đột ngột khi bạn di chuyển lên cầu thang hoặc nhón chân.
Người bệnh gai gót chân thường có những biểu hiện như sau:
Vùng gan chân hay xương gót thường bị đau nhức nhối, buốt sau một đợt vận động mạnh đột ngột hoặc kéo dài. Tình trạng này sẽ thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi.Đôi khi tình trạng đau có thể bắt đầu sau khi bạn thực hiện một động tác mạnh đột ngột, tình trạng đau tăng lên khi đi lại trên bề mặt cứng hoặc bê vác đồ vật nặng.Khi dùng ngón tay ấn vào gót chân sẽ thấy đau nhói hoặc buốt, đặc biệt khi đứng bằng gót chân sẽ cảm thấy đau tăng lên.
Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác tình trạng của bệnh gai gót chân, người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín hoặc bệnh viện. Phương pháp chụp x-quang sẽ giúp bác sĩ khảo sát được tình trạng gai gót chân và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất với bệnh nhân.
Đi giày cao gót có ít đệm cũng là một nguyên nhân dẫn tới gai gót chân
2. Gai gót chân cách điều trị như thế nào?
Gai gót chân không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng để điều trị dứt điểm căn bệnh thường rất khó bởi bệnh rất dễ tái phát. Sau đây là một số phương pháp điều trị gai gót chân giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi hơn:
Uống thuốc
Gai gót chân uống thuốc gì và có khỏi dứt điểm hay không là điều nhiều người bệnh quan tâm khi bị gai gót chân. Người bệnh sẽ được kê các các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid như Celecoxib, Meloxicam, Piroxicam, Diclofenac, Aspirin, Paracetamol…
Tiêm thuốc corticoid tại chỗ cũng là một phương pháp giảm đau gai gót chân nhanh chóng nhưng phương pháp này chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ cũng như tình trạng bệnh không đáp ứng được với các phương pháp điều trị khác. Nhìn chung bác sĩ sẽ hạn chế tối đa phải tiêm corticoid cho người bệnh vì thuốc này có nhiều tác dụng phụ không tốt cho chân người bệnh.
Tập vật lý trị liệu
Một số bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp ích cho việc điều trị bệnh gai gót chân như siêu âm điều trị, sóng ngắn, hồng ngoại hoặc các bài tập bệnh lý gai xương gót…
Phẫu thuật
Phẫu thuật gai gót chân được chỉ định khi tình trạng đau kéo dài và việc sử dụng các biện pháp điều trị như dùng dùng thuốc, vật lý trị liệu, châm cứu… không còn có tác dụng khả quan. Phẫu thuật được tiến hành bằng cách cắt bỏ mô viêm, có thể kết hợp bằng cách khâu lại điểm bám gân gót hoặc giải ép cân gan chân.
Châm cứu
Châm cứu là phương pháp sử dụng kim châm vào các huyệt đạo ở phần gót chân với mục đích thúc đẩy lưu thông khí huyết, giảm đau và giảm viêm cho người bệnh.
Xoa bóp bấm huyệt
Đây cũng là một phương pháp tương tự như châm cứu với mục đích tác động vào các huyệt đạo trên gót chân người bệnh để tăng cường lưu thông khí huyết, giảm viêm, giảm đau.
Bên cạnh các phương pháp trên, người bệnh gai gót chân có thể áp dụng một số phương pháp khác giúp giảm đau tại chỗ nhanh chóng như chườm đá tại chỗ, mang nẹp chỉnh hình, luôn đi dép có đệm lót…
Người bệnh có thể điều trị bệnh gai gót chân bằng cách xoa bóp bấm huyệt
3. Phòng bệnh gai gót chân
Gai gót chân là bệnh lý gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh thậm chí là ảnh hưởng đến vận động bàn chân. Tuy nhiên căn bệnh này hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu mọi người lưu ý những vấn đề như sau:
Nên đi giày vừa với kích thước chân, đế giày nên chọn loại vừa phải, không quá mềm hoặc quá cứng để đôi chân thoải mái nhất trong lúc di chuyển.Nên hạn chế những tư thế chơi đùa chẳng hạn như nhảy từ trên cao xuống mặt đất cứng.Khi tập luyện hoặc chơi thể thao nên chọn một đôi giày phù hợp để giảm áp lực lên đôi chân. Trước khi chơi thể thao cần khởi động kĩ càng cổ chân, căng cơ chân để hạn chế chấn thương xảy ra. Sau khi chơi có thể thư giãn, mát xa gan bàn chân.Hạn chế di chuyển đường dài bằng chân đất, đứng lâu trong một thư thế hoặc ngồi xổm lâu.
Xem thêm: Khi Nào Nên Ngừng Tiêm Thuốc Tránh Thai Bao Lâu Thì Có Kinh? ?
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net là bệnh viện đa khoa có chức năng thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp như viêm khớp, thoái hóa, thoát vị, đau nhức xương khớp,…. Tại namlimquangnam.net cũng đã thực hiện chẩn đoán, điều trị bằng các phương pháp y học hiện đại với các bệnh lý cơ xương khớp, không chỉ đem lại hiệu quả cao mà còn hạn chế tối đa biến chứng bệnh tái phát. Có được thành công lớn là bởi namlimquangnam.net luôn trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, các quy trình thăm khám, điều trị được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm sẽ đem lại kết quả điều trị bệnh tối ưu cho Quý khách hàng.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY. Ngoài ra, Quý khách có thể Đăng ký tư vấn từ xa TẠI ĐÂY