Tìm hiểu cách phòng ngừa tróc da ở đầu ngón tay từ B.s Trường Dược Sài GònTróc da ở đầu ngón tay có thể liên quan đến một số bệnh lý về da như á sừng, vẩy nến,… Mặc dù đây là tình trạng thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe, tuy nhiên tình trạng này có thể rất khó chịu.

Đang xem: Bị bong da ở đầu ngón tay

Tróc da ở đầu ngón tay có thể liên quan đến một số bệnh lý về da như á sừng, vẩy nến,… Mặc dù đây là tình trạng thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe, tuy nhiên tình trạng này có thể rất khó chịu.

*

Tróc da ở đầu ngón tay

Hãy theo dõi bài viết sau để cùng các Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về cách phòng ngừa tróc da ở đầu ngón tay qua bài viết sau!

BỆNH LÝ GÂY TRÓC DA Ở ĐẦU NGÓN TAY

Theo Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, hầu hết các nguyên nhân gây tróc da ở đầu ngón tay đều do ảnh hưởng của môi trường gây ra. Điều này sẽ được cải thiện khi người bệnh thay đổi cách chăm sóc đa và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng. Tuy nhiên, đôi khi bong tróc da ở đầu ngón tay là dấu hiệu cho một số bệnh lý tiềm ẩn như:

Bệnh á sừng

Á sừng là tình trạng viêm da phổ biến khiến da ở các đầu ngón tay bị bong tróc và chảy máu. Bệnh không lây nhiễm tuy nhiên bệnh có thể ảnh hưởng đến chức năng của tay (cầm, nắm,…) và gây mất thẩm mỹ.

Theo các chuyên gia da liễu thì bệnh á sừng ở tay có thể nhận biết qua các dấu hiệu như sau:

Bong vảy, tróc da ở đầu ngón tay.Da tay khô, sần sùi hoặc xuất hiện các vết nứt nhỏ.Ở một số đối tượng, da tay có thể bị xuất hiện các nốt mụn nước nhỏ li ti. Khi các mụn nước này vỡ, da bị tổn thương và gây nên tình trạng khô da, bong tróc da.

Mặc dù hiện tại chưa có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh á sừng. Tuy nhiên, người bệnh có thể tham khảo một số cách chăm sóc và ngăn chặn bệnh á sừng tái phát.

Bệnh vẩy nến

Tróc da đầu ngón tay có thể là một triệu chứng của bệnh vẩy nến. Mặc dù vẩy nến thường phổ biến ở khuỷu tay, lưng dưới hoặc đầu gối, tuy nhiên bệnh vẫn có thể ảnh hưởng đến các đầu ngón tay.

Hiện tại không có cách điều trị dứt điểm vẩy nến nhưng người bệnh có thể ngăn ngừa vẩy nến bằng nhiều cách bao gồm thoa kem đặc trị, Corticosteroid tại chỗ hoặc áp dụng liệu pháp quang trị liệu.

Bệnh chàm (Eczema)

Bệnh chàm (Eczema) là tình trạng viêm da do di truyền hoặc khi da tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Ngoài ra, một số đặc thù công việc cũng có thể làm tăng khả năng mắc bệnh chàm tay, bao gồm:

Người làm trong ngành công nghiệp hóa mỹ phẩm.Chăm sóc sức khỏe.Làm tóc, trang điểm, massage,…Kỹ sư cơ khí hoặc thợ hàn.Viêm da tiếp xúc dị ứng

Viêm da tiếp xúc dị ứng xảy ra khi một người chạm vào thứ gì đó mà cơ thể bị dị ứng. Các phản ứng dị ứng phổ biến bao gồm:

Dị ứng Niken có trong các loại trang sức. Tình trạng này khiến da bị ngứa, đỏ, phồng lên và cuối cùng là bong tróc da.Dị ứng cao su (dị ứng Latex) xảy ra khi bạn tiếp xúc với các vật dùng làm bằng cao su như bóng bay, dây thun, bao cao su,… Tình trạng dị ứng nhẹ thì dẫn đến khô da, bong tróc và sưng da. Các trường hợp nghiêm trọng hơn có thể khiến người bệnh bị sốc phản vệ.

Xem thêm: Uống Nước Lá Mơ Có Tác Dụng Gì ? 4 Công Dụng Tuyệt Vời Ít Ai Biết

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể bao gồm cả đầu ngón tay. Bệnh khiến da bàn tay ngón tay xuất hiện các nốt mụn nước, mẩn đỏ và cuối cùng là bóng tróc da gây đau đớn và khó chịu.

Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên tình trạng này khiến người bệnh khó chịu và gây mất tính thẩm mỹ. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị nhiễm trùng hoặc xuất hiện tình trạng mề đay da vẽ nổi. Do đó tìm hiểu các dấu hiệu và điều trị bệnh kịp lúc là điều rất quan trọng.

Ngoài các bệnh lý nói trên thì tình trạng tróc da ở đầu ngón tay có thể liên quan đến yếu tố môi trường, khí hậu hoặc các bệnh lý nguy hiểm khác bao gồm bệnh Kawasaki (phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi).

KHI NÀO CẦN ĐI GẶP BÁC SĨ?

Như đã nói trên, có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng tróc da ở đầu ngón tay. Tuy nhiên, hầu hết các tình trạng này đều có thể được cải thiện bằng các biện pháp khắc phục tại nhà.

Trong trường hợp nghi ngờ tình trạng tróc da ở đầu ngón tay có liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có cách điều trị phù hợp hơn. Ngoài ra, đến bệnh viện ngay nếu:

Da ở đầu ngón tay có dấu hiệu nhiễm trùng, lở loét, xuất hiện mủ hoặc chảy dịch.Tình trạng tróc da ở đầu ngón tay kéo dài hơn 2 tuần.Các dấu hiệu không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn sau một thời gian chăm sóc tại nhà.

Đôi khi một số người có thể bị dị ứng mà không có các dấu hiệu hoặc bất cứ triệu chứng nào cả. Do đó, đến bệnh viện để được chẩn đoán, xét nghiệm và có hướng điều trị phù hợp nhất.

*

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng uy tín

PHƯƠNG PHÁP PHÒNG BỆNH TRÓC DA Ở ĐẦU NGÓN TAY?

Tìm ra nguyên nhân là cách tốt nhất để điều trị tình trạng tróc da ở đầu ngón tay. Bên cạnh đó, theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, người bệnh có thể thay đổi lối sống và áp dụng một số cách chăm sóc, phòng ngừa tại nhà, bao gồm:

Rửa tay bằng nước ấm hoặc nước mát thay vì sử dụng nước nóng.Mang găng tay khi rửa bát, làm việc hoặc khi cần tiếp xúc với hóa chất. Ngoài ra bạn cũng có thể chọn các loại sản phẩm tẩy rửa, vệ sinh có nguồn gốc từ thiên nhiên để bảo vệ, chăm sóc da tay.Đeo găng tay để giữ ấm khi cần đi ra ngoài vào thời tiết lạnh.Thoa kem dưỡng ẩm cho các ngón tay sau khi rửa tay hoặc tiếp xúc với nước. Điều này có thể hạn chế tình trạng khô da và tạo ra một lớp màng bảo vệ da.

Xem thêm: Phình Đại Tràng Ở Trẻ Sơ Sinh, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị

Mặc dù tróc da ở đầu ngón tay thường không nguy hiểm, tuy nhiên theo thời gian bệnh có thể phát triển và gây bất lợi cho người bệnh. Do đó, áp dụng các biện pháp chăm sóc và trao đổi với bác sĩ để điều trị tình trạng này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *