Viêm Da Cơ Dịa Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện và Cách Trị – Vhea Việt Nam – Sức Khỏe và Y Tế Cộng Đồng
Navigazione
Blog
Viêm da cơ địa là một trong những thể lâm sàng của chàm – eczema. Triệu chứng điển hình của bệnh là các ban dát đỏ, bề mặt có nhiều mụn nước, rỉ dịch, phù nề, khô ráp, dày sừng và ngứa ngáy. Bệnh lý này có tiến triển mãn tính, dai dẳng và tái phát nhiều lần.
Đang xem: Bệnh viêm da cơ địa có lây không
Viêm da cơ địa là bệnh gì?
Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa (chàm thể tạng/ eczema thể địa) là một trong những thể lâm sàng của bệnh chàm – eczema. Chàm thể tạng đặc trưng bởi tổn thương da mãn tính, dai dẳng, tái phát nhiều lần và hầu hết đều khởi phát trong những năm đầu đời.
Không giống với các dạng chàm khác, viêm da cơ địa không chỉ gây tổn thương ngoài da mà còn đi kèm với một số vấn đề sức khỏe khác như sốt cỏ khô, hen suyễn và viêm mũi dị ứng. Trong đó, 35% trường hợp mắc bệnh có phát sinh biểu hiện hen.
Tổn thương điển hình của viêm da cơ địa là tình trạng da viêm đỏ, nổi mụn nước, rỉ dịch, khô ráp, đau rát, ngứa ngáy và dày sừng. Trong đó, triệu chứng ngứa kéo dài xuyên suốt từ giai đoạn cấp đến giai đoạn bán cấp và mãn tính.
Nguyên nhân và các yếu tố gây viêm da cơ địa
Hiện nay, các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây viêm da cơ địa và các thể chàm khác. Tuy nhiên cơ chế khởi phát bệnh có liên quan đến yếu tố cơ địa và hoạt động quá mẫn của hệ miễn dịch.
Các nguyên nhân có thể gây ra bệnh viêm da cơ địa, bao gồm:
Yếu tố gia đình: Thống kê cho thấy, có đến 60% trường hợp bị viêm da cơ địa có tiền sử gia đình mắc bệnh lý này hoặc các vấn đề liên quan đến thể địa như hen suyễn, sốt cỏ khô và viêm mũi dị ứng. Cơ địa nhạy cảm: Cơ địa là yếu tố chính là cơ chế khởi phát viêm da cơ địa. Ở hầu hết các trường hợp mắc bệnh, các nhà khoa học đều nhận thấy có sự bất thường ở gen và vai trò của kháng thể IgE.
Tiếp xúc với dị nguyên (lông động vật, phấn hoa,…) là yếu tố kích thích viêm da cơ địa khởi phát
Ngoài ra, viêm da cơ địa có thể tái phát và phát triển mạnh nếu có các yếu tố thuận lợi sau:
Nhiễm tụ cầu vàng: Các nghiên cứu cho thấy, độc tố từ tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) có vai trò kích thích tế bào lympho T, đại thực bào, tăng kháng nguyên trong huyết tương và làm phát sinh các triệu chứng lâm sàng của viêm da cơ địa. Dị nguyên: Tiếp xúc với các dị nguyên như len dạ, côn trùng, hóa chất, khói thuốc hoặc dung nạp các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu tương, bột mỳ, đậu phộng, hải sản,… có thể kích thích sản xuất IgE, tăng đáp ứng viêm của tế bào lympho T và khởi phát tổn thương da. Yếu tố thời tiết: Viêm da cơ địa có xu hướng giảm nhẹ vào mùa hè và nghiêm trọng hơn vào mùa thu – đông. Nguyên nhân là do thời tiết khô lạnh khiến da mất nước, phá vỡ màng lipid trên bề mặt và gây suy giảm chức năng bảo vệ. Đây là điều kiện thuận lợi để dị nguyên xâm nhập, kích thích phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch và gây bùng phát viêm da cơ địa. Yếu tố nội sinh: Thực tế, viêm da cơ địa có xu hướng nghiêm trọng hơn khi có các yếu tố nội sinh như hệ miễn dịch suy giảm, rối loạn nội tiết tố, căng thẳng thần kinh, trầm cảm,… Độ tuổi: Có đến 90% các trường hợp bị viêm da cơ địa khởi phát trong 5 năm đầu đời và chỉ có khoảng dưới 10% phát bệnh trên 6 tuổi. Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh nên thường nhạy cảm hơn với các yếu tố kích thích.
Cơ chế khởi phát viêm da cơ địa rất phức tạp. Do đó ngoài những yếu tố kể trên, triệu chứng và tiến triển của bệnh còn bị ảnh hưởng bởi các tác nhân nội giới và ngoại giới khác.
Nhận biết viêm da cơ địa qua từng giai đoạn
Viêm da cơ địa là một dạng tổn thương da mãn tính, đặc trưng bởi triệu chứng ngứa ngáy dai dẳng và kéo dài. Tổn thương lâm sàng của bệnh lý này phụ thuộc vào giai đoạn phát triển, độ tuổi của từng trường hợp và yếu tố kích thích.
1. Triệu chứng của viêm da cơ địa cấp – mãn tính
Viêm da cơ địa có triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn cấp và mãn tính.
Triệu chứng của viêm da cơ địa trong giai đoạn cấp, bao gồm:
Da xuất hiện đám tổn thương màu đỏ không có ranh giới rõ ràng với vùng da xung quanh Một số trường hợp có thể nổi sẩn và đám sẩn Bề mặt tổn thương xuất hiện mụn nước nhỏ, li ti, có tiết dịch và không có vảy da Sau đó, da có hiện tượng chảy dịch, phù nề và đóng vảy tiết Ở giai đoạn này nếu gãi cào thường xuyên và giữ vệ sinh kém, tổn thương da có thể xuất hiện các vết trợt loét và có hiện tượng bội nhiễm (da nổi mụn mủ và vảy tiết vàng) Tổn thương da ở giai đoạn cấp thường xuất hiện khu trú ở cằm, má và trán. Tuy nhiên đối với những trường hợp nặng, tổn thương có thể lan ra tay và thân mình.
Hình ảnh viêm da cơ địa trong giai đoạn bán cấp
Sau một thời gian, tổn thương da sẽ chuyển sang giai đoạn bán cấp với các triệu chứng nhẹ hơn, da không tiết dịch hay phù nề. Tuy nhiên giai đoạn này khá mờ nhạt, triệu chứng không có tính điển hình và chỉ diễn tiến trong thời gian ngắn.
Triệu chứng của viêm da cơ địa trong giai đoạn mãn tính:
Viêm da cơ địa mãn tính điển hình bởi tổn thương da dày sừng, thâm nhiễm và xuất hiện vết nứt
Tổn thương da có xu hướng dày, thâm nhiễm và có ranh giới rõ ràng so với những vùng da xung quanh Xuất hiện hiện tượng liken hóa (hằn cổ trâu), các vết nứt gây đau và chảy máu (đây là hệ quả do thói quen gãi cào trong thời gian dài) Thương tổn ở giai đoạn mãn tính thường gặp ở những vùng có nếp gấp lớn, ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gáy,…
Đặc điểm của viêm da cơ địa là triệu chứng tiến triển dai dẳng, mãn tính và tái phát nhiều lần. Tổn thương da đi kèm với triệu chứng nóng rát, đau, ngứa và tạo thành vòng xoắn (ngứa – gãi – tổn thương da – ngứa). Ngoài ra, viêm da cơ địa còn đi kèm với các một số vấn đề sức khỏe khác như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, sốt cỏ khô và viêm kết mạc dị ứng.
2. Dấu hiệu của viêm da cơ địa ở từng độ tuổi
Ngoài ra, triệu chứng của viêm da cơ địa còn có sự khác biệt rõ rệt ở từng độ tuổi. Thống kê từ Bệnh viện Da liễu Trung Ương cho thấy, có đến 60% trường hợp khởi phát bệnh từ 0 – 12 tháng tuổi, 30% từ 1 – 6 tuổi và chỉ có dưới 10% trường hợp phát bệnh trên 6 tuổi.
Viêm da cơ địa tuổi nhũ nhi và sơ sinh:
Viêm da cơ địa tuổi nhũ nhi và sơ sinh thường gặp ở trẻ từ 2 tuần – 2 tuổi, đặc biệt là trẻ bụ bẫm 2 – 3 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, tổn thương da có thể đi kèm với chứng tiêu chảy và viêm tai giữa.
Ở trẻ nhũ nhi và sơ sinh, bệnh thường gây tổn thương hình móng ngựa và có màu đỏ
Tổn thương điển hình của viêm da cơ địa tuổi nhũ nhi và sơ sinh:
Xuất hiện vết tổn thương có hình móng ngựa ở má, trán, quanh miệng, cổ, bẹn và thân mình Tổn thương da có màu đỏ, bề mặt xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ và chảy dịch mạnh Thường có nhiễm khuẩn thứ phát (da xuất hiện mủ và vảy tiết)
Viêm da cơ địa thời kỳ trẻ em:
Viêm da cơ địa thời kỳ trẻ em thường xảy ra ở trẻ em (2 – 3 tuổi) và thanh thiếu niên (12 – 20 tuổi). Ở giai đoạn này, bệnh thường đi kèm với viêm kết mạc dị ứng và đục thủy tinh thể.
Triệu chứng điển hình của viêm da cơ địa thời kỳ trẻ em:
Tổn thương là các mảng đám liken hóa dạng đĩa (da dày sừng, thâm nhiễm và có vết nứt) Tập trung ở những vùng có nếp gấp và tỳ đè như đầu gối, cùi tay, mặt duỗi các chi
Viêm da cơ địa thời kỳ trưởng thành:
Viêm da cơ địa thời kỳ trưởng thành thường có tiến triển mãn tính, dai dẳng và đi kèm với hen suyễn hoặc sốt cỏ khô.
Ở thời kỳ trưởng thành, viêm da cơ địa thường gây tổn thương ở bàn tay và bàn chân
Triệu chứng điển hình của viêm da cơ địa thời kỳ trưởng thành:
Tổn thương chủ yếu là mảng lichen hóa tập trung ở bàn tay, bàn chân và các kẽ lớn Nếu xảy ra ở phụ nữ có thể gây viêm môi và viêm núm vú
Viêm da cơ địa tiến triển trong thời gian dài và tái phát nhiều lần. Thống kê cho thấy, có khoảng gần 50% trường hợp khỏi bệnh hoàn toàn khi đến tuổi thiếu niên. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp bệnh tồn tại trong nhiều năm và phát triển trong suốt cả cuộc đời.
Bệnh viêm da cơ địa có lây không?
Viêm da cơ địa là một trong thể bệnh phổ biến của chàm – eczema. Thể bệnh này đặc trưng bởi tổn thương da mãn tính, dai dẳng và tái phát nhiều lần. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều khởi phát trong những năm đầu đời (từ 0 – 5 tuổi) và chỉ có khoảng 10% khởi phát từ 6 tuổi trở lên.
Hiện nay, không có biện pháp điều trị hoàn toàn bệnh viêm da cơ địa. Mục đích chính của việc điều trị là làm giảm tổn thương da, cải thiện ngứa ngáy, nâng cao chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa tái phát.
Chính vì chưa thể điều trị dứt điểm nên khá nhiều bệnh nhân thắc mắc “Bệnh viêm da cơ địa có lây không?”. Theo các chuyên gia Da liễu, viêm da cơ địa là một dạng tổn thương da mãn tính có liên quan đến yếu tố cơ địa và di truyền. Do đó bệnh hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm, kể cả khi tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị bệnh.
Tuy nhiên, bệnh lý này có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái. Thống kê cho thấy, khoảng 60% trường hợp có tiền sử gia đình mắc các bệnh lý cơ địa như viêm mũi dị ứng, chàm – eczema, viêm kết mạc dị ứng, hen suyễn và sốt cỏ khô.
Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không?
Viêm da cơ địa không chỉ gây tổn thương ngoài da mà còn đi kèm với các bệnh lý dị ứng khác như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, sốt cỏ khô,… Mặc dù có tính chất dai dẳng, cố thủ và dễ tái phát nhưng bệnh hầu như không gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Bệnh kéo dài có thể gây biến chứng viêm da thần kinh và tăng nguy cơ mắc các vấn đề cơ địa khác
Nếu tích cực điều trị và chăm sóc đúng cách, tổn thương da và các tình trạng sức khỏe đi kèm có thể được kiểm soát hoàn toàn. Ở những trường hợp chủ quan và không chăm sóc đúng cách, viêm da cơ địa có thể gây ra một số biến chứng như:
Viêm da cơ địa bội nhiễm: Viêm da cơ địa bội nhiễm thường xảy ra trong giai đoạn cấp tính. Biến chứng này xuất hiện khi tụ cầu khuẩn và các loại virus, vi khuẩn khác xâm nhập vào vùng da tổn thương và gây nhiễm trùng. Bội nhiễm có thể khiến da sưng đỏ, ứ mủ, ngứa ngáy, nóng rát và đau nhức nặng nề. Viêm da thần kinh: Viêm da thần kinh là hệ quả do thói quen chà xát và cào, gãi lên vùng da tổn thương. Tác động cơ học có thể kích thích hệ miễn dịch giải phóng các chất tiền viêm khiến da tổn thương nặng, dày sừng, thâm nhiễm và xuất hiện các vết nứt. Viêm da thần kinh thường gây ngứa âm ỉ, ngứa sâu bên trong da và ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình. Tăng nguy cơ mắc các bệnh cơ địa: Viêm da cơ địa kéo dài và tái phát nhiều lần có thể kích thích hệ miễn dịch, hoạt hóa tế bào lympho T và giải phóng các chất tiền viêm quá mức. Ngoài tổn thương da, các chất tiền viêm còn có thể tấn công vào niêm mạc hô hấp, phế quản, mô xoang,… và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh cơ địa như viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm xoang dị ứng, viêm kết mạc dị ứng,…
Ngoài ra, triệu chứng ngứa ngáy do viêm da cơ địa còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, mức độ tập trung và hoạt động học tập – làm việc.Mặc dù có tính chất di truyền nhưng viêm da cơ địa không khả năng lây nhiễm qua tiếp xúc, đường hô hấp, ăn uống chung,…
Bệnh viêm da cơ địa có chữa khỏi được không?
Để trả lời câu hỏi “Bệnh viêm da cơ địa có chữa khỏi không?”, trước hết, bạn cần biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.
Viêm da cơ địa là bệnh viêm da mãn tính thường tiến triển theo từng đợt và dễ tái phát. Căn bệnh này thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ và kéo dài đến khi trưởng thành. Khi mắc phải, trên da người bệnh thường xuất hiện những vết mẩn đỏ và gây ngứa. Mức độ gây ngứa đôi khi rất nghiêm trọng, đặc biệt là khi về đêm, cơn ngứa thường dồn dập khiến người bệnh ngủ không sâu giấc. Vì tình trạng ngứa ngáy luôn bùng phát, nhiều bệnh nhân phải gãi, việc gãi quá mạnh dễ khiến da bị trầy xước, có thể bị nhiễm trùng và vết thương bị sưng viêm, tiết mủ đục.
Theo nhận định của các nhà nghiên cứu cho biết hiện nay chưa có nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng da bị viêm cơ địa. Một số giả thiết cho rằng do tình trạng da quá khô và không được chăm sóc đúng cách đã gây rối loạn hệ thống miễn dịch, từ đó hình thành nên cơn ngứa. Mặt khác, căn bệnh này có thể khởi phát do yếu tố di truyền khi thành viên trong gia đình có người bị bệnh viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, hen suyễn,… Bên cạnh đó, một số tác nhân khác có thể gây nên tình trạng viêm da như: nhiệt độ môi trường, hóa chất, phấn hoa, lông thú, khói thuốc lá, các thực phẩm dễ gây kích ứng da,…
Ngứa ngáy khó chịu, da nổi dát đỏ là những triệu chứng phổ biến của bệnh viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa có thể phát triển thành biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh vẫn luôn chủ quan với bệnh tình đang mắc phải. Người bệnh nên cảnh giác trước những tình trạng bệnh tình xấu có thể phát sinh như: nhiễm trùng da, ảnh hưởng đến thị giác, viêm kết mạc, hen suyễn, suy hô hấp, thậm chí để lại sẹo khó lành gây mất thẩm mỹ.
Quay trở lại với câu hỏi chính “Bệnh viêm da cơ địa có chữa khỏi không?” đã được đặt ra ở phần đầu. Theo nhận định của các chuyên gia, bệnh viêm da cơ địa tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe, lối sống và cả công việc của người mắc phải. Do đó, người bệnh nên tiến hành điều trị bệnh lý theo những phác đồ của bác sĩ. Trênthực tế, cho đến nay các phương pháp chữa bệnh chỉ có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng viêm da cơ địa gây ra chứ không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể giảm nguy cơ bệnh tình tái phát nếu tuân thủ các nguyên tắc điều trị của các bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh viêm da cơ địa có thể chữa khỏi nếu người bệnh tiến hành điều trị bệnh theo đúng nguyên tắc và chỉ định từ các sĩ chuyên khoa
Chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa
Chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa chủ yếu dựa trên triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm tìm kháng nguyên (IgE) trong máu. Sau khi thu thập dữ liệu, bác sĩ sẽ dựa vào các tiêu chuẩn chính và phụ để đưa ra chẩn đoán.Chẩn đoán bệnh lý này phải đạt ít nhất 3 tiêu chuẩn chính và ít nhất 3 tiêu chuẩn phụ.
4 Tiêu chuẩn chính:
Ngứa (ngứa ngáy là triệu chứng điển hình nhất của viêm da cơ địa) Tổn thương da có tính chất mãn tính và hay tái phát Vị trí và hình thái tổn thương điển hình Tiền sử gia đình hoặc cá nhân mắc các bệnh liên quan đến yếu tố cơ địa
Các tiêu chuẩn phụ:
Viêm môi Da khô Viêm kết mạc mắt Dễ dị ứng thức ăn Đục thủy tinh thể Mắt đỏ, tái Dễ bị nhiễm trùng da, hay tái phát Nồng độ kháng nguyên IgE trong huyết tương tăng Xuất hiện tổn thương dạng chàm ở bàn tay Phản ứng da tức thì type 1 dương tính Chứng vẽ nổi Vảy phấn trắng Ngứa ngáy khi đổ mồ hôi Giác mạc hình chóp Chàm núm vú Có quầng thâm mắt Khởi phát bệnh sớm Tổn thương tương tự dày sừng nang lông
Các phương pháp điều trị bệnh viêm da cơ địa
Điều trị viêm da cơ địa đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa người bệnh và bác sĩ. Hiện nay, chưa có biện pháp chữa trị dứt điểm bệnh lý này. Mục tiêu chính của quá trình điều trị là làm giảm tổn thương da, cải thiện ngứa ngáy, hạn chế tái phát và nâng cao chất lượng cuộc sống.
1. Cách ly với dị nguyên
Dị nguyên là yếu tố khởi phát và làm nghiêm trọng các triệu chứng của viêm da cơ địa. Do đó cách ly dị nguyên là biện pháp được chỉ định đầu tiên trong điều trị bệnh lý này.
Xem thêm: Hướng Dẫn Khám, Chữa Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội Ở Đâu
Gãi cào có thể gây ngứa nhiều, tăng nguy cơ nhiễm trùng và hình thành tổn thương thứ phát
Người bị viêm da cơ địa nên hạn chế tiếp xúc với các yếu tố kích thích sau:
Không nên mặc quần áo có chất liệu len dạ, chật và bó sát. Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm và đồ uống có tiền sử dị ứng. Đồng thời nên thận trọng khi ăn các loại thực phẩm có khả năng dị ứng cao như đậu tương, đậu phộng, cá, bột mỳ, trứng, hải sản,… Tránh tiếp xúc với không khí lạnh Không nên chà xát và gãi cào lên vùng da thương tổn. Tác động cơ học không chỉ khiến da phát triển tổn thương thứ phát mà còn làm tăng nguy cơ bội nhiễm Tránh tiếp xúc với các chất kích thích như khói thuốc, mủ thực vật, côn trùng, mạt bụi, nấm mốc, hóa chất, xà phòng,…
Cách ly với dị nguyên có thể giúp tổn thương da nhanh lành, đáp ứng tốt với điều trị và hạn chế tần suất tái phát.
2. Sử dụng thuốc điều trị viêm da cơ địa
Biện pháp y tế chủ yếu trong điều trị viêm da cơ địa là sử dụng thuốc. Bác sĩ sẽ cân nhắc về giai đoạn phát triển, độ tuổi, mức độ triệu chứng và khả năng đáp ứng để chỉ định loại thuốc phù hợp.
Điều trị bệnh viêm da cơ địa chủ yếu là sử dụng thuốc bôi và thuốc uống
Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm da cơ địa:
Dung dịch sát trùng: Các dung dịch sát trùng như thuốc tím, hồ nước, nitrate bạc, nước muối sinh lý,… thường được sử dụng trong giai đoạn cấp nhằm làm dịu da, sát trùng và ngăn ngừa viêm nhiễm. Ở giai đoạn tổn thương da tiết nhiều dịch, cần hạn chế dùng thuốc bôi dạng kem đặc hoặc dạng mỡ. Thuốc bôi corticoid: Thuốc bôi chứa corticoid là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh da liễu mãn tính. Thuốc có tác dụng giảm viêm, chống dị ứng và chống ngứa. Tuy nhiên do có nguy cơ gây teo da, rạn da, nổi mụn trứng cá, dày sừng nang lông,… nên loại thuốc này chỉ được sử dụng trong tối đa 15 ngày. Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh dạng bôi và uống được sử dụng trong trường hợp tổn thương da bị nhiễm trùng do tụ cầu vàng. Trong trường hợp này, bác sĩ thường chỉ định kháng sinh Erythromycin hoặc Tetracylin trong liên tục 7 – 10 ngày. Thuốc kháng histamine tổng hợp: Histamine là chất tiền dị ứng được giải phóng trong cơ chế khởi phát viêm da cơ địa. Sau khi được phóng thích vào da, histamine gây ngứa ngáy, sưng đỏ và phù nề. Thuốc kháng histamine tổng hợp thường được sử dụng để giảm ngứa và cải thiện tổn thương do viêm da cơ địa gây ra. Corticoid đường uống: Đối với những trường hợp khởi phát triệu chứng đột ngột và có mức độ nặng, bác sĩ có thể chỉ định corticoid đường uống. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nên chỉ được sử dụng với liều thấp trong thời gian ngắn. Thuốc bôi ức chế calcineurin: Loại thuốc này được sử dụng thay thế hoặc dùng xen kẽ với corticoid dạng bôi. Thuốc có tác dụng ức chế các chất gây viêm, từ đó làm giảm tổn thương da, cải thiện đau rát và ngứa ngáy. Tuy nhiên loại thuốc này chỉ được sử dụng cho trẻ trên 2 tuổi. Kem dưỡng ẩm: Dưỡng ẩm thường xuyên có thể làm mềm, giảm khô ráp và dày sừng. Ngoài ra, sử dụng kem dưỡng ẩm còn phục hồi màng rào bảo vệ da và hạn chế tần suất tái phát của bệnh. Bác sĩ thường chỉ định các loại kem dưỡng lành tính như A-derma, Bioderma, Eucerin, Laroche-posay,…
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại thuốc khác như dẫn xuất từ than đá, thuốc chống viêm không steroid, thuốc chống thấp khớp (Cyclosporin A), thuốc bôi chứa axit salicylic và thuốc ức chế miễn dịch khác như Mycophenolat mofetil, Methotrexate, Azathioprin,…
3. Cách chữa viêm da cơ địa tại nhà bằng thuốc nam
Hiện nay, dân gian lưu truyền nhiều cách chữa viêm da cơ địa bằng thuốc nam. Tuy nhiên không phải mẹo chữa nào cũng đem lại hiệu quả và cải thiện lâm sàng khi áp dụng. Vì vậy bạn nên chọn lọc và xem xét mức độ triệu chứng để lựa chọn bài thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Dưới đây là 7 cây thuốc nam chữa viêm da cơ địa được sử dụng phổ biến nhất:
1. Dùng lá trầu không điều trị viêm da cơ địa
Lá trầu không là cây thuốc nam quý và quen thuộc với người Việt. Với vị cay nồng, tính ấm, tác dụng tiêu viêm, chống ngứa và sát trùng, thảo dược này được tận dụng để điều trị các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, vảy nến và mề đay mẩn ngứa.
Ngoài ghi chép từ y học cổ truyền, nghiên cứu hiện đại cũng nhận thấy lá trầu chứa hoạt chất Menthol có tác dụng làm mát da, giảm đau, gây tê và ngứa ngáy. Bên cạnh đó, dịch chiết từ thảo dược này còn có khả năng vô hiệu hóa virus, vi khuẩn và các loại nấm mốc thường gây nhiễm trùng da.
Lá trầu không – Cây thuốc nam chữa viêm da cơ địa được sử dụng phổ biến
Một số cách dùng lá trầu không chữa viêm da cơ địa:
Cách 1: Rửa sạch 1 nắm trầu không, sau đó cho vào 2 – 3 lít nước và đun sôi. Sau đó đổ nước vào thau, hòa thêm 1 ít nước lạnh và dùng để tắm. Cách 2: Chuẩn bị khoảng 5 – 7 lá trầu không, rửa sạch và vò xát nhẹ. Đun sôi 1 lít nước và thả lá trầu vào đun thêm 3 – 5 phút. Sau đó đổ nước ra thau, thêm 1 ít muối biển và hòa thêm nước lạnh vào. Dùng nước trầu không ngâm rửa vùng da tổn thương để giảm ngứa, tiêu viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Lá trầu có vị cay nồng nên có thể gây xót, rát da và khó chịu khi thực hiện. Trong trường hợp này, bạn có thể hòa thêm nước lạnh để pha loãng tinh dầu từ thảo dược.
2. Lá chè xanh – Cây thuốc nam quý chữa viêm da cơ địa
Chữa viêm da cơ địa bằng lá chè xanh là một trong những mẹo dân gian được áp dụng phổ biến nhất. So với lá trầu, lá chè xanh ít gây xót da và hầu như không gây dị ứng – ngay cả với làn da nhạy cảm. Do đó mẹo chữa này thường được dùng cho cả trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Theo dân gian, lá chè xanh có vị đắng, chát, tác dụng làm dịu da, sát trùng và tiêu viêm. Ngoài ra nghiên cứu từ y học hiện đại cũng nhận thấy nhiều lợi ích của thảo dược này như có khả năng giảm viêm nhiễm, se vết thương, tiêu viêm, chống ngứa và tái tạo các mô da tổn thương.
Bên cạnh đó, lá chè còn chứa polyphenol, axit amin, quercetin và EGCG có tác dụng chống dị ứng, điều hòa hoạt động miễn dịch và bảo vệ da trước các tác nhân gây hại.
Lá chè xanh có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, giảm kích ứng và ngứa ngáy ngoài da
Cách dùng lá chè xanh chữa viêm da cơ địa:
Cách 1: Chọn các búp trà non, đem ngâm rửa với nước muối và để ráo nước. Sau đó giã nát, dùng dịch ép thoa lên da và để khô hoàn toàn. Sử dụng bã trà đắp lên da, dùng băng gạc cố định và thay 1 lần/ ngày. Chất tannin trong lá trà non có thể làm se vết thương, giảm lở loét và rỉ dịch. Cách 2: Rửa sạch 1 nắm chè xanh và đun sôi với 3 lít nước. Vớt bỏ bã, hòa nước chè với nước lọc và dùng để tắm. Ngoài tác dụng chữa viêm da cơ địa, tắm lá chè xanh còn cải thiện mề đay mẩn ngứa, rôm sảy và phát ban da. 3. Chữa viêm da cơ địa bằng lá khế
Lá khế thường được nhân dân tận dụng để nấu nước tắm chữa các bệnh ngoài da do nhiệt độc như rôm sảy, mề đay, viêm da cơ địa, chốc lở,… Theo y học cổ truyền, thảo dược này có vị chua, hơi se, tính mát, tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt và giải độc.
Mẹo chữa viêm da cơ địa từ lá khế thích hợp với những trường hợp khởi phát tổn thương da do chức năng gan thận suy yếu, uống quá nhiều rượu bia, dùng thức ăn nhiều dầu mỡ, gia vị và căng thẳng kéo dài. Đối với trường hợp khởi phát bệnh do yếu tố nội sinh, nên kết hợp đồng thời giữa bài thuốc uống và bài thuốc dùng ngoài.
Cách sử dụng lá khế điều trị viêm da cơ địa:
Cách 1: Rửa sạch 1 nắm lá khế tươi và vò xát nhẹ. Đun sôi 2 – 3 lít nước, sau đó cho lá khế vào và đun thêm khoảng 3 phút. Đổ nước vào thau, hòa thêm nước lạnh để giảm nhiệt độ nước tắm. Dùng nước lá khế làm sạch cơ thể hoặc ngâm rửa để loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi, giảm viêm và ngứa ngáy. Cách 2: Chọn các lá khế tươi và non, có thể dùng thêm hoa khế (nếu có). Ngâm rửa sạch với nước muối và để ráo nước. Đem sắc với 1 lít nước trong khoảng 10 phút, để nước nguội bớt và chia thành nhiều lần uống trong ngày.
Lá khế là một trong những cây thuốc nam chữa viêm da cơ địa phổ biến. Tuy nhiên trên thực tế, chưa có nghiên cứu cụ thể về thành phần và tác dụng dược lý của cây thuốc này. Vì vậy trước khi thực hiện, bạn nên tham vấn y khoa để hạn chế các rủi ro và tác dụng phụ phát sinh.
4. Điều trị viêm da cơ địa với cây sài đất
Sài đất là cây thuốc nam quen thuộc với người Việt. Cây thuốc này mọc hoang tại nhiều địa phương ở nước và được sử dụng để làm rau ăn hoặc thuốc chữa các bệnh thường gặp như cảm mạo, sốt, mụn nhọt, lở loét ngoài da, viêm da cơ địa và mề đay mẩn ngứa.
Bài thuốc từ cây sài đất giúp giảm viêm sưng, phù nề, ngứa ngáy và ngăn ngừa viêm nhiễm da
Cách dùng cây sài đất trị viêm da cơ địa:
Cách 1: Dùng khoảng 150 – 200g sài đất, rửa sạch và để ráo nước. Sau đó đun sôi 2 – 3 lít nước và cho nguyên liệu vào đun thêm 5 – 10 phút. Tắt bếp, đổ nước ra thau và hòa thêm 1 ít nước lạnh. Sau đó dùng nước tắm và lấy bã sài đất chà xát nhẹ lên da. Tắm 1 lần/ ngày trong vòng 1 tuần. Cách 2: Rửa sạch 100g sài đất để ráo nước và giã nát. Dùng bã sài đất đắp lên vùng da tổn thương và cố định bằng vải. Sử dụng 1 lần/ ngày giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm mụn nước và làm khô vùng da tổn thương.
Ngoài ra, bạn có thể dùng món ăn từ cây sài đất để giảm dị ứng, hạ sốt và cải thiện ngứa ngáy.
5. Sử dụng lá đinh lăng trị viêm da cơ địa
Lá đinh lăng thường được sử dụng để chế biến món ăn. Ngoài ra, thảo dược này còn được sử dụng để chữa các bệnh ngoài da như rôm sảy, sởi, mề đay và viêm da cơ địa. Với hàm lượng axit amin, khoáng chất và vitamin dồi dào, thảo dược này có thể phục hồi các tế bào da hư tổn, giảm mụn nước, tiêu viêm và dứt nhanh cơn ngứa.
Một số cách dùng lá đinh lăng chữa viêm da cơ địa:
Cách 1: Đun sôi lá đinh lăng với nước, sau đó hòa với nước lạnh và dùng để ngâm rửa hoặc tắm. Áp dụng mẹo chữa này 1 lần/ ngày giúp giảm ngứa, tiêu viêm và ngăn ngừa viêm nhiễm. Cách 2: Hãm khoảng 40g lá đinh lăng với 2 lít nước và dùng uống thay nước lọc. Cách chữa này giúp thanh lọc độc tố, giải nhiệt, giảm ngứa ngáy và sưng nóng.
Lá đinh lăng có tính mát, tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp và giải độc. Do đó bạn có thể sử dụng các món ăn từ thảo dược này để cải thiện tổn thương da và tác động đến căn nguyên gây bệnh.
4. Liệu pháp ánh sáng
Liệu pháp ánh sáng là biện pháp điều trị sử dụng tia cực tím nhân tạo (UVA, UVB) nhằm tác động các tế bào gây viêm như tế bào mast, tế bào lympho T, bạch cầu hạt… Từ đó giảm hoạt động phóng thích các chất tiền viêm và làm giảm tổn thương da.
Biện pháp này có thể được thực hiện đơn lẻ hoặc kết hợp với truyền thuốc để tăng tác dụng điều trị. Liệu pháp ánh sáng đem lại hiệu rõ rệt và ít gây ra tác dụng hơn so với sử dụng thuốc. Tuy nhiên lạm dụng liệu pháp này có thể tăng tốc độ lão hóa và gây ung thư da.
5. Chữa viêm da cơ địa bằng Đông y
Nhằm tìm ra giải pháp giúp bệnh nhân viêm da cơ địa tránh khỏi tình trạng bệnh tái đi tái lại nhiều lần, các chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã nỗ lực nghiên cứu chuyên sâu trong suốt 3 năm. Kết quả đã phát triển thành công bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang từ 100% thảo dược.
Xem lại toàn bộ chương trìnhTẠI ĐÂY
Thanh bì Dưỡng can thang được phát triển trên nền tảng bài thuốc cổ Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông, đồng thời học hỏi phép chữa và kinh nghiệm phối thuốc từ hàng chục bài thuốc cổ phương quý giá khác. Bài thuốc sở hữu công thức thành phần “độc nhất vô nhị” với sự kết hợp của 3 dạng bào chế gồm: UỐNG, BÔI, NGÂM RỬA.
Thành phần, công dụng của bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang
3 chế phẩm của Thanh bì Dưỡng can thang kết hợp biện chứng, bổ trợ cho nhau tạo thành phác đồ điều trị toàn diện từ trong, ra ngoài. Bài thuốc vừa “điều trị” vừa “điều dưỡng”, không chỉ chặn đứng căn nguyên gây bệnh mà còn phục hồi cơ thể, tạo nên hàng rào bảo vệ tự nhiên cho da, giúp ngăn viêm da cơ địa tái phát trở lại.
Hướng dẫn sử dụng Thanh bì dưỡng can thang
Phác đồ điều trị viêm da cơ địa bằng Thanh bì Dưỡng can thang được chia thành 3 giai đoạn rất rõ rệt.
Giai đoạn 1: Giải độc toàn diện
Đây là giai đoạn bài thuốc bắt đầu tạo tác động lên cơ thể, đẩy mạnh giải độc toàn diện và đào thải độc tố thông qua da. Điều này giúp loại bỏ các yếu tố ngoại tà, dị nguyên xâm nhập vào sâu trong cơ thể, làm rối loạn điều hòa tự nhiên và gây kích ứng hệ miễn dịch, dẫn tới khởi phát viêm da cơ địa. Trong giai đoạn này, bệnh nhân có thể gặp tình trạng công thuốc, khiến các triệu chứng ngứa ngáy, khô rát tăng lên. Đó là do độc tố đang được đào thải tích cực. Sau khi kết thúc giai đoạn này, các triệu chứng bệnh sẽ có sự thuyên giảm nhanh chóng.
Giai đoạn 2: Kiểm soát triệu chứng bệnh, phục hồi da
Sau giai đoạn đào thải độc tố, các triệu chứng viêm da cơ địa sẽ ngừng phát triển và bắt đầu thuyên giảm. Lúc này bài thuốc sẽ tập trung vào kiểm soát, giữ bệnh ở mức ổn định và phục hồi các tổn thương trên da. Tình trạng ngứa ngáy, khô rát, bong tróc dần chấm dứt. Da được tái tạo, lành lặn và trở về trạng thái bình thường. Đặc biệt, bài thuốc ngâm rửa và thuốc bôi Thanh bì Dưỡng can thang còn chứa các thành phần giúp ngăn chặn hình thành sẹo xấu trên da.
Giai đoạn 3: Dự phòng tái phát
Sau khi các triệu chứng bệnh đã được kiểm soát, người bệnh nên dùng thêm 1 đến 2 liệu trình thuốc nhằm điều dưỡng cơ thể, nâng cao thể trạng và hệ miễn dịch. Điều này sẽ giúp tạo ra hàng rào bảo vệ tự nhiên, ngăn chặn viêm da cơ địa tái phát trở lại.
Hiệu quả điều trị khi sử dụng Thanh bì dưỡng can thang đúng phác đồ điều trị
Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc an toàn tuyệt đối cho sức khỏe, không gây bất cứ tác dụng phụ nguy hiểm nào. Thành phần bài thuốc chứa 100% thảo dược SẠCH tự nhiên. Tất cả dược liệu đều được kiểm soát chặt chẽ chất lượng, đảm bảo đạt chuẩn GACP-WHO.
Xem thêm: Cách Giúp Tóc Mọc Dày Trở Lại, Giúp Tóc Mọc Trở Lại Theo Cách Tự Nhiên
Theo số liệu thống kê từ các phòng khám của Trung tâm Thuốc dân tộc, tính tới tháng 1/2020 đã có 4018 bệnh nhân điều trị thành công nhờ vào bài thuốc này, đạt tỷ lệ lên đến 95%.
Bệnh nhân điều trị thành công nhờ bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang
Sau hơn 5 năm ra mắt, bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang cũng đã được rất nhiều báo chí quan tâm, đánh giá cao như:
KHUYẾN CÁO: Bài thuốc chỉ được áp dụng khi có hướng dẫn, tư vấn và chỉ định của bác sĩ đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bệnh nhân không tự ý điều trị, tìm hiểu kỹ bài thuốcTẠI ĐÂY