Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì hay không nên ăn trái cây gì? Hoa quả rất giàu carbs nên việc bổ sung trái cây có thể khiến cho tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy những loại hoa quả nào tốt và loại quả nào người bệnh cần tránh xa?

Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì?

Hoa quả cung cấp lượng chất xơ lớn cho cơ thể, nhất là những loại quả ăn được cả vỏ và ruột. Chất xơ giúp cơ thể hạn chế hấp thụ đường vào máu, nhờ vậy kiểm soát được tình trạng bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, chất xơ cùng với chất chống oxy hóa, nước, vitamin và chất dinh dưỡng trong trái cây còn giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường như bệnh về tim mạch, đột quỵ.

Đang xem: 15 loại quả tốt nhất cho người bệnh tiểu đường

Ngoài ra, trái cây còn kiểm soát cân nặng hiệu quả nên giúp ngăn ngừa tiểu đường do thừa cân béo phì rất tốt.

Mặc dù trái cây rất tốt cho cơ thể những người bệnh tiểu đường cũng cần phải hết sức chú ý có loại nên ăn và không nên ăn.Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị tiểu đường nên ăn quả có chỉ số đường huyết (GI) ≤ 69 và chỉ số GI càng thấp càng tốt. Dưới đây là những loại quả tốt và an toàn cho người bệnh tiểu đường:

Táo

Hàm lượng lớn chất xơ, vitamin C có trong táo và chất chống oxy hóa trong vỏ táo giúp tăng cường sức đề kháng, tốt cho sức khỏe. Táo là loại quả người bệnh tiểu đường nên ăn bởi có chứa hàm lượng carbs thấp (khoảng 21g).

*

Kiwi

Các chuyên gia cho biết, 1 quả kiwi lớn chứa khoảng 13g carbs và 56 calo. Kiwi chứa nhiều vitamin C, kali và chất xơ. Người bị tiểu đường ăn kiwi mỗi ngày vừa cung cấp dinh dưỡng vừa đảm bảo chỉ số đường huyết trong máu.

Cherry (Anh đào)

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: 1 cốc quả cherry chỉ chứa 19g carbs nên không làm tăng lượng đường huyết nếu như ăn lượng thích hợp. Bên cạnh đó, trái anh đào còn có hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp ngăn ngừa ung thư, bệnh về tim mạch và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Việt quất

Việt quất là quả mọng được coi là siêu thực phẩm cực kỳ tốt cho người bị tiểu đường. Đây là loại quả chứa nhiều vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa nhưng lượng đường lại rất thấp. Các chuyên gia khuyến khích người bệnh bổ sung việt quất vào khẩu phần ăn uống hàng ngày.

Dâu tây

Dâu tây cũng là giải đáp bị tiểu đường nên ăn trái cây gì. Các chuyên gia cho biết 1/4 cốc dâu tây chỉ chứa 16g carbs. Lượng carbs thấp giúp người bệnh bổ sung hàng ngày mà không lo chỉ số đường huyết trong máu tăng.

Quả mơ

Hàm lượng carbs trong 1 quả mơ rất thấp chỉ 4g và lượng calo cung cấp cho cơ thể là 17 calo. Đồng thời, lượng vitamin A trong quả mơ dồi dào, chỉ cần ăn 4 quả mơ đã có thể đáp ứng đến 50% nhu cầu vitamin A mỗi ngày của cơ thể. Vì vậy, người bệnh tiểu đường yên tâm ăn mơ giải khát mà không lo bị tăng lượng đường huyết trong máu.

Ổi

Trong ổi giàu vitamin A, C, mangan, đồng, kali và hàm lượng chất xơ dồi dào. Trái ổi có hàm lượng chất béo bão hòa, cholesterol và natri thấp cũng rất tốt cho tim mạch. Ngoài ra, ổi còn chứa chất chống oxy hóa ngăn ngừa sự ảnh hưởng của các gốc tự do cho cơ thể.

Người bệnh tiểu đường ăn ổi sẽ giúp phòng ngừa tăng đường huyết sau khi ăn. Bên cạnh đó, hoạt tính ức chế men protein tyrosine phosphatase 1B của ổi sẽ làm giảm tính kháng insulin ở người bệnh tiểu đường.

*

Lê chứa ít đường và có hàm lượng vitamin K, chất xơ lớn. Do đó, đây là trái cây mà người bị tiểu đường nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày mà không lo tăng đường huyết trong máu.

Đào

Quả đào giàu chất chống oxy hóa, vitamin A, C, kali và chất xơ nhưng lại chứa hàm lượng carbohydrate thấp. Người bệnh ăn đào vừa giúp bổ sung dinh dưỡng tốt cho cơ thể mà còn giúp hỗ trợ ổn định chỉ số đường huyết hiệu quả.

Cam

Hàm lượng carbohydrate trong cam thấp nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Đồng thời, ăn cam sẽ cung cấp lượng kali, vitamin C dồi dào và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Bưởi đỏ

Bưởi đỏ có chứa nhiều vitamin C và chất xơ hòa tan tốt cho cơ thể. Nước ép của bưởi đỏ còn đóng vai trò như hormone Insulin giúp hạ đường huyết.

Lưu ý: Nếu người bệnh đang sử dụng thuốc stalin hạ mỡ máu thì không nên ăn bưởi cùng một lúc vì bưởi có thể làm giảm hiệu quả của thuốc và tăng tác dụng phụ lên gan, thận.

Quả chà là

Chà là là quả có hàm lượng chất chống oxy hóa rất cao hơn hẳn so với nho, cam, bông cải xanh và hạt tiêu. Đây là loại quả được khuyến cáo người bệnh tiểu đường nên ăn.

Xem thêm: Giãn Dây Chằng Đầu Gối Bao Lâu Khỏi Và Giải Pháp Lành Bệnh, Ðiều Trị Giãn Dây Chằng Đầu Gối

Hàm lượng carbohydrate trong bơ chỉ khoảng 5,9g nên rất ít tác động đến chỉ số đường huyết trong máu. Đồng thời, hàm lượng chất xơ trong bơ lại khá cao 4,6g. Vì thế, bơ là loại hoa quả rất tốt người bệnh tiểu đường nên ăn.

Cà chua

Cũng như bơ, cà chua có hàm lượng carbohydrate thấp nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm ăn mà không lo tăng hàm lượng đường trong máu. Nhưng chỉ nên ăn cà chua sống, không sử dụng nước sốt cà chua do chứa nhiều muối và đường.

Roi

Roi là một trong trong những loại quả giải đáp người bị tiểu đường nên ăn trái cây gì. Loại quả này có khả năng khống chế lượng đường huyết trong máu tăng cao. Bên cạnh đó, hạt roi còn có thể giúp chữa đi tiểu nhiều lần.

*

Lựu

Lựu chứa hàm lượng sắt dồi dào và nhiều khoáng chất, dinh dưỡng khác tốt cho sức khỏe. Người bệnh uống nước ép lựu sẽ giúp kiểm soát được lượng đường huyết trong máu hiệu quả.

Quả cóc

Có nhiều nghiên cứu đã xác định quả cóc hỗ trợ làm giảm chỉ số đường huyết ở người bệnh tiểu đường type 2.

Dưa lê

Dưa lê rất giàu chất chống oxy hóa và các loại vitamin A, C, E. Bổ sung dưa lê sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều mà chỉ ăn 1 miếng nhỏ.

Đu đủ

Đu đủ chứa nhiều vitamin và khoáng chất nhưng lại ít đường nên tốt cho người bị tiểu đường. Mỗi ngày người bệnh nên ăn đu đủ sẽ hỗ trợ làm chậm sự tiến triển của tiểu đường type II.

Bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì?

Những loại hoa quả sau rất dễ làm tăng đường huyết nếu như ăn không đúng cách:

Dưa hấu

Dưa hấu chứa nhiều vitamin A, B1, B5, canxi, magie, kali, chất chống oxy hóa lycopene. Chất lycopene có khả năng cải thiện độ nhạy của insulin. Tuy nhiên, dưa hấu có chỉ số đường huyết cao trên 70 nên người bệnh mỗi lần chỉ nên ăn 1 – 2 miếng dưa mỏng.

Trái dứa chín

Dứa là loại quả giàu nguyên tố vi lượng và nhiều loại vitamin như A, C…, chứa chất chống viêm nên rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, lượng đường trong dứa rất cao nên dễ làm tăng đường huyết. Vì thế, người bệnh mỗi lần chỉ nên ăn rất ít Dứa chín có lượng đường cao rất dễ làm tăng đường huyết.

Mít, sầu riêng

Theo số liệu tính toán, lượng đường có trong phần thịt 3 hạt sầu riêng tương đương với lượng đường 1 bát cơm trắng hoặc 1 lon cocacola. Người bệnh tiểu đường nên kiêng ăn mít, sầu riêng. Nếu ăn thì chỉ nên ăn 2 – 3 múi mít hoặc nửa múi sầu riêng.

*

Nhãn, vải thiều

Hai loại quả này rất ít chất xơ nhưng lại có lượng đường lớn nên dù tốt cho cơ thể thì người bệnh cũng cần hạn chế ăn. Chỉ ăn một vài quả tươi vào bữa xế hoặc cách xa bữa ăn.

Chuối chín

Chuối có vị ngọt hơn hẳn so với các loại trái cây, có nghĩa lượng đường có trong chuối rất cao. Do đó, người bị tiểu đường cần hạn chế ăn loại quả này, hoặc nếu ăn thì chỉ ăn 1/2 quả.

Xoài chín

Vỏ xoài xanh chứa hợp chất giúp insulin trong cơ thể hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, nếu ăn xoài chín lượng đường huyết trong máu sẽ tăng cao. Nếu người bệnh muốn ăn thì nhiều nhất là 1 miếng nhỏ, ăn thay bữa phụ hoặc ăn cách xa bữa ăn.

Hướng dẫn ăn trái cây đúng cách cho người bệnh tiểu đường

Loại hoa quả này cũng rất tốt cho sức khỏe nhưng cần phải lựa chọn đúng loại và ăn với hàm lượng thích hợp để không làm lượng đường huyết tăng đột ngột. Người bị tiểu đường khi ăn trái cây cần chú ý những điều sau:

Không nên ăn những loại hoa quả sấy khô, đóng hộp vì lượng đường bị cô đặc, cơ thể hấp thụ nhanh, lượng đường trong máu sẽ tăng cao hơn.Chỉ nên ăn tối đa 3 lần hoa quả/ngày vào bữa phụ, cách xa bữa ăn (khoảng 2 giờ đồng hồ).Mỗi lần ăn không quá 150g hoa quả hoặc áp dụng quy tắc lòng bàn tay (lượng hoa quả nằm gọn trong lòng bàn tay).Những loại hoa quả người bệnh tiểu đường cần kiêng hoặc lần đầu ăn thì trước khi ăn nên đo lượng đường trong máu và sau 2 giờ tiến hành đo lại. Nếu đường huyết tăng thì cần phải điều chỉnh giảm lượng trái cây của bữa đó xuống.

Xem thêm: Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa Đúng Cách, Chế Độ Chăm Sóc Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa

Như vậy, qua những thông tin trên chắc hẳn bạn đã biết được bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì và kiêng ăn trái cây gì. Qua đó, bạn có thể lựa chọn loại hoa quả phù hợp và điều chỉnh lượng ăn thích hợp giúp cơ thể hấp thu được chất dinh dưỡng cần thiết mà không làm tăng chỉ số đường huyết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *