Thông liên nhĩ là bệnh lý tim bẩm sinh chiếm từ 7 – 15% và xếp hàng thứ 5 trong các bệnh lý tim bẩm sinh nói chung, bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, phần lớn trường hợp thông liên nhĩ lành tính và không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đang xem: Bệnh thông liên nhĩ có nguy hiểm không

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.CKI Vũ Năng Phúc – Trưởng khoa Tim bẩm sinh, Trung tâm tim mạch BVĐK Tâm Anh, TP.HCM

Thông liên nhĩ là gì?

Thông liên nhĩ tên tiếng anh là Atrial Septal Defect (ASD), đây là bệnh lý tim bẩm sinh với sự xuất hiện của một lỗ thủng giữa hai buồng tâm nhĩ. Thông liên nhĩ nằm ở nhiều vị trí khác nhau của vách liên nhĩ. Thông thường, nếu lỗ thông liên nhĩ nhỏ, lỗ này có thể tự đóng. Tuy nhiên với lỗ thông lớn, điều này có thể dẫn tới những biến chứng tim và phổi nguy hiểm.

*

Thông liên nhĩ (TLN) chiếm khoảng từ 5% đến 10% các trường hợp tim bẩm sinh

Phân loại thông liên nhĩ dựa vào phôi thai học và được chia thành 4 loại:

Thông liên nhĩ lỗ tiên phát (ASD-op): có thể xảy ra đơn độc nhưng thông thường xảy ra trong bệnh cảnh tim bẩm sinh phức tạp (kênh nhĩ thất), vị trí nằm thấp, sát van nhĩ thất.Thông liên nhĩ lỗ thứ phát (ASD-os): Đây là tình trạng thường gặp nhất, chiếm đến 70% các trường hợp, có thể xảy ra đơn độc và vị trí nằm ở trung tâm của vách liên nhĩ. Lỗ thông liên nhĩ thứ phát thường có kích thước từ 10 – 30 mm.Thông liên nhĩ xoang tĩnh mạch (ASD-sv): Đây là một tình trạng hiếm gặp và có 2 loại:Loại tĩnh mạch chủ trên: nằm ngay dưới lỗ đổ của tĩnh mạch chủ trên vào nhĩ phải. Thông liên nhĩ xoang tĩnh mạch chủ trên thường đi kèm với hồi lưu tĩnh mạch phổi bất thường.Loại tĩnh mạch chủ dưới thì nằm sát lỗ đổ vào của tĩnh mạch chủ dưới vào nhĩ phải.Thông liên nhĩ xoang vành (ASD-cs): do mất trần xoang vành, trường hợp này vô cùng hiếm gặp.

*

Dấu hiệu thông liên nhĩ

Nhiều trẻ em có khiếm khuyết vách ngăn liên nhĩ sẽ không có triệu chứng và vẫn khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, nếu lỗ thông liên nhĩ lớn, người bệnh có thể có một số dấu hiệu và triệu chứng sau:

Dễ mệt mỏi;Thở nhanh;Khó thở;Chậm tăng trưởng.Thường xuyên bị nhiễm trùng đường hô hấp;Rối loạn nhịp tim.

Trẻ lớn và người lớn có bệnh bẩm sinh này có thể bị đau nửa đầu. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh liệu thông liên nhĩ có phải là nguyên nhân gây ra tình trạng này hay không.

Nguyên nhân gây bệnh 

Hiện nay, chưa có lý do giải thích nguyên nhân rõ ràng tại sao bị thông liên nhĩ, nhưng một số dị tật tim bẩm sinh dường như có yếu tố di truyền.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ em bé sinh ra có tim bẩm sinh bao gồm:

Nhiễm trùng rubella: Bị nhiễm rubella trong vài tháng đầu của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ dị tật tim thai.Sử dụng ma túy, thuốc lá, uống rượu hoặc tiếp xúc với một số chất kích thích như cocaine, trong khi mang thai có thể gây hại đến sự phát triển của thai nhi.Bệnh tiểu đường hoặc lupus: Mắc bệnh tiểu đường hoặc lupus có thể làm tăng nguy cơ sinh con bị dị tật tim.

Phương pháp chẩn đoán

Một khi nghi ngờ trẻ bị tim bẩm sinh nói chung và thông liên nhĩ nói riêng, bác sĩ tim mạch có thể yêu cầu những xét nghiệm sau:

Điện tâm đồ (ĐTĐ): ghi lại hoạt động điện của tim và cho thấy các bất thường trên điện tim do thông liên nhĩ gây ra.Chụp X-quang tim phổi: có thể cho thấy kích thước tim hoặc những thay đổi trong phổi của con bạn do tăng lưu lượng máu lên phổi.

Xem thêm: Tỏi Mọc Mầm Có Ngâm Rượu Được Không, Tỏi Mọc Mầm Có Ăn Được Không

Siêu âm tim: Đây được xem là phương pháp chính trong chẩn đoán dị tật thông liên nhĩ, bệnh nhân nhỏ tuổi thường sử dụng phương pháp siêu âm qua thành ngực còn đối với những bệnh nhân lớn tuổi, có thành ngực dành, phương pháp siêu âm tim qua thực quản có thể được chỉ định.

Thông liên nhĩ có nguy hiểm không?

Nếu lỗ thông nhỏ, thường sẽ không gây ra biến chứng gì nguy hiểm. Một số lỗ thông nhỏ sẽ tự bít lại khi trẻ 1 – 4 tuổi. Nếu lỗ thông lớn có thể gây một số biến chứng như tăng áp phổi, suy tim phải, rối loạn nhịp hoặc tai biến mạch não, …

Phương pháp điều trị

Theo BS.CKI Vũ Năng Phúc – Trưởng khoa Tim mạch Nhi, Trung tâm tim mạch BVĐK Tâm Anh TP.HCM, để điều trị bệnh thông liên nhĩ, tùy trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa.

Điều trị nội khoa

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh thường xuất hiện muộn. Điều trị nội khoa chỉ có vai trò hỗ trợ, nâng đỡ chuẩn bị trước phẫu thuật; kiểm soát nhịp trong trường hợp loạn nhịp tim; hoặc điều trị suy tim trong trường hợp tăng áp phổi đi kèm với lợi tiểu và dãn mạch phổi.

Điều trị đóng thông liên nhĩ bằng thông tim / phẫu thuật

Tùy theo vị trí, kích thước lỗ thông và tương quan giữa lỗ thông và các cấu trúc lân cận, thông liên nhĩ có thể được đóng bằng thông tim hoặc phẫu thuật tim.

Thông tim

Trong thủ thuật này, một ống thông nhỏ được đưa vào mạch máu ở vùng bẹn và đi đến tim. Bác sĩ tim mạch điều khiển ống dẫn vào các vị trí trong tim để thực hiện các phép đo lưu lượng máu, áp suất và nồng độ oxy trong các buồng tim. Một dụng cụ được thiết kế đặc biệt sẽ được đưa vào vị trí lỗ thông và kẹp vào bờ lỗ thông trên vách ngăn giữa 2 tâm nhĩ. Dụng cụ này sẽ bít kín lỗ thông ngăn máu từ nhĩ trái qua nhĩ phải.

Lúc đầu, cấu trúc dụng cụ bít lỗ thông và áp lực tự nhiên trong tim cố định thiết bị tại chỗ. Theo thời gian, mô bình thường của tim phát triển vào dụng cụ và bao phủ hoàn toàn. Kỹ thuật này không để lại sẹo ở ngực, thời gian hồi phục ngắn hơn so với phẫu thuật tim và thường chỉ cần nằm viện qua đêm.

Phẫu thuật tim

Đôi khi, lỗ thông liên nhĩ có kích thước rất lớn hoặc gần các cấu trúc tim lân cận, vì vậy phẫu thuật tim để đóng lỗ thông được chỉ định trong trường hợp này. Tuổi phẫu thuật thường trước khi vào tiểu học, thời gian có thể dao động nhưng ít khi phẫu thuật trong năm đầu.

Trẻ sẽ được gây mê toàn thân và không cảm thấy đau trong suốt cuộc phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo một mổ ở ngực. Sau đó, lỗ thông liên nhĩ được khâu trực tiếp hoặc sử dụng miếng vá nhân tạo khâu lỗ thông.

Trẻ em thường có thể xuất viện từ 3 đến 5 ngày sau phẫu thuật. Trong những ngày đầu về nhà, nên cho trẻ thư giãn trên giường hoặc trên ghế và thực hiện các hoạt động yên tĩnh như đọc sách, ngủ và xem TV. Bác sĩ sẽ cho bạn biết khi nào trẻ có thể đi học lại.

Xem thêm: Phân Biệt Sốt Xuất Huyết Và Sốt Siêu Vi Rus Với Sốt Xuất Huyết

Mất khoảng 6 tuần để vết mổ ở ngực lành lại. Sau đó, nếu không có vấn đề gì, trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn và có thể trở lại các hoạt động bình thường. Bác sĩ sẽ thảo luận với phụ huynh về những rủi ro và biến chứng khác có thể xảy ra trước khi làm thủ thuật. Sau khi lỗ liên nhĩ được phẫu thuật đóng kín, hầu hết trẻ không có thêm triệu chứng hoặc các vấn đề liên quan đến bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *