Thoát vị bẹn thường xuất hiện ở trẻ em dưới 15 tuổi với tỉ lệ 1-3% và tỉ lệ 3-4,8% ở trẻ sinh non. Bệnh gặp ở cả trẻ trai – trẻ gái và nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Đang xem: Những điều cần biết về thoát vị bẹn ở trẻ em

Thoát vị bẹn ở trẻ nhỏ

Thoát vị bẹn ở trẻ nhỏ là hậu quả của bất thường bẩm sinh do tồn tại ống phúc tinh mạc khiến tạng trong ổ bụng như ruột, mạc nối lớn chạy xuống bìu tạo nên các khối phồng to ở bẹn. Thông thường, ống phúc tinh mạc của trẻ ở những tháng cuối thai kỳ hoặc 3 tháng đầu sau sinh sẽ tự động đóng lại, càng lớn khả năng tự đóng của các ống này càng thấp sẽ gây ra thoát vị bẹn ở trẻ. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân phụ như: trẻ rặn quá nhiều do táo bón hay ho liên tục trong thời gian dài cũng gia tăng khả năng bị thoát vị bẹn ở trẻ.

Thoát vị bẹn có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên bẹn. Phụ huynh khi thấy trẻ có các dấu hiệu của thoát vị bẹn cần đưa đến bệnh viện khám và điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nguy hiểm.

*

Vị trí thoát vị bẹn ở trẻ nhỏ (Nguồn ảnh: Internet)

Biểu hiện thường gặp của thoát vị bẹn

– Xuất hiện khối sưng phồng tại vùng bẹn, bìu với trẻ trai và vùng mu-môi lớn ở trẻ gái. Khối phồng này căng to phần lớn ở tư thế đứng hoặc khi gắng sức như trẻ chạy nhảy, ho, quấy khóc hoặc rặn.

– Nắn vào vùng phồng sờ được túi thoát vị. Khối thoát vị mềm, nắn không đau. Có khi nghe thấy tiếng lọc xọc của hơi và dịch trong lòng ruột.

Xem thêm: Thực Phẩm Chức Năng Bổ Sung Chất Xơ, Một Số Lưu Ý Khi Sử Dụng

*

Bệnh nhân nhi đang điều trị tại Bv Hoàn Mỹ Đà Nẵng

Thoát vị bẹn ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Thoát vị bẹn nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây nhiều biến chứng cho trẻ như:

– Nghẹt, hoại tử ruột: Đó là tình trạng mắc kẹt ruột trong túi thoát vị, lúc này, khối thoát vị không thể đẩy lên được và rất đau đơn. Khoảng 20% bệnh nhân có thể bị nghẹt ruột ở bất kỳ tuổi nào nhưng thường bị ở trẻ nhỏ và khoảng 60% số bị thoát vị nghẹt hay xảy ra trong 3 tháng đầu sau đẻ

– Rối loạn tiêu hoá, gây chậm lớn ở trẻ nhỏ.

– Bệnh còn là yếu tố thuận lợi gây xoắn tinh hoàn, teo tinh hoàn, nghẹt bó mạch thừng tinh gây hoại tử tinh hoàn.

Các bậc phụ huynh cần lưu ý khi khối thoát vị đã hình thành thì sẽ lớn dần, nhanh hay chậm tùy thuộc mỗi người. Vì vậy, bệnh sẽ không thể tự khỏi khi trẻ lớn lên nếu không được can thiệp bằng phẫu thuật. Nếu phát hiện dấu hiệu bệnh, cần đưa trẻ đi khám và phẫu thuật thoát vị bẹn càng sớm càng tốt, tránh các trường hợp đáng tiếc dẫn tới biến chứng nghẹt và thậm chí phải cắt bỏ tạng thoát vị bị hoại tử.

Phẫu thuật thoát vị bẹn ở trẻ nhỏ

Theo BS CKII Lê Văn Tầm – Trưởng Khoa Ngoại Tiêu hóa – Gan – MậtBệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng cho biết: Phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt để cho thoát vị bẹn. Trẻ sẽ được phẫu thuật khâu thắt ống phúc tinh mạc (không cần phải đặt tấm lưới tổng hợp như ở người lớn), có thể mổ mở hoặc phẫu thuật nội soi.

Xem thêm: Làm Gì Khi Bị Kiến Ba Khoang Cắn Có Lây Không, Có Nguy Hiểm Không?

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của phẫu thuật nội soi trong ngoại nhi, cùng với ưu thế vượt trội hơn so với mổ mở như vết mổ nhỏ (thẩm mỹ), ít đau sau mổ, thời gian nằm viện ngắn hơn so với mổ mở; Khoa Ngoại Tiêu hóa – Gan – Mật – Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng đã triển khai kỹ thuật nội soi tiên tiến này và điều trị nhiều trường hợp thoát vị bẹn thành công.

Để đảm bảo phẫu thuật hiệu quả, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát, nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho trẻ, các bậc phụ huynh nên lựa chọn điều trị tại các bệnh viện uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại, cơ sở vật chất đảm bảo và chăm sóc hậu phẫu chu đáo.Khoa Ngoại Tiêu Hóa – Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

Tầm soát bệnh lý Thoát Vị Bẹn Miễn Phí tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

Hỗ trợ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *