Cường giáp và suy giáp là hai khái niệm dễ gây nhầm lẫn vì đều là bệnh liên quan đến tuyến giáp khá phổ biến hiện nay. Nhưng khác nhau về biểu hiện và triệu chứng. Hệ quả của nó nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Cường giáp và suy giáp
Cường giáp và suy giáp là hai căn bệnh không hiếm gặp, theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến tuyến giáp ở nữ giới cao gấp 4 lần so với nam giới. Nhiều người vẫn không biết mình đã mắc bệnh cường giáp hoặc suy giáp do triệu chứng của bệnh thường rất mơ hồ, khó nhận biết. Vậy cường giáp và suy giáp có gì khác nhau, bắt nguồn từ nguyên nhân gì, những biến chứng của nó gây nguy hiểm thế nào cho sức khỏe, cách điều trị như thế nào? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin đầy đủ cho bạn xoay quanh bệnh này.
Đang xem: Bệnh suy giáp có nguy hiểm không
Tuyến Giáp Là Gì?
Tuyến giáp là gì
Tuyến giáp nằm ở vị trí trước cổ, có hình dạng bướm, nặng khoảng từ 20 – 25 gram, đa phần mọi người ít chú ý đến nó nhưng đây lại là một tuyến nội tiết quan trọng ảnh hưởng đến các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Tuyến giáp bao gồm thuỳ trái nối với thuỳ phải thông qua eo tuyến. Tuyến giáp có nhiệm vụ tiết ra các hormone để duy trì hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường. Các bệnh liên quan đến tuyến giáp nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
So Sánh Cường Giáp Và Suy Giáp
1. Giống Nhau
Điều do sự thay đổi hormone tiết ra ở tuyến giáp cao hay thấp hơn mức chuẩn gây nên bất thường ở cơ thể người bệnh. Dù mắc phải bệnh cường giáp hay suy giáp đều có triệu chứng giống nhau như: cổ sưng to bất thường, cả người dễ mệt mỏi, giảm ham muốn tình dục.
Cường giáp và suy giáp giống nhau ở điểm nào?
2. Khác Nhau
Mặc dù cường giáp và suy giáp là hai bệnh xuất phát từ tuyến giáp nhưng để so sánh sự khác nhau của cường giáp và suy giáp biểu hiện rõ rệt nhất là gây ra tác hại trái ngược nhau tác động lên cơ thể người bệnh.
Sự thay đổi nồng độ hormone
Sự thiếu hụt hormone khiến tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả, các tình trạng trao đổi chất trong cơ thể bị chậm lại dẫn đến tình trạng suy giáp. Ngược lại cường giáp xảy ra khi lượng hormone ở tuyến giáp tiết ra quá nhiều làm quá trình trao đổi chất diễn ra quá nhanh đến mức cơ thể không kịp thích ứng.
Để nhận biết bệnh nhân mắc bệnh cường giáp hay suy giáp thông qua việc đo nồng độ hormone trong máu các bác sĩ sẽ có kết luận chính xác.
Nguyên nhân gây bệnh suy giáp:
Bệnh Hashimoto một loại bệnh tự miễn là gây ra rối loạn khi cơ thể tạo ra các kháng thể nhưng lại tiêu diệt nhầm tuyến giáp, viêm tuyến giáp là hai nguyên nhân gây ra suy giáp phổ biến nhất.
Ngoài ra yếu tố di tuyền, chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày thiếu hụt iốt nghiêm trọng và kéo dài, điều trị cường giáp bằng iốt phóng xạ ở một số trường hợp tia phóng xạ sẽ phá huỷ các tế bào ở tuyến giáp vĩnh viễn cũng là nguyên nhân gây bệnh suy giáp.
Bạn đã biết sự khác nhau giữa bệnh cường giáp và suy giáp chưa?
Triệu chứng bệnh suy giáp:Mệt mỏi: Cả người mất năng lượng, thường hay mệt mỏi, lờ đờ, thường kèm biểu hiện hay quên.Ăn không ngon miệng: Chán ăn, hay bỏ bữa nhưng lại tăng cân bất thườngDa khô bong tróc, tóc khô mất độ bóng mượt, dễ gãy móng tayRối loạn tiêu hoá, táo bónBị stress, rơi vào trầm cảmĐối với phụ nữ thường gặp vấn đề về kinh nguyệt, lượng máu giảm sút, mất hứng thú trong tình dụcThường xuyên bị chuột rút, đau các khớp xương, các cơVùng trước cổ bị sưng toĐối với bệnh nhân đã bị suy giảm nặng sẽ gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng hơn như: Toàn thân bị sưng phù, lưỡi phình to bất thường, da khô ráp, chuyển sang màu sẫm.Biến chứng
Nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng suy giáp nghiêm trọng: Gây ra loãng xương, xương yếu dễ gãy. Gây ra các vấn đề về tim mạch như tim đập nhanh, suy tim xung huyết, không đủ lượng máu cho các hoạt động sống của cơ thể. Ảnh hưởng đến thị giác, mắt thường căng phồng, ửng đỏ, nhìn mờ, chói.
Nguy hiểm nhất chính là xuất hiện các cơn co cường giáp khiến tim đập nhanh, sốt cao, thậm chí là mê sảng, nếu gặp trường hợp này cần đưa bệnh nhanh cấp cứu kịp thời nếu không có nguy cơ gây tử vong rất cao.
Nguyên nhân gây bệnh cường giáp:
Bệnh Graves một loại bệnh tự miễn, hay còn gọi là bệnh Basedow là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh cường giáp. Theo nghiên cứu chuyên môn, có đến 70 – 80 % người bị cường giáp mắc phải bệnh Graves.
Bệnh cường giáp không có tính chất lây nhiễm, có thể do di truyền, một số nguyên nhân khác ít gặp hơn nhưng cũng dẫn đến bệnh như: Viêm tuyến giáp, bị u tuyến độc, u tuyến yên nặng hơn là bệnh bướu tuyến giáp đa nhân. Một số thói quen ăn quá mặn, thức ăn chứa nhiều iốt trong thời gian dài, lạm dụng hormone tuyến giáp tổng hợp cũng gây nên cường giáp.
Xem thêm: Trường Đại Học Y Tế Công Cộng
Khi mắc bệnh cường giáp, bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng sau:Tim đập nhanh: Vượt ngưỡng thông thường, trên 100 nhịp đập/ phút. Cảm nhận được âm thanh ở lồng ngực phát ra tiếng thình thịch khiến người bệnh hồi hộp, khó thởSút cân nặng: Mặc dù bệnh nhân cảm thấy ăn uống rất bình thường, thậm chí là ngon miệng nhưng cân nặng lại tụt giảm không rõ nguyên nhân.Căng thẳng, mệt mỏi: Cả người mệt mỏi, luôn trong trạng thái lo âu, căng thẳng, khó tập trung, thể chất kém, lười vận động.Đau nhức xương khớp, các cơ bắp: Đây là biểu hiện rõ nhất, kèm theo ra mồ hôi, tay thường run rẩy khó kiểm soát.Một số bất thường khác như: Rối loạn tiêu hoá, nồng độ cholesterol bất thường, cổ sưng to, giọng khàn…Biến chứng cường giáp
Khi biến chứng bệnh cường giáp diễn biến phức tạp sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh
Bệnh cường giáp nếu không được điều trị kịp thời cũng sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hại cho người bệnh như tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim, nặng hơn sẽ gây ra suy tim. Mắt sưng to, rất dễ chảy nước mắt, mắt trở nên vô cùng nhạy cảm với nguồn ánh sáng gây ra viêm và tổn thương giác mạc.
Những biểu hiện này còn được gọi với các tên là lồi mắt ác tính. Cơn bão giáp là biến chứng nặng nhất do cường giáp gây ra khi các hormone đột ngột tăng cao đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Cường Giáp Chuyển Sang Suy Giáp
Bệnh nhân mắc phải bệnh cường giáp chuyển sang suy giáp là tình trạng không hiếm gặp. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do khi bệnh nhân đi điều trị bệnh cường giáp sẽ phải sử dụng thuốc kháng giáp trạng, những trường hợp nặng hơn sẽ tiến hành phẫu thuật cắt tuyến giáp, sử dụng iốt phóng xạ để điều trị bệnh.
Sau một khoảng thời gian quá dài sử dụng thuốc kháng giáp nhằm mục đích kiềm chế sự sản xuất hormone ở tuyến giáp với liều lượng cao, nhiều trường hợp xảy ra hiện tượng suy giáp sau điều trị Basedow.
Khi nào cường giáp chuyển sang suy giáp?
Để hạn chế xảy ra hiện tượng này, cần bác sĩ chuyên môn cao có kinh nghiệm thăm khám và đưa ra pháp đồ điều trị với lượng thuốc thích hợp cho từng bệnh nhân và giai đoạn của bệnh. Bên cạnh đó cần sự phối hợp của chính người bệnh đến tái khám theo đúng lịch hẹn để có sự điều chỉnh giảm lượng thuốc tuỳ theo những chuyển biến của bệnh tránh xảy ra suy giáp từ cường giáp chuyển sang.
Tuy nhiên cũng không nên quá lo lắng, việc thông báo tình trạng bệnh và điều chỉnh lại liều thuốc thích hợp kết hợp với các loại thuốc điều trị khác sẽ khiến tình trạng suy giáp thuyên giảm, lâu dần tuyến giáp sẽ hồi phục hoàn toàn.
Điều Trị Suy Giáp
Cách chữa bệnh suy giáp bằng thuốc nội tiết tố thay thế hoàn toàn hormone mà tuyến giáp không có khả năng tạo ra nữa. Thông thường loại thuốc này được các bác sĩ khuyên dùng vào buổi sáng trước khi ăn sẽ có hiệu quả tốt nhất. Trong quá trình điều trị, chia thành các giai đoạn khác nhau, dựa vào chuyển biến tích cực của bệnh nhân thông qua các xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone, các bác sĩ sẽ có sự điều chỉnh liệu lượng thuốc cho thích hợp. Thời gian xét nghiệm dãn cách thường là 6 – 8 tuần, khi có kết quả tốt sẽ tái xét nghiệm sau 6 tháng đến 1 năm.
Bệnh suy giáp là một bệnh không hiếm gặp và có thể kiểm soát hoàn toàn bằng thuốc. Chính vì vậy bệnh nhân không nên quá hoang mang lo lắng ảnh hưởng đến tinh thần và quá trình điều trị. Cách tốt nhất là giữ tinh thần thoải mái, tuân theo pháp đồ điều trị, uống thuốc đúng như hướng dẫn và tái khám theo lịch hẹn để kiểm soát bệnh hiệu quả.
Những lưu ý về bệnh cường giáp và suy giáp
Khi bạn được chẩn đoán mắc phải bệnh cường giáp và suy giáp cần lưu ý những điều sau để bệnh có chuyển biến tích cực nhất:
Đi đến bác sĩ khám theo lịch hẹn đều đặn để theo dõi chuyển biến bệnh để có những phương pháp điều trị tích cực nhất.Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc tuyến giáp để giảm cân.Đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cần chú ý nhiều hơn, quan sát lượng đường trong máu theo đúng yêu cầu của bác sĩ.Những phương pháp điều trị bệnh tuyến giáp có thể gây ra các tác dụng phụ tạm thời thường gặp nhất là rụng tóc. Bạn không nên quá lo lắng, khi bệnh tuyến giáp được kiểm soát thì hiện tượng này cũng sẽ biến mất.Không lạm dụng, tự ý sử dụng thuốc trong thời gian dài tránh tình trạng cường giáp chuyển sang suy giáp.
Để hỗ trợ tốt nhất giúp việc điều trị bệnh hiệu quả bên cạnh tuân thủ nghiêm ngặt quá trình điều trị theo lời dặn của bác sĩ bạn nên thay đổi thói quen hằng ngày để có tinh thần thoải mái và sức khỏe tốt như:
Ăn theo chế độ ăn phù hợp, hạn chế các loại thực phẩm gây ảnh hưởng xấu cho bệnh tuyến giáp.Nên tập thể dục đều đặn mỗi ngày, khoảng từ 15 – 30 phút.Hạn chế thức khuya, ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày.
Bỏ túi những lưu ý về bệnh cường giáp và suy giáp để kịp thời chẩn đoán và điều trị hiệu quả
Cường giáp và suy giáp là hai bệnh phổ biến trên thế giới và hiện nay đã có pháp đồ điều trị hiệu quả bằng thuốc lẫn phẫu thuật. Với những thông tin trên hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh cường giáp và suy giáp. Khi có những biểu hiện bất thường liên quan đến tuyến giáp, chúng ta không nên chủ quan cần đến bệnh viện để thăm khám và có chuẩn đoán chính xác từ các bác sĩ chuyên môn thông qua siêu âm bệnh lý tuyến giáp, tránh tình trạng bệnh kéo dài gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, gây khó khăn trong việc điều trị.
Hãy chọn chi nhánh gần bạn để thăm khám và nhận kết quả trực tuyến nhanh chóng. Để tham khảo về các nhóm xét nghiệm và bảng giá, quý khách vui lòng truy cập Tại Đây.
Xem thêm: Người Mắc Bệnh Quai Bị: Nên Kiêng Gì, Nên Ăn Gì? Gì Và Ăn Gì?
Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền và không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.