Sau sinh, mẹ có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng hậu sản. Sa tử cung sau sinh là một trong những biến chứng ấy. Mẹ cần điều trị sớm chứng bệnh này để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và việc chăm sóc bé yêu.
Đang xem: Bệnh sa tử cung và cách chữa trị
Sa tử cung sau sinh là hiện tượng gì?
Sa tử cung còn được gọi với những cái tên như sa dạ con, sa sinh dục, sa thành âm đạo là tình trạng thành tử cung tụt xuống vào ống âm đạo, thậm chí lộ hẳn ra bên ngoài âm đạo. Sa tử cung thường gặp ở phụ nữ sau sinh.
Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường ngày của sản phụ, khiến họ khó chịu, thậm chí còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này trong trường hợp nặng. Vì thế, chị em cần phát hiện và điều trị sớm bệnh hậu sản này.
Các giai đoạn của bệnh sa tử cung sau sinh
Sa tử cung sau sinh được chia thành nhiều giai đoạn, với sự tiến triển theo:
Giai đoạn 0: Bệnh chưa có biểu hiện bất thường, các cơ quan của vùng chậu của sản phụ vẫn hoạt động bình thường.Giai đoạn 1: Cổ tử cung bắt đầu sa vào âm đạo.Giai đoạn 2: Cổ tử cung bắt đầu lòi ra ngoài cửa âm đạo.Giai đoạn 3: Toàn bộ cổ tử cung lộ hẳn ra ngoài âm đạo.
Sa tử cung có nguy hiểm?
Sa tử cung là bệnh lý hậu sản tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm. Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng sau:
Loét âm đạo: Đây là biến chứng thường gặp ở những người bị sa tử cung giai đoạn 4. Khi tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo, dễ bị cọ sát với quần. Nếu không được điều trị sớm sẽ gây nhiễm trùng, lở loét.
Sa tử cung nếu không điều trị sớm có thể gây nhiễm trùng âm đạo
Các cơ quan khác cũng bị sa xuống: Tử cung sa xuống trong thời gian dài mà không được đẩy lên sẽ khiến cho những cơ quan khác của vùng chậu như ống dẫn trứng, bàn quang, buồng trứng… cũng có nguy cơ bị sa xuống.
Nguyên nhân gây sa tử cung sau sinh
Một vài nguyên nhân dưới đây có thể khiến chị em dễ bị sa tử cung:
Mang thai đôi, đa thai hoặc kích thước thai nhi lớn khiến mẹ phải rặn nhiều khi sinh và tử cung vì thế dễ bị sa xuống.Thừa cân, béo phì gây áo lực cho cơ xương chậu.Ho mãn tính gây tăng áp lực ổ bụng dẫn đến sa tử cung.Phụ nữ có quá trình sinh nở phức tạp.Người từng phẫu thuật lớn ở vùng xương chậu khiến các mô khung chậu suy yếu.Thường xuyên nâng vác vật nặng không đúng cách.Sau sinh phụ nữ phải lao động nặng.Dị tật bẩm sinh ở tử cung như tử cung 2 buồng, cổ và eo tử cung có kích thước bất thường…
Dấu hiệu nhận biết sa tử cung
Nếu gặp phải những triệu chứng dưới đây, rất có thể bạn đã bị sa tử cung:
Gặp khó khăn khi đi đại tiện, đi tiểu.Cảm thấy nặng nề vùng xương chậu.Thấy có cục gì đó rơi ra từ âm đạo.Đau khi quan hệ tình dục.Táo bón kéo dài.Chảy máu khi quan hệ.
Táo bón sau sinh kéo dài có thể là nguyên nhân gây sa tử cung
Điều trị sa tử cung sau sinh
Sa tử cung có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau, phẫu thuật hoặc không phẫu thuật.
Điều trị không phẫu thuật
Bạn có thể áp dụng những cách dưới đây để cải thiện tình trạng sa tử cung.
Xem thêm: Nguyên Nhân Tăng Huyết Áp Đột Ngột, Xử Trí Thế Nào? Nguyên Nhân Khiến Huyết Áp Tăng Đột Ngột
Duy trì cân nặng hợp lý, nều thừa cân hãy giảm cân để tránh gây áp lực lên ổ bụng.Hạn chế khiêng vác vật nặng.Đặt vòng nâng tử cung qua đường âm đạo.Thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh cơ vùng chậu, bài tập Kegel.Sử dụng liệu pháp estrogen âm đạo.
Những phương pháp này thường chỉ có hiệu quả với những trường hợp bệnh nhẹ, hoặc giúp làm giảm triệu chứng trong những trường hợp nặng chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Điều trị phẫu thuật
Với những trường hợp bệnh nặng, áp dụng các phương pháp điều trị không phẫu thuật không đem lại hiệu quả thì người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật. Có những phương pháp là phẫu thuật treo tử cung hoặc phẫu thuật cắt tử cung.
Với trường hợp phẫu thuật treo tử cung, bác sĩ sẽ tiến hành thu ngắn các dây chằng hoặc dùng vật liệu y khoa để thay thế những cơ sàn chậu giúp nâng đỡ các cơ quan vùng chậu và đưa tử cung về lại vị trí cũ.
Vận động nhẹ nhàng, đi bộ, taaoj yoga giúp ngăn ngừa sa tử cung
Phương pháp này có thể được thực hiện quả ngả âm đạo hoặc qua nội soi ổ bụng. Tuy nhiên, những trường hợp dự định mang thai thì không nên áp dụng phương pháp này vi bệnh sẽ dễ tái phát do mang thai gây tăng áp lực vùng chậu.
Với trường hợp phẫu thuật cắt tử cung, bác sĩ sẽ tiến hành cố định mỏm cắt âm đạo vào xương cùng để ngăn ngừa sa mỏm cắt, giúp khắc phục sa thành âm đạo.
Biện pháp phòng ngừa sa tử cung sau sinh
Sa tử cung không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm, ảnh hưởng đến lần mang thai tiếp theo nên cách tốt nhất là phòng ngừa từ đầu. Hãy áp dụng các cách sau:
Sau sinh, sản phụ cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, không làm việc quá sức, lao động mạnh hay nâng vác vật nặng.Đi lại, vận động nhẹ nhàng giúp hồi phục sức khỏe, ngăn ngừa táo bón sau sinh để tránh áp lực lên vùng chậu.Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp hồi phục sức khỏe, nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, bổ sung chất xơ để giúp tiêu hóa dễ dàng, hạn chế táo bón.Uống nhiều nước để hỗ trợ tiêu hóa, đồng thời tăng cường tiết sữa mẹ cho con bú.Giữ ấm cho sản phụ, ngăn ngừa ho, cảm lạnh vì ho gây áp lực lên vùng chậu có thể dẫn đến sa tử cung.
Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh sa tử cung sau sinh. Nắm được những thông tin này, sản phụ sẽ có cách ngăn ngừa cũng như phát hiện và điều trị bệnh sớm để giảm thiểu biến chứng do bệnh gây ra. Chúc mẹ sau sinh luôn khỏe mạnh để có thể chăm sóc bé yêu một cách tốt nhất.
Xem thêm: Viêm Đại Tràng Co Thắt Là Gì, Bệnh Do Rối Loạn Chức Năng Của Đại Tràng
Theo dõi thêm fanpage Lớp học tiền sản BV Hồng Ngọc để cập nhật nhiều thông tin hữu ích.