Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Duyên – Bác sĩ Thận – Nội tiết – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net Hải Phòng. Bác sĩ đã có hơn 11 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh nội khoa chung đặc biệt có thế mạnh trong khám và điều trị chuyên ngành thận – Nội tiết.
Đang xem: Bệnh nội tiết gồm những bệnh gì
Các tuyến nội tiết có chức năng tiết ra các hormone nội tiết điều hòa cơ thể kiểm soát nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Một số bệnh nội tiết hiện nay rất thường gặp: Bệnh đái tháo đường, suy giáp, cường giáp, suy tuyến yên, suy tuyến thượng thận,…
Hệ nội tiết bao gồm hệ thống các tuyến nội tiết, mỗi tuyến nội tiết sản sinh ra một hoặc nhiều hormone khác nhau. Sau đó các hormone này giải phóng vào trong máu để điều hòa các cơ quan của cơ thể. Nhiệm vụ quan trọng của hệ thống nội tiết là liên tục chuyển đi các tín hiệu. Những “chất truyền tin” đó được gọi là các hormone, được sản xuất ra từ một tuyến đặc biệt gọi là tuyến nội tiết. Các hormone này mang tín hiệu tới một tuyến khác hoặc các tế bào không phải là nội tiết.
Hormone chính là chất có vai trò là trung tâm chỉ huy và điều hòa hầu hết các chuyển hóa trong cơ thể như điều hòa nhiệt độ, cân bằng cơ thể khi có stress, điều hòa đường huyết….
Hệ thần kinh thông qua cơ chế thần kinh, hệ nội tiết thông qua có chế thể dịch giúp điều hoà các chức năng trong cơ thể người. Về mặt giải phẫu, hệ nội tiết bao gồm các tuyến nội tiết nhỏ, nằm rải rác không liên quan đến nhau nhưng về mặt chức năng chúng lại liên quan rất chặt chẽ. Bên cạnh đó, có thể nói tất cả các cơ quan và tế bào trong cơ thể đều làm nhiệm vụ nội tiết. Về mặt mô học, tuyến nội tiết là những tuyến không có ống dẫn, sản phẩm bài tiết hormone được đổ thẳng vào máu. Cấu tạo của tuyến nội tiết gồm hai phần: phần chế tiết tạo thành từng đám tế bào có nhiệm vụ tổng hợp và phóng thích hormone, lưới mao mạch phong phú bao bọc xung quanh các tế bào chế tiết có nhiệm vụ tiếp nhận hormone đưa vào hệ thống tuần hoàn.
Các tuyến nội tiết chính trong cơ thể gồm: Vùng hạ đồi, tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến tụy, tuyến thượng thận và tuyến sinh dục. Bình thường, hệ thống thông tin phản hồi của các tuyến nội tiết giúp kiểm soát sự cân bằng hormone trong máu. Nếu cơ thể có quá nhiều hoặc ít hormone nào đó, hệ thống này sẽ phát tín hiệu để các tuyến nội tiết khắc phục sự cố. Mất cân bằng nội tiết tố có thể xảy ra nếu hệ thống thông tin phản hồi gặp vấn đề.
Các rối loạn thường gặp là tăng hay giảm chức năng và nguyên nhân của các rối loạn này rất nhiều, tùy thuộc vào từng tuyến nội tiết. Ví dụ tuyến giáp tổng hợp và bài tiết nhiều hormone giáp vào máu sẽ gây ra hội chứng cường giáp hay bệnh nhân sau mổ bướu giáp bị thiếu hụt hormone giáp sẽ dễ bị suy giáp. Nếu mổ cắt tuyến thượng thận thì gây suy tuyến thượng thận vv…
Xem thêm: Những Lợi Ích Từ Việc Làm Đẹp Da Mặt Bằng Nước Vo Gạo Hàng Ngày Có Tốt Không?
2. Triệu chứng của mất cân bằng hệ nội tiết
Tuỳ thuộc vào từng tuyến nội tiết trong cơ thể mà sẽ có những triệu chứng của sự mất cân bằng nội tiết hay rối loạn nội tiết. Tuy nhiên vẫn có một số dấu hiệu nhận biết chung mà người bệnh nên đi khám ngay khi nhận thấy cơ thể có sự thay đổi về:
Tăng cân, sụt cân bất thường.Uống nhiều.Đi tiểu nhiều.Bị thương và vết thương lâu lành.Suy giảm trí nhớ hay quên.Run tay, mất ngủ.Hồi hộp trống ngực. Rối loạn kinh nguyệt, táo bón.
Điều trị các rối loạn tuyến nội tiết là rất phức tạp như bổ sung hormone thiếu hụt hay sử dụng các loại thuốc làm kích thích hoặc ức chế tiết hormone nào đó nên do các bác sĩ chuyên khoa nội tiết phụ trách. Việc bổ sung hormone nội tiết được chỉ định và theo dõi rất cẩn thận nhằm làm giảm các tác dụng phụ không mong muốn của các loại thước này. Do đó không khuyến khích bệnh nhân dùng khi chưa có chỉ định cụ thể của bác sĩ.
Bệnh nội tiết là bệnh liên quan đến hệ thống nội tiết trong cơ thể và mắc phải các bệnh nội tiết khi hệ thống mất đi sự cân bằng trong cơ thể sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm. Các bệnh nội tiết thường gặp hiện nay là:
3.1. Đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường là bệnh do rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hormone insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Biểu hiện của bệnh đái tháo đường là mức đường trong máu luôn cao, trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm bệnh nhân luôn cảm thấy khát nước.
Biến chứng của bệnh tiểu đường rất nguy hiểm đến sức khoẻ như: suy thận, mù mắt, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, hoại tử và có nguy cơ tử vong… Vì vậy, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ để có thể chẩn đoán sớm bệnh tiểu đường cũng như nắm vững được các biến chứng của bệnh là hết sức cần thiết.
3.2. Cường giáp
Bệnh cường giáp xảy ra khi cơ thể sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp trong máu. Sự dư thừa nồng độ của hormone giáp làm tăng chuyển hóa và tăng nguy cơ bị những bệnh khác như bệnh tim, loãng xương và những rối loạn chuyển hóa khác. Tuyến nội tiết khi sản sinh ra nhiều hormone giáp hơn mức cơ thể cần sẽ gây ra những rối loạn về thần kinh, rối loạn tiêu hóa và các rối loạn tình dục. Bệnh nhân mắc cường giáp sẽ xuất hiện các biểu hiện như:
Căng thẳng và kích thích; Đánh trống ngực và tim đập nhanh; Run giật chân tay; Sụt cân hoặc tăng cân; Tăng số lần đi cầu hoặc bị tiêu chảy; Phù nề phần thấp ở chân/ bị liệt đột ngột; Khó thở khi gắng sức; Rối loạn giấc ngủ; Thay đổi thị giác: sợ ánh sáng hoặc nhạy cảm với ánh sáng, kích ứng mắt kèm với tăng tiết nước mắt, nhìn đôi, lồi mắt; Mệt mỏi và yếu cơ…
Cường giáp nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến cơ thể mắc một số bệnh về tim mạch như: rung nhĩ, rối loạn chức năng tâm trương, giảm phân suất tống máu, dày thất trái, co thắt cơ tim, loãng xương. Thậm chí lên cường giáp cấp ( cơn bão giáp) có thể gây tử vong.
3.3. Suy giáp
Suy giáp xảy ra khi chức năng của tuyến giáp hoạt động suy giảm hơn bình thường. Khi tuyến nội tiết có nhiệm vụ sản xuất hormone tuyến giáp nhưng không đầy đủ so với nhu cầu của cơ thể sẽ gây nên tổn thương ở các mô, cơ quan, các rối loạn chuyển hoá trên lâm sàng và xét nghiệm. Suy giáp có thể biểu hiện bằng các hình thái khác nhau tuỳ thuộc vào tuổi bệnh nhân và mức độ giảm tiết hormone giáp trạng. Đối với bệnh này, độ tuổi có vai trò quan trọng về mặt biểu hiện của bệnh. Bệnh suy giáp thường hay gặp ở phụ nữ. Nữ giới mắc bệnh chiếm tỷ lệ 2% trong khi ở nam giới chỉ có 0,1%. Ở trẻ sơ sinh, số lượng mắc phải căn bệnh này là 1/5.000 trẻ.
Suy giáp dẫn đến nhiều rối loạn với các biểu hiện: Mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức, có khi tăng cân, sợ lạnh, da khô và thô, da tái lạnh, tóc dễ rụng gãy, rụng lông mày, lông nách, lông mu thưa, phù niêm mạc toàn thể, da mỡ (trông láng bóng), thâm nhiễm các cơ quan như mi mắt (nặng mí mắt), lưỡi (lưỡi to dày), thanh quản (nói khàn, khó thở), cơ (gây giả phì đại cơ), dễ bị táo bón, nhịp tim chậm, tim to, tràn dịch màng tim, nếu suy giáp nặng có thể suy tim (nhất là khi có thiếu máu đi kèm), suy nghĩ và vận động chậm chạp, nói chậm, trí nhớ giảm.
3.4. Suy tuyến thượng thận
Khi tuyến thượng thận ngừng sản xuất các hormone cần thiết cho các chức năng sống của cơ thể sẽ dẫn tới bệnh suy tuyến thượng thận. Bệnh suy tuyến thượng thận có hai loại chính là: suy thượng thận nguyên phát hay bệnh Addison và thứ phát. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và cả nam lẫn nữ. Biểu hiện chính của bệnh bao gồm, mệt yếu cơ, trọng lượng cơ thể giảm, tụt huyết áp, có trường hợp bệnh nhân còn bị sạm da vùng tiếp xúc với ánh sáng và cả vùng không tiếp xúc với ánh sáng. Bệnh suy tuyến thượng thận thường được điều trị bằng cách bù lại lượng hormone bị thiếu hụt.
Xem thêm: Làm Gì Khi Trẻ Bị Nghẹt Mũi Hiệu Quả Ở Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ
3.5. Suy tuyến yên
Tuyến yên bài tiết ra hormone chính trong cơ thể có tác dụng kích thích các tuyến nội tiết khác. Bệnh suy tuyến yên là sự suy giảm chức năng của tuyến yên trong việc sản sinh ra các hormone. Bệnh lý tuyến yên là bệnh lý ít được mọi người để ý đến cho đến khi khối u đã quá to gây chèn ép và gây suy tuyến yên ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Đây là một loại bệnh rối loạn hiếm gặp, trong đó tuyến yên hoặc không sản xuất hoặc không sản xuất đủ một hoặc nhiều hormone. Sự thiếu hụt này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ các chức năng thông thường của cơ thể, chẳng hạn như áp lực tăng trưởng trong máu và sinh sản.