Giới thiệu Tin tức & Sự kiện Thông tin Dược 2. Quản lý chất lượng thuốc 3. ADR & Cảnh giác dược: Chăm sóc khách hàng Dịch vụ y tế Thông báo
Giới thiệu Tin tức & Sự kiện Thông tin Dược 2. Quản lý chất lượng thuốc 3. ADR & Cảnh giác dược: Chăm sóc khách hàng Dịch vụ y tế Thông báo
Bé được sanh thường nhưng non tháng, tuổi thai chỉ 28 tuần, cân nặng 1400 gram.Bé nhanh chóng được đặt nôi khí quản, thở máy và chụp X-quang ngực khẩn. Kết quả phim cho thấy bệnh màng trong giai đoạn IV, nhanh chóng bé được chuyển qua chế độ thở rung tần số cao (HFO), tình trạng bé xấu dần nhiều lần diễn tiến nặng, tiên lượng tử vong cao.
Đang xem: Bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh
Nhưng với sự nỗ lực của đội ngũ nhân viên khoa Sơ Sinh, cùng với việc áp dụng nhiều kỹ thuật mới, trang thiết bị hiện đại, sau 15 ngày điều trị, bé dần cải thiện, không cần hỗ trợ của máy thở, có thể tự thở tốt, có thể tự tiêu hóa những giọt sữa đầu tiên, cử động và phản xạ tốt. Hiện tại bé tự thở mà không cần hỗ trợ, tươi tỉnh, bú tốt, tiêu hóa sữa tốt, cân nặng đã được 1900 gram.
Bệnh màng trong(HMD: Hyaline Membrane Disease) hay còn gọihội chứng suy hô hấp sơ sinh(Neonatal Respiratory Distress Syndrome) có thể gặp ở 1% tất cả trẻsơ sinh, và vào khoảng 10% tất cả trẻsơ sinh đẻ non, đặc biệt có thể lên đến 50% ở trẻ đẻ non trước 30tuần thai. Bệnh này là nguyên nhân của 1/3 tổng số tử vong trong diện sơ sinh. Nguyên nhân tiên phát là sự thiếu hụt về lượng và/hoặc về chất của surfactant ở trẻ đẻ non. Các triệu chứng bệnh thường biểu hiện suy hô hấp ngay sau lúc sinh ra hoặc trong 6 giờ đầu tiên, Bệnh lên đến đỉnh điểm vài ngày thứ hai hoặc ba. Trẻ thường tử vong trong giai đoạn này. Nếu qua khỏi, các triệu chứng giảm dần. Điều trị chủ yếu là hỗ trợ hô hấp bằng thông khí áp lực dương qua mũi (NCPAP) hoặc thở máy, liệu pháp thay thế Surfactant và điều chỉnh rối loạn đi kèm. Nhờ vào liệu pháp thay thế surfactant cũng như tiến bộ trong hồi sức và chăm sóc sơ sinh mà những trẻ sơ sinh đẻ non từ 27 đến 30 tuần thai bị bệnh màng trong có tỉ lệ sống đến 80%. Tuy nhiên khoảng 20% trong số này lại bị các biến chứng lâu dài của tình trạng sinh non như bệnhloạn sản phổi-phế quảnhoặcxuất huyết não.
Xem thêm: Kinh Nguyệt Đều Nhưng Không Rụng Trứng Không Rụng Ở Phụ Nữ, Hiện Tượng Trứng Không Rụng Ở Phụ Nữ
Khoa sơ sinh điều trị thành công một ca tràn khí màng phổi nặng
Tình trạng bé cải thiện chậm, nhiều lần diễn tiến xấu, tiên lượng tử vong cao. Nhưng với đội ngũ nhân viên trang bị kiến thức vững chắc và có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, đã sử dụng nhiều kỹ thuật mới, phương tiện hiện đại sẵn có, bé dần cải thiện. Sau 15 ngày điều trị tích cực Bé dần ổn định hơn, có thể tự thở mà không cần sự hỗ trợ của máy, thể trạng tươi tỉnh, cử động và phản xạ tốt, hô hấp ổn định. Hiện tại bé đã được 2000gram, tươi tỉnh hơn, không cần hỗ trợ về mặt hô hấp, tiêu hóa sữa tốt, đang được tập bú mỗi ngày với mẹ.
Xem thêm: Phê Duyệt Chiến Lược Quốc Gia Về Cấp Nước Sạch Và Vệ Sinh Nông Thôn Đến Năm 2020
Tràn khí màng phổilà hội chứng xảy ra khi không khí (từ ngoài hoặc trong nhu mô phổi) đi vào khoang màng phổi nhưng không ra được, làm cho nhu mô phổi bị xẹp lại về phía rốn phổi. Không khí từ phổi vào ngực là do các phế nang (túi khí nhỏ trong phổi nơi trao đổi Oxy và CO2) bị vỡ, khiến không khí thoát ra ngoài, vào khoang màng phổi gây tràn khí màng phổi. Triệu chứngtràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinhchủ yếu là suy hô hấp với thở nhanh, co lõm ngực, tím tái, ngưng thở và hình ảnh X-quang ngực cho thấy hình ảnh tràn khí đè ép nhu mô phổi. Phổi của trẻ sơ sinh rất non nớt và dễ bị tràn khí do phổi nở rộng sau sinh. Những yếu tố làm tăng nguy cơ gâytràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinhbao gồm: sanh non, hít phải phân su, phải hỗ trợ hô hấp khi sinh, được thông khí bằng máy, thoát vị hoành, bệnh màng trong. Điều trị chủ yếu là chống suy hô hấp (thở oxy, thở máy) và điều trị tràn khí màng phổi bằng chọc hút khí màng phổi và dẫn lưu. Tiên lượng khả quan nếu chẩn đoán và điều trị sớm kịp thời cho tỉ lệ thành công cao, giảm tỉ lệ tử vong.