Cháu năm nay 28 tuổi, cháu bị mắc hen phế quản cách đây vài tháng. Trước khi được chẩn đoán mắc hen thì cháu có đi khám nhiều nơi, nơi thì bảo cháu bị viêm phế quản, nơi thì bảo cháu bị trào ngược dạ dày. Điều trị mãi không đỡ. Cho đến khi được khám và chẩn đoán hen tại chuyên khoa hô hấp của bệnh viện Bạch Mai thì mới được kết luận chính xác là hen phế quản.

Đang xem: Bệnh hen suyễn có chữa được không

Hiện cháu đang dùng thuốc uống kết hợp với thuốc xịt, hít. Hiện cháu đã không còn thấy khó thở nhiều như trước đây, tình trạng ho đờm cũng đỡ hơn. Tái khám bác sỹ nói hi vọng có thể kiểm soát hen trong vòng 1 năm. Nhưng cháu rất boăn khoăn, không rõ sau 1 năm thì tình trạng bệnh của cháu có khỏi hoàn toàn được không? Cần lưu ý những gì khi điều trị? Ngoài hen cháu còn bị viêm mũi dị ứng, hay dị ứng với thực phẩm.

Trả lời:

Chào bạn,

Hen phế quản là bệnh mạn tính. Khi bị hen, các phế quản có hiện tượng viêm, lớp niêm mạc phế quản trở nên rất nhạy cảm với những tác nhân từ bên ngoài và ngay cả trong cơ thể người bệnh. Những tác nhân này gọi là yếu tố kích phát cơn hen, nghĩa là chúng có thể làm cho niêm mạc phế quản sưng phù lên, tiết dịch nhiều và gây co thắt các cơ bao quanh phế quản khiến người bệnh ho và khó thở, khi đó bệnh nhân lên cơn hen. Cơn hen có thể xảy ra với nhiều mức độ khác nhau: ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ có cảm giác hơi nặng ngực hoặc ho khan, nặng hơn có thể gây khó thở, khò khè; rất nặng thì bệnh nhân khó thở dữ dội, có thể dẫn đến tử vong nếu không xử trí kịp thời.

Yếu tố kích phát cơn hen rất đa dạng và mỗi cơ thể người bệnh đáp ứng với một hoặc nhiều loại khác nhau. Những yếu tố này có thể là: bụi khói như khói thuốc lá, khói bếp, khói xe,… thức ăn, thức uống, các mùi hăng nồng như thuốc xịt phòng, nước hoa…, lông vật nuôi trong nhà như chó mèo… dược phẩm, thời tiết thay đổi, cảm cúm, viêm mũi xoang, trào ngược dạ dày, hoạt động thể lực quá mức, cảm xúc mạnh… Bạn cần phải nhận biết yếu tố nào kích phát cơn hen của mình và báo cho bác sĩ biết để có biện pháp loại trừ hoặc phòng tránh; điều này rất quan trọng.

*

Mặc dù cho đến nay chưa có loại thuốc hay phương pháp nào chữa khỏi hẳn bệnh hen, nhưng ta có thể kiểm soát tốt được bệnh. Khi bệnh hen được kiểm soát triệt để có nghĩa là bạn không còn lên cơn hen hoặc thi thoảng mới có cơn hen nhẹ. Bạn vẫn có thể sinh hoạt, học hành, làm việc, vui chơi, tập luyện như người bình thường, tối bạn có thể ngủ yên không phải thức giấc vì cơn hen xảy ra. Để kiểm soát tốt bệnh hen, bạn cần thực hiện những điều sau đây, với sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa:

– Nhận biết và tránh tiếp xúc các yếu tố nguy cơ gây khởi phát cơn hen.

– Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Cần lưu ý phải biết cách sử dụng các loại thuốc hít đúng kỹ thuật thì mới có hiệu quả.

Xem thêm: Các Bài Tập Gym Tăng Cân Cho Người Gầy Hiệu Quả Nhất, Tập Thể Hình Giúp Tăng Cân: Làm Sao Cho Đúng

– Nhận biết các triệu chứng hen khi trở nặng và báo cho bác sĩ biết để điều chỉnh thuốc.

– Biết cách xử trí khi lên cơn hen cấp.

Theo dõi định kỳ khi triệu chứng hen đã được kiểm soát.

Điểm cần nhấn mạnh ở đây là bạn phải dùng thuốc đúng theo chỉ định, nghĩa là mặc dù không lên cơn hen nhưng vẫn tiếp tục dùng thuốc ngừa (thuốc dự phòng hen) đến khi bác sĩ cho ngưng. Bởi vì khi dùng thuốc tuy các triệu chứng hen không còn nhưng tác dụng kháng viêm của thuốc phải sau 3 – 4 tháng mới đạt hiệu quả tối đa, đôi khi lâu hơn. Sau đó bác sĩ sẽ giảm thuốc từ từ. Nếu dùng thuốc dự phòng ở mức thấp nhất mà không có triệu chứng hen thì thường sau khoảng 1 năm bác sĩ sẽ cho ngưng thuốc. Nhưng như thế không có nghĩa là khỏi bệnh hoàn toàn, bạn vẫn phải đi khám định kỳ và nếu có triệu chứng nghi hen trở lại bạn nên báo cho bác sĩ ngay. Nếu ngưng thuốc dự phòng sớm, cơn hen có thể xuất hiện trở lại và phải bắt đầu một đợt điều trị mới.

Xem thêm: Trẻ Em Có Nên Uống Thuốc Tăng Cân? Loại Nào Tốt Nhất 6 Thuốc Tăng Cân Cho Trẻ Em Từ 5 Đến 7 Tuổi

Cuối cùng, bạn cần tập luyện để tăng cường sức khoẻ, nếu các cơ hô hấp khoẻ, bạn sẽ chịu đựng cơn hen dễ dàng hơn; tập luyện còn làm cho hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Một số nghiên cứu cho thấy tập thở giúp làm nhẹ triệu chứng hen và giảm nhu cầu dùng thuốc dự phòng cũng như thuốc cắt cơn. Các môn thể thao phù hợp cho người bệnh hen là bơi lội, đi bộ, xe đạp… Tập yoga, khí công… tốt cho hệ hô hấp. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập môn gì.

Tóm lại, rất mừng là bạn đang kiểm soát tốt bệnh hen, với diễn tiến bệnh như thế thì sau một năm bác sĩ sẽ cho ngưng thuốc, vấn đề còn lại là bạn tránh yếu tố nguy cơ, rèn luyện thân thể và đi khám định kỳ. Chúc bạn luôn vui khoẻ!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *