Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ góp phần kiểm soát cơn đau và biến chứng nguy hiểm của gout. Vậy người bị bệnh gout nên ăn gì, kiêng ăn gì? Câu trả lời sẽ được bật mí ở nội dung dưới đây

 

*

Bị gout khiến khớp sưng phù, căng đỏ khiến người bệnh đau nhức và khó đi lại

Bệnh gout là gì?

Gout (gút) là bệnh mạn tính do rối loạn chuyển hóa bên trong cơ thể gây ra, thế nên rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn. Bệnh hình thành do có quá nhiều axit uric tích tụ tạo ra các tinh thể muối urat trong khớp. 

Thông thường, acid uric được đào thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Tuy nhiên, khi cơ thể sản xuất hoặc hấp thụ nhiều purin sẽ làm tăng quá mức nồng độ acid uric, khiến gan thận không kịp lọc thải gây ra hiện tượng ứ đọng acid uric.

Đang xem: Bác sĩ gợi ý: người bị bệnh gout nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Tầm quan trọng của dinh dưỡng với người bị bệnh gout

Thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý góp phần kiểm soát cơn đau và hạn chế tổn thương khớp do bệnh gout gây ra. Mặc dù không có kế hoạch ăn uống cụ thể nào có thể ngăn ngừa hoàn toàn bệnh gout hay cơn tái phát gout, nhưng nghiêm chỉnh tuân theo một chế độ ăn uống khoa học (chú trọng giảm thực phẩm giàu chất purin) giúp cân bằng nồng độ acid uric, từ đó làm chậm diễn tiến cũng như thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của bệnh gout.

*

Dinh dưỡng hợp lý giúp kiểm soát diễn tiến bệnh gout

Mục đích của việc thiết lập chế độ ăn uống “kiêng khem” cho người bệnh gout không hướng đến loại bỏ tất cả thực phẩm chứa chất purin ra khỏi thực đơn. Khẩu phần dành cho người bị gout vẫn phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu, chỉ cần cân nhắc nên ăn gì và kiêng gì một cách thận trọng.

Bệnh gout nên ăn gì?

Đối với người bệnh gout, loại bỏ thực phẩm giàu purin là điều cần thiết, nhưng không phải tất cả. Một số loại đồ ăn có hàm lượng purin thấp (100mg purin/ 100 gram) có thể duy trì trong thực đơn như:

Trái cây

Hầu hết các loại trái cây đều tốt cho bệnh gout. Trong đó, một nghiên cứu đăng trên Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ chỉ ra: Quả cherry có tác dụng giảm nồng độ axit uric và giảm viêm giúp ngăn ngừa các cơn tái phát của bệnh gout. 

Rau

Cũng như hoa quả, mọi loại rau đều có lợi cho người bị gout, đặc biệt là khoai tây, đậu Hà Lan, cà tím và nhóm rau có màu xanh đậm như rau bina, rau ngót, bông cải xanh, cải xoăn…

Các loại đậu và hạt

Những món ăn chế biến từ họ đậu bao gồm đậu lăng, đậu xanh, đậu đen, đậu nành và các loại hạt như hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt điều… là thực phẩm không thể thiếu trong tủ lạnh của người bệnh gout. 

Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt gồm yến mạch, gạo lứt và lúa mạch… không chỉ thích hợp cho người bị bệnh gout mà còn được khuyến khích cho hầu hết những người mắc các vấn đề liên quan đến xương khớp.

Dầu thực vật

Thay dầu ăn từ mỡ động vật bằng dầu thực vật như dầu hạt cải, dầu dừa, dầu ô liu và dầu lanh… chứa hàm lượng purin vừa phải giúp giảm nhẹ các triệu chứng của gout.

Thực phẩm giàu protein

Người bị gout nên sử dụng nguồn cung cấp protein chính là thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, các chế phẩm từ sữa ít béo.

Nước 

Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể mỗi ngày (khoảng 1.5 – 2 lít/ 1 ngày) sẽ giúp tăng cường đào thải acid uric, giảm nhẹ cơn đau và mức độ tái phát bệnh gout.

Xem thêm: Cách Đây 20 Năm Bà Là Tiên, Chuyện Cổ Tích 20 Năm Về Trái Tim Cô Tim

*

Uống đủ nước giúp đào thải acid uric tốt hơn, giảm đau và kiểm soát

Trong các loại cá, cá hồi tươi hoặc đóng hộp thường chứa hàm lượng purin thấp hơn cả, thế nên đây là món ăn lý tưởng khi bị gout.

Lưu ý: Không cần từ bỏ hoàn toàn bất kì loại thịt nào, chỉ cần tiêu thụ ở một mức độ vừa phải là được. Tốt nhất, bạn nên đến trung tâm dinh dưỡng uy tín để được chuyên gia chỉ dẫn cụ thể nên ăn bao nhiêu thịt mỗi tuần thì thích hợp cho người mắc bệnh gout.

Người bị gout nên bổ sung dưỡng chất chăm sóc xương khớp

Cuộc chiến với bệnh gout không phải một sớm một chiều là có thể kết thúc. Trong cuộc chiến dai dẳng này, khớp và xương chính là những “nạn nhân” chịu ảnh hưởng trực tiếp mà chúng ta cần bảo vệ.

Do đó, người bệnh gout nên bổ sung dưỡng chất thiên nhiên có tác dụng chăm sóc xương khớp từ sâu bên trong như Peptan. Đây là tinh chất chuyên biệt giúp phục hồi tế bào sụn và xương dưới sụn bị tổn thương, đồng thời kích thích sản xuất chất nền nuôi dưỡng xương khớp khỏe mạnh.

 

Peptan có trong Jex Max đem lại tác dụng đặc biệt trên sụn khớp

Khi xương khớp vững chắc và ổn định sẽ hạn chế những tác động tiêu cực của bệnh gout, giảm thiểu tổn thương và duy trì vận động. Vậy nên, sử dụng sản phẩm chứa Peptan là cách chăm sóc và bảo vệ xương khớp an toàn, hiệu quả.

Xem thêm: Không Nên Tự Ý Sử Dụng Thuốc Bổ Tăng Sức Đề Kháng Cho Trẻ, Có Nên Sử Dụng Không

Bệnh gout nên kiêng ăn gì?

Hạn chế hoặc tránh nhóm thực phẩm chứa hàm lượng lớn purin (200mg purin/ 100gr thực phẩm) sẽ giúp giảm tái phát gout và giảm đau khớp. Những loại đồ ăn thức uống nhiều purin phải kể đến như:

Tất cả các loại nội tạng động vật gồm gan, thận, lá lách, não… Một số loại thịt như gà lôi, thịt bò và thịt nai. Hải sản có vỏ như sò điệp, cua, tôm… Đồ uống có đường như nước ngọt, trà sữa… và chứa cồn như rượu bia.

Ngoài ra, những sản phẩm có hàm lượng đường fructose cao như soda và một số loại nước trái cây, kem, kẹo, đồ ăn nhanh cũng không phải lựa chọn dành cho người bệnh gout. 

Gợi ý thực đơn 7 ngày cho người bị bệnh gout

Nếu bạn chưa biết bệnh gout nên ăn gì, kiêng gì, có thể tham khảo thực đơn gợi ý dưới đây để có 1 tuần tràn đầy năng lượng mà không làm gia tăng triệu chứng của gout:

Thứ hai

Bữa sáng: Chén yến mạch và khoảng 31 gram quả mọng trộn chung với sữa chua Hy Lạp. Bữa trưa: Đĩa salad gồm quinoa, trứng luộc và rau tươi. Bữa tối: Phần mì ống với gà quay, rau bina và ớt chuông (thêm pho mát ít béo nếu có).

Thứ ba

Bữa sáng: Lý sinh tố với 74gr việt quất, 15gr rau bina và 1/4 cốc sữa chua Hy Lạp (có thể thêm 59 ml sữa ít béo). Bữa trưa: Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt với trứng và rau xà lách Bữa tối: Thịt gà xào rau củ ăn kèm cơm gạo lứt.

Thứ tư

Bữa sáng: Chén yến mạch để qua đêm với các nguyên liệu là 27gr yến mạch, 59 ml sữa chua Hy Lạp, 79 ml sữa ít béo, 1 muỗng cà phê hạt chia, 31gr quả mọng và muỗng cà phê chiết xuất vani (không có vani cũng được). Bữa trưa: Đậu cô ve và rau tươi luộc ăn kèm bánh mì nguyên cám. Bữa tối: Cá hồi nướng với măng tây và cà chua bi.

*

Cá hồi nướng – món ngon cho người bệnh gout

Thứ năm

Bữa sáng: Chén sữa chua hạt chia để qua đêm gồm 28gr hạt chia, 240 ml sữa chua Hy Lạp và 1/2 muỗng cà phê chiết xuất vani với trái cây thái lát (trái cây tùy chọn).  Bữa trưa: Cá hồi nướng ăn cùng salad xà lách và cà chua bi. Bữa tối: Hạt quinoa nấu chín ăn kèm rau bina, cà tím xào và salad pho mai feta.

Thứ sáu

Bữa sáng: Bánh mì nướng ăn kèm với dâu tây. Bữa trưa: Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt ăn kèm với trứng luộc và salad mầm cải. Bữa tối: Đậu phụ hấp, rau luộc và cơm gạo lứt.

Thứ bảy

Bữa sáng: Bí ngòi xào và trứng chiên. Bữa trưa: Đậu phụ hấp và cơm gạo lứt. Bữa tối: Bánh mì kẹp thịt gà và salad xà lách.

Chủ nhật

Bữa sáng: Hai quả trứng chiên với rau bina luộc. Bữa trưa: Đậu cô ve và bông cải xanh luộc ăn cùng bánh mì nguyên cám. Bữa tối: Trứng tráng với ớt chuông và bánh mì nguyên cám.

Bạn có thể linh hoạt thay đổi các loại thực phẩm và món ăn để thực đơn trong tuần trở nên phong phú hơn. Dựa trên những kiến thức người bệnh gout nên ăn gì và nên kiêng gì, chúng tôi chia sẻ để xây dựng cho người bệnh khẩu phần dinh dưỡng phù hợp, vẫn ngon miệng mà không làm tăng triệu chứng gout, giảm biến chứng xương khớp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *