Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Thanh Nga – Khoa khám bệnh và Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net Hạ Long. Bác sĩ có 10 năm làm việc trong lĩnh vực nhãn khoa.
Đang xem: Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào
Nhiều người cho rằng nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ bị lây bệnh, tuy nhiên đây là quan điểm sai lầm. Chúng ta chỉ có thể lây đau mắt đỏ nếu tiếp xúc với virus, vi khuẩn gây bệnh. Chỉ cần có phương án dự phòng thì vẫn có thể sinh hoạt chung với người bệnh.
Đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc) là một trong những bệnh lý thường gặp nhất ở mắt, đặc biệt khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa.
Kết mạc là lớp màng bọc đằng sau mi mắt và trên bề mặt nhãn cầu. Đau mắt đỏ là quá trình viêm của kết mạc đặc trưng bởi dấu hiệu đỏ mắt và xuất tiết (rỉ mắt).
Đau mắt đỏ có các dấu hiệu nhận biết khá dễ như:
Sưng, đỏ ở 1 hoặc cả 2 mắt (có thể sưng tấy mí mắt).Ngứa 1 hoặc cả 2 mắt.Mắt có cảm giác hơi cộm, như có sạn ở trong mắt.Mắt bị rỉ dịch, khi thức dậy mắt khó mở do rỉ mắt dính chặt.Người bệnh có thể bị sốt nhẹ, thấy đau họng, nổi hạch dưới cằm.
Đau mắt đỏ không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nếu chú ý chăm sóc, điều trị mắt theo hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa. Để bệnh nhanh khỏi, bạn có thể tìm hiểu nguyên nhân, cách thức lây để kiểm soát cũng như phòng ngừa bệnh tốt hơn.
2. Nguyên nhân gây đau mắt đỏ
Nguyên nhân gây đau mắt đỏ có thể chia làm 2 nhóm:
Nhiễm khuẩn: Do virus, vi khuẩn, vi nấm.
Loại virus gây ra chứng đau mắt đỏ có thể sống trên mặt phẳng, ngoài môi trường 2 ngày. Do vậy nếu tay người bệnh chạm vào mắt rồi chạm vào những đồ dùng công cộng, dùng chung khăn mặt, bát đũa, tiếp xúc trực tiếp với người khác…thì khả năng lây nhiễm cho cộng đồng rất cao.
Đau mắt đỏ thường gặp vào mùa hè đến cuối thu, khi thời tiết chuyển mùa độ ẩm không khí cao làm tăng khả năng lây lan bệnh, bệnh dễ bùng phát thành dịch.
Đau mắt đỏ thường gặp vào mùa hè đến cuối thu, khi thời tiết chuyển mùa
3. Đau mắt đỏ lây qua đường nào?
Đau mắt đỏ lây qua các đường như:
Tiếp xúc với chất tiết từ người bệnh (ghèn mắt, rỉ mắt, nước bọt, nước mắt) đều là nguồn lây nhiễm khá mạnh.Lây nhiễm qua đường hô hấp: Giọt nước bọt, nước mũi bắn trong không khí.Tiếp xúc với đồ dùng cá nhân của bệnh nhân: khăn mặt, khăn tắm, dùng chung cốc nước, bát đũa…Qua đường quan hệ tình dục.Tiếp xúc gián tiếp qua cầm, nắm, chạm vào những vật dụng bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh như tay nắm cửa, đồ chơi, nút bấm cầu thang.
Rất nhiều người lầm tưởng rằng “Nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ bị lây bệnh”. Tuy nhiên các chuyên gia nhãn khoa đã khẳng định không có chuyện đó.
Việc nhìn vào mắt nhau không thể lây bệnh vì nguyên nhân gây bệnh là do virus, vi khuẩn gây ra, có thể lây qua nhiều đường nhưng nguy hiểm và nhanh nhất là lây qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho hay nói chuyện, mũi miệng sẽ bắn ra những hạt nước có mang virus và lây sang cho người không mắc bệnh. Do vậy đeo kính không loại trừ hết nguy cơ lây đau mắt đỏ mà chỉ giảm thiểu khả năng lây, bệnh nhân nên chủ động đeo thêm khẩu trang khi có các bệnh lý hô hấp để tránh lây lan cho mọi người xung quanh.
Người bị đau mắt đỏ có thể lây cho người khác ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng (lây bệnh trong thời kỳ ủ bệnh). Thậm chí người đã khỏi đau mắt đỏ vẫn có thể lây cho người khác trong vòng 1 tuần.
Không hề có chuyện “Nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ sẽ bị lây bệnh”
4. Cách phòng tránh lây bệnh
Đau mắt đỏ là bệnh lý dễ lây lan nên cần đặc biệt cẩn thận trong việc tiếp xúc với người bệnh và phòng tránh lây bệnh.
Không dùng chung đồ cá nhân (khăn mặt, bát đũa, bàn chải, đồ chơi, điện thoại, gối, mỹ phẩm, thuốc nhỏ mắt…v.v.) với người bệnh.Lau rửa và sát khuẩn những khu vực sinh hoạt chung như bàn ghế, tay nắm cửa, sàn nhà.Sau khi sờ vào những vật dụng chung có khả năng lây virus nên chủ động rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, tránh đưa lên chạm mắt, mũi miệng, cầm nắm đồ ăn.Tránh sinh hoạt vợ chồng nếu 1 trong 2 người nhiễm bệnh.Người bệnh nên hạn chế dụi mắt, sát khuẩn kính mắt hàng ngày, không đeo kính áp tròng, tránh những nơi đông người, đeo khẩu trang để tránh lây cho người xung quanh.Phơi quần áo, khăn mặt dưới ánh nắng, giữ nhà cửa thông thoáng sạch sẽ.
Lời khuyên từ bác sĩ: Đau mắt đỏ là bệnh lý gây nhiều biểu hiện khó chịu, dễ lây nhiễm nếu không được khám và điều trị hợp lý sẽ có thể gây ra các biến chứng làm ảnh hưởng đến chức năng thị giác cũng như các biểu hiện khó chịu kéo dài. Bởi vậy người bệnh nên đến khám chuyên khoa Mắt sớm để được điều trị phù hợp, kịp thời.
Bệnh viện namlimquangnam.net có đầy đủ trang thiết bị cần thiết cũng như đội ngũ bác sỹ chuyên khoa nhiều kinh nghiệm để điều trị căn bệnh này.
Chuyên khoa Mắt – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net có chức năng chăm sóc sức khỏe mắt và thị giác toàn diện cho trẻ em, người lớn và người già bao gồm kiểm tra tật khúc xạ, khám tổng quát, siêu âm chẩn đoán, điều trị bằng laser và phẫu thuật.
Bệnh cạnh đó, nhãn khoa cũng có nhiệm vụ phối hợp với các khoa lâm sàng khác trong việc điều trị các biến chứng bệnh lý và tổn thương về mắt do tai nạn. Các bệnh lý nhãn khoa phổ biến như: Đau mắt hột, viêm bờ mi, mỏi mắt, bong giác mạc, bệnh Eales, Glôcôm, bệnh võng mạc, cận thị, khiếm thị, cườm thuỷ tinh thể, lẹo, lé, lệch khúc xạ, loạn thị, rối loạn sắc giác, tăng nhãn áp,…
Xem thêm: Cách Thức Ngâm Rượu Tắc Kè Như Thế Nào ? Cách Ngâm Rượu Tắc Kè
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm và điều trị bệnh tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác và đem lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị.