Chảy máu cam (hay chảy máu mũi) xuất hiện khi các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ và chảy máu. Đây là hiện tượng hết sức phổ biến ở trẻ em và thường gây nhiều lo lắng cho phụ huynh. Đa số nguyên nhân là do nguyên nhân tại chỗ (nguyên nhân vật lý). Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp do các nguyên nhân liên quan đến các bệnh lý về máu. Vì vậy, cha mẹ cần nhận biết một số điều về chảy máu cam để có cách xử trí phù hợp.

Đang xem: Bệnh chảy máu cam và cách điều trị

Nguyên nhân chảy máu cam

Dị ứng, nhiễm trùng ở mũi họng và xoang.Ngoáy mũi hay các loại chấn thương cục bộ khác.Xì mũi quá mạnh.Trẻ nhét dị vật vào mũi.Vách ngăn mũi bị vẹo.Một số loại thuốc như thuốc chống viêm, các loại thuốc xịt mũi.Gãy xương mũi hay vỡ nền sọ (cần đặc biệt cẩn thận nếu chảy máu mũi xuất hiện sau chấn thương đầu).Các khối u (lành tính và ác tính) có thể là thủ phạm gây chảy máu mũi (hiếm gặp).

Nên làm gì khi trẻ bị chảy máu cam?

*

Đặt trẻ ngồi thẳng với tư thế đầu hơi nghiêng về phía trướcBóp phía trên cánh mũi với lực đủ mạnhLót 1 khăn mỏng vào mũi rồi chườm đá lạnh lên trênNếu hiện tượng chảy máu mũi vẫn không dừng lại sau 20 phút, cần đến cơ sở y tế để được xử trí.

Khi nào trẻ cần đi khám chuyên khoa huyết học?

Khi trẻ bị chảy máu mũi, trước hết cần sơ cứu cho trẻ để cầm máu tại chỗ hoặc đến cơ sở Tai mũi họng gần nhất để cầm máu. Nếu trẻ có các dấu hiệu sau cần đến chuyên khoa Huyết học để khám sau khi đã được sơ cứu cầm máu tại chỗ:

Chảy máu mũi tái đi tái lại nhiều lần.Cháy máu mũi đi kèm xuất huyết dưới da (bầm tím), thường xuất hiện ở hai chân, hoặc rải rác khắp cơ thể.Chảy máu mũi kèm chảy máu ở khu vực khác như chảy máu chân răng, tụ máu, sung đau khớp, xuất hiện máu trong phân, nước tiểu, rong kinh hay cường kinh ở bé gái.

Xem thêm: Cách Ngâm Và Sử Dụng Rượu Bìm Bịp Có Tác Dụng Gì, Cách Ngâm Và Sử Dụng Rượu Bìm Bịp

Bác sỹ huyết học sẽ cho con bạn làm những xét nghiệm gì?

Khi bạn đưa con đến khám tại chuyên khoa huyết học vì chảy máu mũi, bác sỹ sẽ hỏi bệnh, thăm khám và có thể chỉ định một và xét nghiệm tuỳ theo tình trạng của trẻ. Một số xét nghiệm thường được tiến hành như:

Xét nghiệm đông máu cơ bảnXét nghiệm chức năng tiểu cầuCác xét nghiệm chuyên sâu khác (có thể phải chỉ định thêm dựa trên kết quả xét nghiệm ban đầu)

Những lưu ý khi đưa trẻ đi khám tại chuyên khoa huyết học?

Cần nêu rõ quá trình bệnh lý, tiền sử bệnh lý, tiền sử uống thuốc tẩy giun, các triệu chứng của trẻ khi được bác sỹ hỏi bệnh và thăm khámLiệt kê chi tiết các loại thuốc đã dùng cho trẻMột số xét nghiệm về đông máu sẽ cần được lấy máu lúc đói (sau ăn 4h) để đảm bảo chất lượng xét nghiệm.

Như vậy, chảy máu cam là triệu chứng thường gặp và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi trẻ có chảy máu mũi, trước hết cần sơ cứu, cầm máu cho trẻ tại nhà hoặc tại cơ sở y tế. Khi có bất cứ dấu hiệu nào cảnh báo chảy máu mũi có liên quan đến các bệnh lý huyết học, cần đưa trẻ đến khám tại chuyên khoa huyết học để khám và được tư vấn kịp thời.

Mời các bạn theo dõi tư vấn sức khỏe về hiện tượng chảy máu cam với sự tham gia của TS.BS. Nguyễn Thị Mai, giám đốc Trung tâm Hemophilia, Viện Huyết học – Truyền máu TW.

Xem thêm: Nghe “Bé Heo” Minh Hằng Kể Chuyện Giảm Cân Và Giữ Dáng, Tiết Lộ Phương Pháp Giảm Cân Của Ca Sĩ Minh Hằng

ĐỊA ĐIỂM XÉT NGHIỆM – KIỂM TRA SỨC KHỎEViện Huyết học – Truyền máu TW (phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội): Từ 6h30 – 17h các ngày thứ 2 đến thứ 6 (khám theo bảo hiểm y tế, khám thu phí và khám theo yêu cầu); 7h30 – 17h thứ 7 (khám theo yêu cầu).Các điểm hiến máu và xét nghiệm tại Hà Nội: 8h – 12h và 13h30 – 17h từ thứ 2 đến thứ 7.Số 26 Lương Ngọc Quyến, Q. Hoàn Kiếm, Hà NộiSố 132 Quan Nhân, Q. Thanh Xuân, Hà NộiSố 10, ngõ 122 đường Láng, Q. Đống Đa, Hà Nội

Khoa Bệnh máu trẻ em

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *