Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS.BS Huỳnh Thoại Loan – Trưởng khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net Central Park.
Đang xem: Bé uống kháng sinh bị tiêu chảy
Đây là một trong những chuyên gia hàng đầu về Nhi – Sơ sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh với gần 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh về nội tiết nhi, thận nhi khoa và các vấn đề Nhi – Sơ sinh khác
Kháng sinh là loại thuốc đang được sử dụng phổ biến để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, việc dùng kháng sinh có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Một trong những tác dụng phụ hay gặp nhất khi dùng kháng sinh là tiêu chảy (chiếm 20% các trường hợp dùng kháng sinh trị bệnh). Sau đây là nguyên nhân và cách điều trị tình trạng trẻ đang uống kháng sinh bị đi ngoài.
Trung bình, cứ 5 trẻ sử dụng kháng sinh thì có 1 trẻ bị tiêu chảy (tỷ lệ 20%). Tiêu chảy là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em dưới 2 tuổi và có thể xảy ra khi trẻ sử dụng bất kỳ loại kháng sinh nào. Tuy nhiên, với hầu hết trẻ em, tiêu chảy cho kháng sinh thường nhẹ và không gây di chứng nghiêm trọng nếu được điều trị kịp thời.
Về nguyên nhân trẻ đang uống kháng sinh bị đi ngoài, thông thường, trong đường ruột luôn tồn tại các chủng vi khuẩn bao gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Hệ vi khuẩn có lợi nếu phát triển mạnh và đầy đủ sẽ đảm bảo chức năng tiêu hóa, hấp thụ dưỡng chất, loại bỏ chất độc hại và kiềm chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột.
Kháng sinh là chất có khả năng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Khi sử dụng một hoặc nhiều loại kháng sinh mạnh có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn với liều cao và kéo dài, một số chủng vi khuẩn có lợi cũng bị tiêu diệt. Trong khi đó, các vi khuẩn có hại ít bị ảnh hưởng hơn vì nhiều chủng trong số chúng có khả năng kháng kháng sinh mạnh. Hệ quả là thế cân bằng giữa 2 nhóm vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại bị phá vỡ. Vi khuẩn có hại phát triển nhanh trong đường tiêu hóa tiết ra các độc tố gây tổn thương niêm mạc ruột, kích hoạt các quá trình viêm nhiễm, phù nề, xuất huyết trong lòng ruột và gây hội chứng tiêu chảy do dùng kháng sinh. Đặc biệt, ở trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tiêu chảy do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.
Hầu hết các trường hợp tiêu chảy do sử dụng kháng sinh ở mức độ nhẹ và có thể tự khỏi sau khi ngưng dùng kháng sinh. Tuy nhiên, có một số trường hợp biểu hiện nặng, gây ra các thương tổn viêm nhiễm phù nề ở đại tràng (viêm đại tràng giả mạc).
Có nhiều chủng vi khuẩn có thể gây hội chứng tiêu chảy do dùng kháng sinh nhưng vi khuẩn kỵ khí clostridium difficile là thủ phạm chính gây ra hầu hết các trường hợp viêm đại tràng giả mạc nặng. Tình trạng này hay gặp ở bệnh nhân trong các khoa hồi sức tích cực – nơi có nhiều chủng vi khuẩn kháng kháng sinh và lượng kháng sinh được sử dụng với liều cao trong thời gian dài.
Các kháng sinh có thể gây tiêu chảy đơn thuần hoặc hội chứng viêm đại tràng giả mạc là: clindamycin, erythromycin, ampicillin, amoxicillin, penicillin, nhóm cephalosporin (cefuroxim, cefixim, cefpodoxime), nhóm quinolones (ciprofloxacin, levofloxacin), và tetracycline (doxycycline, minocycline),… Người bệnh có thể bị tiêu chảy dù dùng kháng sinh đường uống hoặc đường tiêm.
Sau khi sử dụng kháng sinh khoảng 2 – 9 ngày, trẻ có biểu hiện sôi bụng, đau bụng, bụng trướng nhẹ;Trẻ bị đau bụng, tiêu chảy nhiều lần trong ngày, có thể lên tới 15 – 20 lần/ngày;Phân lỏng lẫn nhầy hoặc phân xanh, vàng lổn nhổn, phân có bọt, phân sống, không thối, có lẫn thức ăn chưa tiêu, đôi khi có lẫn máu và chất nhầy;Trẻ phải rặn mỗi lần đi đại tiện;Vùng hậu môn của trẻ có thể bị hăm đỏ do tính chất axit của phân;Khi vi khuẩn có hại tăng sinh quá nhanh, có thể gây ra các triệu chứng của viêm đại tràng hoặc viêm đại tràng giả mạc như: Sốt cao, buồn nôn và nôn mửa, đau quặn bụng, tiêu chảy nhiều lần, phân lỏng có máu mủ.
Xem thêm: Nguyên Nhân Và Cách Xử Trí Khi Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa Ở Trẻ Em
Trong trường hợp bị tiêu chảy nhẹ, các triệu chứng bệnh thường tự khỏi trong vài ngày tới 2 tuần sau khi ngưng dùng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy kéo dài có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân như: Rối loạn hấp thu và rối loạn chuyển hóa, trẻ bị mất nước kèm rối loạn điện giải, sụt cân nhanh và có thể bị suy dinh dưỡng. Một số trường hợp tiêu chảy nặng gây viêm loét, thủng ruột.
Ngoài ra, tiêu chảy kéo dài cũng có thể gây phình đại tràng nhiễm độc với biểu hiện đại tràng giãn to kèm theo viêm nhiễm, ứ đọng độc tố trong đại tràng, hấp thu qua thành ruột vào máu gây nhiễm độc toàn cơ thể, sốt, đau bụng, thủng vỡ đại tràng,…
Với trường hợp bị tiêu chảy nhẹ, các triệu chứng bệnh sẽ hết trong vòng vài ngày tới 2 tuần sau khi kết thúc phác đồ sử dụng kháng sinh;Trường hợp bị loạn khuẩn nặng hoặc không thể ngưng kháng sinh, cần điều trị hỗ trợ thêm các chế phẩm vi sinh có chứa prebiotic và probiotic để cân bằng lại các chủng vi khuẩn đường ruột theo đúng chỉ định của bác sĩ. Các trường hợp kết hợp với chế phẩm vi sinh nhưng không có hiệu quả cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để thay thế bằng loại kháng sinh khác;Không sử dụng men tiêu hóa đối với các trường hợp tiêu chảy do kháng sinh;Thay đổi chế độ ăn để làm giảm triệu chứng tiêu chảy: Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (khẩu phần nhỏ dễ tiêu hóa hơn), ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa (sữa chua, khoai tây, gạo và chuối), tránh ăn nhiều chất xơ và các chất lên men mạnh, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ, cung cấp đủ nước, tránh đồ uống có carbon, nước ép cam quýt và coca,… vì có thể làm triệu chứng nặng hơn.
Tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị tại nhà cho bé;Dùng kháng sinh chính xác theo đơn, không tăng liều, không dùng gộp cả liều đã bỏ lỡ hoặc dùng thuốc lâu hơn thời gian bác sĩ kê đơn;Không tự ý dùng thuốc chống tiêu chảy vì các thuốc này có thể cản trở khả năng thải độc của cơ thể, gây ra nhiều biến chứng khó lường;Sau khi trẻ khỏi bệnh nên tránh sử dụng loại kháng sinh đã gây tiêu chảy trước đó. Ở các lần điều trị sau, nên báo cho bác sĩ biết loại kháng sinh gây tiêu chảy để có hướng thay thế loại thuốc khác khi kê đơn;Cho bé uống đủ nước, không uống đồ uống có ga, tránh ăn các loại đậu hạt vì loại thực phẩm này có thể sinh hơi ở ruột, hạn chế thực phẩm nhiều gia vị, cho trẻ bú hoặc uống sữa như bình thường để tránh tình trạng thiếu dinh dưỡng;Khi đã hết liệu trình kháng sinh có thể do trẻ sử dụng thêm các men vi sinh chứa lợi khuẩn để cân bằng lại các chủng vi khuẩn đường ruột theo chỉ định của bác sĩ.
Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy rất nặng, nhiều lần và liên tục, đau bụng dữ dội, đi ngoài ra máu, sốt cao, mệt lả, không muốn uống nước, không uống nước được hoặc không bú được, có dấu hiệu mất nước như tiểu ít, mệt mỏi, khô miệng, mắt trũng sâu,… cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức. Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ khám, chẩn đoán tình trạng tiêu chảy của trẻ để có phương hướng điều trị thích hợp, hiệu quả. Nếu tiêu chảy trầm trọng, bác sĩ có thể đổi loại kháng sinh đang sử dụng và truyền nước cho trẻ khi cần thiết.
Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế namlimquangnam.net, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:
Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm – tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, namlimquangnam.net cung cấp chuỗi các dịch vụ khám – chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,… theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thànhKỹ thuật chuyên sâu: namlimquangnam.net đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh – sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, namlimquangnam.net còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.
Xem thêm: 12+ Cách Trị Táo Bón Cho Trẻ Sơ Sinh Táo Bón Phải Làm Sao, Mẹ Nên Ăn Gì?
Để được thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa nhi có kinh nghiệm tại namlimquangnam.net. Quý khách vui lòng đặt lịch tại website để được phục vụ.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY. Ngoài ra, Quý khách có thể Đăng ký tư vấn từ xa TẠI ĐÂY