Phân của trẻ sơ sinh trông như thế nào?

Một vài ngày sau khi sinh, em bé của bạn sẽ có phân su. Phân su là phân có màu xanh đen, có hình dạng và độ kết dính như hắc ín. Nó được tạo thành từ chất nhầy, nước ối, và tất cả mọi thứ bé đã tiêu hóa khi ở trong tử cung của bạn.

Đang xem: Bé đi ngoài phân lỏng màu vàng

Bạn có thể gặp khó khăn để lau sạch phân su cho bé nhưng sự xuất hiện của nó là một dấu hiệu tốt chứng tỏ ruột của bé đang hoạt động bình thường

Phân của trẻ sơ sinh khi bú mẹ?

Sữa non hay còn gọi là sữa đầu của bạn hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng giúp đẩy phân su ra khỏi cơ thể của bé. Sau khi bú sữa mẹ khoảng ba ngày, phân của bé sẽ dần dần thay đổi. Nó có đặc điểm như sau:

Ít nhất có kích thước của một đồng xu £ 2 (# 3 cm).Màu sáng hơn, đổi từ màu xanh nâu sang màu sáng hơn hoặc màu vàng mù tạt. Loại phân màu vàng này có thể có mùi hơi ngọt.Phân hơi lỏng, thỉnh thoảng phân có thể lợn cợn có các hạt nhỏ hoặc vón cục.

Trong những tuần đầu, bé có thể đại tiện trong khi ăn hoặc sau mỗi lần ăn. Trung bình, bé sẽ đại tiện 4 lần mỗi ngày trong tuần đầu tiên. Tần suất sẽ giảm dần và đường ruột của bé sẽ tự làm việc theo chu kỳ riêng. Sau đó bạn có thể thấy bé sẽ đại tiện vào cùng một thời điểm trong ngày.

Sau một vài tuần đầu tiên, một số trẻ bú mẹ sẽ chỉ đại tiện vài ngày một lần hay 1 tuần một lần. Đây không phải là một vấn đề, miễn là phân của bé mềm và ra dễ dàng.

Chu kỳ của bé có thể thay đổi:

Khi bạn cho bé ăn dặm.Nếu bé cảm thấy không khỏe.Khi bé bắt đầu bú ít hơn.

Liệu bú sữa công thức có ảnh hưởng đến phân của bé?

Nếu bạn cho bé bú sữa công thức, phân của bé có thể khác với phân của bé bú sữa mẹ. Có thể nhận thấy như sau:

Kích thước phân to hơn so với phân của bé bú sữa mẹ (hơi giống kem đánh răng). Lý do là sữa công thức không thể được tiêu hóa hoàn toàn như sữa mẹ.Có màu vàng nhạt hoặc nâu vàng.Nặng mùi, giống phân của người lớn hơn.

Trẻ uống sữa công thức dễ bị táo bón hơn trẻ bú sữa mẹ. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn bạn cảm thấy con mình có vấn đề về tiêu hóa.

Khi chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức, phân của bé có bị thay đổi?

Có, nó sẽ thay đổi. Bạn có thể nhận thấy phân của bé trở nên sẫm hơn và giống bột hồ. Phân cũng nặng mùi hơn.

Khi bạn đang cho bé chuyển từ bú sữa mẹ sang sữa công thức thì cố gắng kéo dài thời gian chuyển đổi, tốt nhất là qua vài tuần. Điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé có thời gian để thích nghi và tránh bị táo bón. Quá trình này cũng làm giảm nguy cơ bị đau, sưng, và viêm ngực cho mẹ. Khi bé đã thích nghi với việc bú bình, bé có thể sẽ thiết lập một chu kỳ đại tiện hoàn toàn khác.

Phân của bé sẽ như thế nào khi bé bắt đầu ăn dặm?

Ăn dặm sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến phân của bé. Bạn sẽ thấy phân của bé sẽ bị ảnh hưởng bởi các thức ăn cho bé ăn. Nếu bạn cho bé ăn cà rốt nghiền thì phân của bé sẽ có màu cam sáng.

Bạn cũng có thể thấy các thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như nho khô hoặc đậu nướng xuất hiện nguyên vẹn trong tã. Điều này sẽ thay đổi khi bé lớn hơn và có thể tiêu hoá chất xơ hiệu quả hơn.

Khi bé làm quen với nhiều loại thức ăn thì phân của bé cũng sẽ đặc hơn, sẫm màu, và nặng mùi hơn.

Phân như thế nào thì không bình thường?

Tiêu chảy

Bé có thể bị tiêu chảy nếu:

Phân của bé rất lỏng.Bé đại tiện thường xuyên hơn và lượng phân nhiều hơn bình thường.Phân phun mạnh ra từ hậu môn.

Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ thì bé ít bị tiêu chảy hơn, vì sữa của bạn có thể giúp bạn ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây tiêu chảy. Trẻ uống sữa công thức thường dễ bị nhiễm trùng, đó là lý do tại sao việc khử trùng các dụng cụ và rửa tay rất quan trọng.

Nếu bé bị tiêu chảy, nguyên nhân có thể là:

Nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm dạ dày – ruột.Uống quá nhiều trái cây hoặc nước ép trái cây.Phản ứng với thuốc.Nhạy cảm hoặc dị ứng với thức ăn.

Nếu bạn cho bé uống sữa công thức, bé của bạn có thể phản ứng xấu với loại sữa bạn đang dùng. Tuy nhiên, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi chuyển qua loại sữa khác phòng trường hợp có nguyên nhân khác.

Nếu bé đang mọc răng, phân của bé sẽ lỏng hơn bình thường nhưng không gây tiêu chảy. Nếu bé của bạn bị tiêu chảy, đừng cho rằng nguyên nhân là do mọc răng. Rất có thể là do nhiễm trùng.

Ở trẻ lớn hơn, tiêu chảy cũng có thể là dấu hiệu của táo bón nặng. Phân mới có thể rò rỉ qua phần phân cứng.

Tiêu chảy thường tự hết trong 24 giờ mà không cần điều trị. Nếu không thì phải đưa bé đi kiểm tra vì bé có nguy cơ bị mất nước. Nếu bé của bạn đã tiêu chảy 6 lần trong 24 giờ qua, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức.

Táo bón

Nhiều trẻ mặt đỏ tía tai và rặn mạnh khi đại tiện. Đây là điều bình thường. Táo bón là khi:

Bé của bạn có vẻ thực sự gặp khó khăn trong việc đại tiện.Phân nhỏ và khô, giống như phân thỏ. Ngoài ra, phân cũng có thể lớn và cứng.Bé có vẻ cáu gắt, căng thẳng và khóc khi đại tiện.Bụng bé có cảm giác cứng khi sờ vào.Phân bé có lẫn những sợi máu. Điều này là do những vết nứt trên da, gọi là vết nứt hậu môn, do đẩy phân cứng ra.

Trẻ bú mẹ không có xu hướng bị táo bón nhiều như trẻ uống sữa công thức. Sữa mẹ chứa tất cả các chất dinh dưỡng thích hợp để giữ phân mềm. Pha sữa công thức với quá nhiều lượng sữa có thể dẫn đến táo bón. Nên luôn làm theo hướng dẫn trong khi pha sữa. Chắc chắn rằng bạn đã cho đủ lượng nước cần thiết vào bình trước khi đổ sữa bột vào.

Các nguyên nhân gây ra táo bón:

Sốt.Mất nước.Thay đổi lượng nước uống.Thay đổi chế độ ăn uống.Sử dụng một số loại thuốc.

Đôi khi, trẻ lớn bị táo bón bởi vì chúng đang cố tránh bị đau. Ví dụ, chúng có thể bị một vết rách gần hậu môn (vết nứt hậu môn). Điều này có thể trở thành một vòng tròn luẩn quẩn. Trẻ nhịn đại tiện và bị táo bón hơn nữa, những cơn đau thậm chí còn tồi tệ hơn khi trẻ buộc phải đại tiện.

Luôn đưa bé đi gặp bác sĩ ngay khi bé bị táo bón, đặc biệt nếu như có máu trong phân. Bác sĩ sẽ kiểm tra tất cả những nguyên nhân có thể gây ra táo bón.

Bạn có thể sẽ được khuyên nên cho bé uống nhiều nước, ăn thêm chất xơ (nếu bé đã ăn dặm). Nghiền mận khô hoặc mơ cho bé ăn là biện pháp bổ sung chất xơ hiệu quả.

Phân màu xanh lá cây

Nếu bạn cho con bú sữa mẹ thì phân màu xanh có thể là một dấu hiệu cho thấy bé của bạn đã nạp vào quá nhiều Lactose (đường tự nhiên trong sữa). Điều này có thể xảy ra nếu trẻ bú thường xuyên, nhưng không bú được phần sữa sau giàu dinh dưỡng. Nên cho bé bú hết một bên ngực trước khi chuyển sang ngực bên kia.

Xem thêm: Cơ Thể Nặng Mùi Khi Mang Thai, Mùi Cơ Thể Nói Gì Về Sức Khỏe Của Bạn

Nếu bạn cho con bú sữa bột thì nhãn hiệu mà bạn dùng có thể khiến phân bé biến thành màu xanh đậm. Tốt hơn bạn nên chuyển sang một loại sữa khác xem có tác dụng hay không.

Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 24 giờ thì hãy gặp bác sĩ. Nguyên nhân có thể là:

Nhạy cảm với một loại thức ăn.Tác dụng phụ của thuốc.Thói quen, giờ giấc bú sữa của bé.Vi khuẩn đường ruột.

Phân rất nhạt

Phân rất nhạt có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da, một bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Bệnh vàng da khiến da và tròng trắng mắt của bé ngả vàng và thường là tự hết trong một vài tuần sau khi bé ra đời. Hãy cho bác sĩ hoặc hộ sinh biết nếu bé của bạn bị vàng da, cho dù bệnh có vẻ sắp hết.

Cũng cho bác sĩ hoặc hộ sinh biết nếu phân của con bạn đi rất nhạt hoặc trắng như phấn. Đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề về gan, đặc biệt là khi bệnh vàng da kéo dài hơn hai tuần.

Xem ảnh về phân trẻ của chúng tôi để biết thế nào là bình thường và thế nào là bất thường.

Phân su

Phân su là phân có màu xanh đen, có hình dạng và độ kết dính như hắc ín. Nó được tạo thành từ chất nhầy, nước ối, và tất cả mọi thứ bé đã tiêu hóa khi ở trong tử cung của bạn.Bạn có thể gặp khó khăn để lau sạch phân xu cho bé nhưng nhưng sự xuất hiện của nó là một dấu hiệu tốt chứng tỏ ruột của bé đang hoat động bình thường. Sau sinh từ 2 đến 4 ngày, phân sẽ trở nên sáng màu và bớt dính hơn. Điều này cho thấy trẻ bắt đầu tiêu hóa sữa mẹ hay sữa công thức.

*

Phân su có màu xanh-đen, hình dạng và độ kết dính như hắc ín

Phân bình thường của trẻ bú mẹ

Nếu bé được bú sữa mẹ, phân của bé sẽ có màu vàng hoặc hơi xanh và có độ sệt nhất định như kem. Phân có thể hơi ướt nhìn như bị tiêu chảy. Phân của bé bú mẹ thường trông giống như mù tạt và phô mai trộn lẫn với nhau và có nhiều hạt rải rác, gọi là hoa cà hoa cải. Điều thú vị là mùi của nó không phải thối lắm.

Có nhiều loại hình khác nhau của phân khi bé bú mẹ. Bạn có thể thấy phân bé có màu xanh, điều này có thể do bạn đã ăn một thực phẩm khác chế độ thường ngày. Trong trường hợp này, nếu bé không gặp bất kỳ triệu chứng nào khác lạ thì mẹ không cần lo lắng.

Nếu phân bé màu xanh lá cây và có bọt, nhìn giống như màu tảo là do bé nhận quá nhiều sữa đầu (sữa đầu là sữa có hàm lượng calo thấp tiết ra đầu tiên trong 1 cữ bú bé) và không nhận đủ sữa sau (loại sữa có chất béo cao hơn, nhiều dinh dưỡng. Điều này chứng tỏ bạn chưa cho bé bú đủ lâu trong một cữ bú. Để khắc phục điều này, mẹ cho bé bú hết sữa trong một bầu vú rồi mới chuyển qua bầu vú khác.

*

Phân màu vàng hoặc hơi xanh và có độ sệt nhất định như kem (Trẻ bú mẹ)

Phân bình thường của trẻ bú sữa công thức

Phân của bé sơ sinh bú sữa công thức có dạng nhão như bơ đậu: màu nâu, vàng nâu hoặc màu xanh lá cây nâu. Phân sẽ có mùi nặng hơn phân của bé bú mẹ và nhẹ mùi hơn phân của những em bé đã ăn dặm nhưng bạn sẽ nhận ra mùi này ngay.

*

Phân nhão màu nâu, vàng nâu, hoặc màu xanh lá cây nâu (Trẻ bú sữa công thức)

Phân bình thường của trẻ có bổ sung sắt

Nếu bạn bổ sung sắt cho bé, phân bé sẽ trở nên xanh đen và gần như đen. Điều này không xảy ra thường xuyên, nhưng đó là một sự thay đổi hoàn toàn bình thường.

Một điều chú ý là nếu phân của bé trông đen mà bé không được bổ sung sắt thì mẹ nên khám bác sĩ giúp xác định xem có máu trong phân hay không?

*

Phân màu xanh đen hoặc gần như đen (Trẻ có bổ sung chất sắt)

Phân bình thường của bé ăn thức ăn đặc

Một khi bé bắt đầu bổ sung thức ăn đặc như ngũ cốc, chuối xay nhuyễn…, bạn sẽ thấy phân của bé thay đổi rõ rệt, đặc biệt là khi bé đang bú sữa mẹ hoàn toàn.

Phân có xu hướng được màu nâu hoặc màu nâu sẫm và đặc hơn so với bơ đậu phộng nhưng vẫn còn nhão. Phân bắt đầu nặng mùi hơn phân bé bú mẹ.

*

Phân nhão màu nâu hoặc nâu sẫm (Trẻ ăn thức ăn đặc)

Phân có lẫn thức ăn

Thỉnh thoảng, phân bé sẽ lẫn thức ăn hoặc có màu khác lạ như đỏ, cam hoặc màu xanh đậm. Màu cam thường là do bé ăn cà rốt, và màu xanh đậm có thể là quả việt quất (bạn có thể thấy những vỏ việt quất trong đó).

Đừng lo lắng. Bởi thức ăn khi qua ruột bé có thể chỉ tiêu hóa 1 phần hoặc thức ăn được vận chuyển quá nhanh qua ruột non, khiến cho thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn. Điều này cũng sẽ xảy ra khi bé ăn rất nhiều một loại thực phẩm hoặc không nhai kỹ hoàn toàn trước khi nuốt.

Bạn cần cho cháu khám bác sĩ nếu phân của bé thường xuyên có dấu hiệu không tiêu hóa hết thức ăn. Các bác sĩ sẽ kiểm tra để đảm bảo ruột của bé được hấp thụ thức ăn và các chất dinh dưỡng đúng cách.

*

Phân trẻ em có lẫn thức ăn

Phân tiêu chảy

Khi tiêu chảy, phân ở dạng lỏng và có nhiều nước hơn là phần đặc. Phân có thể có màu vàng, xanh lá cây hay màu nâu và có thể thấm hoặc “tràn” ra khỏi tã.

Tiêu chảy có thể là một dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc dị ứng, và nếu nó kéo dài trong một thời gian mà không được điều trị có thể dẫn đến mất nước. Khám bác sĩ nếu bé bằng hoặc nhỏ hơn 3 tháng tuổi, có nhiều hơn 2 hoặc 3 lần đầy tã với phân tiêu chảy hoặc tiếp tục bị tiêu chảy hơn 1 hoặc 2 ngày.

Bạn cũng cần khám bác sỹ nếu trong phân có máu hoặc chất nhầy.

*

Phân lỏng màu vàng hoặc xanh lá cây hoặc nâu của trẻ bị tiêu chảy

Phân táo bón

Nếu phân bé cứng và giống viên sỏi thì có thể bé đang táo bón. Bạn có thể thấy bé không thoải mái khi đi cầu và phân thậm chí có thể có máu do bé bị nứt hậu môn.

Một hoặc 2 lần bé đi phân như vậy thì không cần quá lo lắng, nhưng nếu bé đi như vậy từ 3 lần trở lên (hoặc nếu thấy có máu) tốt nhất là phải đi khám bác sĩ. Táo bón thường xảy ra ở bé bắt đầu ăn dặm hoặc nó có thể là dấu hiệu nhạy cảm với đạm sữa hoặc đạm đậu nành hoặc không dụng nạp một chất nào đó trong sữa mẹ hoặc sữa bột. Bác sĩ có thể khuyên bạn bổ sung nước ép trái cây cho bé như nước ép quả lê hoặc nước mận để giúp bé đi tiêu tốt hơn.

*

Phân cứng và giống viên sỏi của trẻ bị bón

Phân nhầy

Phân của bé giống chất nhầy nhớt? Phân bé màu xanh, có những dải bóng.

Những dãi bóng có nghĩa là có chất nhầy trong phân. Chất nhầy trong phân cũng được coi là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc dị ứng. Nếu bé đi cầu phân nhầy có kèm với bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác ở bé hoặc kéo dài trên 2 ngày, bạn cần cho bé đi khám bác sỹ.

*

Phân nhầy nhớt màu xanh, có những dải bóng

Phân máu

Máu hiện diện trong phân bé do nhiều nguyên nhân. Hãy khám bác sỹ nếu bạn phát hiện thấy:

Phân bình thường có lẫn máu đỏ, thường là dấu hiệu của dị ứng protein sữa (trong hình).Phân táo bón có ít máu màu đỏ, có thể do phân cứng gây nứt kẻ hậu môn làm chảy máu.Phân tiêu chảy lẫn máu đỏ, có thể do nhiễm trùng vi khuẩn.

Xem thêm: Có Cần Tiếp Tục Uống Thuốc Hạ Huyết Áp Có Ảnh Hưởng Gì Không ?

Nhiều khi có máu màu đen trong phân của bé, có nghĩa máu đã được chuyển hóa. Nếu thấy máu đen trong tả trẻ thường là những vệt nhỏ trông giống như những bông poppy đen hay hạt mè đen, điều này có thể do bé bú và nuốt máu của mẹ từ đầu vú bị tổn thương chảy máu.

Tuy nhiên, khi thấy điều này, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để chắc chắn rằng bé không bị một nguyên nhân khác trầm trọng hơn, như chảy máu từ đường tiêu hóa trên của bé…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *