Trẻ bị đi ngoài kéo dài dẫn đến tình trạng mất nước, khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn, sụt cân, thậm chí suy dinh dưỡng. Mẹ lo lắng không biết xử lý như thế nào để nhanh chóng chấm dứt được tình trạng này. Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp là cách đơn giản nhất giúp mẹ “giải quyết” nhanh tình trạng này. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp các mẹ tìm được chế độ dinh dưỡng phù hợp để chăm sóc bé yêu của mình khi trẻ bị đi ngoài.
Đang xem: Bé bị tiêu chảy nên ăn gì
Trẻ bị đi ngoài nên ăn gì và như thế nào?
Với trẻ bú sữa mẹ: Mẹ tiếp tục cho trẻ bị đi ngoài bú bình thường, thậm chí tăng số lần bú. Nhờ sự kết hợp các thành phần một cách tối ưu, phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ, sữa mẹ được dung nạp tốt khi trẻ bị đi ngoài. Bú mẹ giúp giảm thiểu tình trạng tiêu chảy, trẻ bị tiêu chảy nhanh khỏi hơn, đồng thời bù lại lượng nước mất do bị tiêu chảy. Nhiều người cho rằng mẹ chỉ nên ăn cơm với muối để “sữa lành” – đó là những quan điểm không chính xác, ảnh hưởng đến việc tiết sữa của người mẹ. Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ càng nên áp dụng chế độ ăn nhiều đồ bổ hơn để tiết đủ sữa và cung đủ dưỡng chất cho trẻ chỉ qua sữa mẹ.
Với trẻ sử dụng sữa công thức (sữa bò, sữa bột,…): Nếu trẻ bị tiêu chảy không bú sữa mẹ thì có thể cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa bột mà trước đó trẻ vẫn ăn, nhưng mẹ cần lưu ý phải cho trẻ ăn từng ít một và chia ra nhiều bữa trong ngày. Nếu trẻ bú bình thì cần pha loãng hơn (giảm nửa lượng sữa, giữ nguyên lượng nước). Về khoảng cách giữa các bữa ăn, mẹ nên cho bé ăn ít nhất 3 giờ một lần.
Trẻ bị tiêu chảy từ 6 tháng tuổi trở lên
Sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa: Bên cạnh việc bú sữa mẹ, mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa như: Bột gạo, khoai tây, thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, cà rốt, chuối tiêu, hồng xiêm,…. Trong thời gian này mẹ chỉ nên cho bé ăn các món được chế biến dưới dạng mềm, dễ tiêu hóa như cháo (cháo thịt gà băm nhỏ có tác dụng tốt trong quá trình xử lý tiêu chảy), súp, các món ninh, hầm nhừ, cơm nát. Thức ăn cho trẻ bị tiêu chảy cần được nấu kỹ. Mẹ lưu ý cho bé bị tiêu chảy ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm. Trường hợp bắt buộc cho trẻ bị đi ngoài ăn những thức ăn đã nấu sẵn, mẹ cần phải đun lại trước khi cho bé ăn. Khi chế biến thức ăn cho trẻ bị tiêu chảy, mẹ đừng quên rửa tay sạch bằng xà phòng và đảm bảo vệ sinh các dụng cụ nhà bếp. Bát, đũa, cốc, chén, muôi, thìa… sau khi rửa sạch bằng nước lã cần được nhúng vào nước đang đun sôi trước bữa ăn.
Không bỏ qua chất béo: Bữa ăn cho trẻ vẫn cần có chất béo để tăng thêm năng lượng khẩu phần. Vì trẻ đang bị đi ngoài, mẹ nên thay mỡ bằng các loại dầu ăn thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương,…
Các loại quả: Ngoài ra, mẹ nên cho trẻ bị tiêu chảy ăn thêm các loại quả chín, hoặc nước ép quả chín như: chuối, cam, xoài, hồng xiêm để tăng lượng kali. Đặc biệt, táo ninh nhừ hay táo nướng sẽ giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn.
Nước: mẹ cũng cần ghi nhớ rằng: với trẻ bị tiêu chảy, ưu tiên số một là bù nước. Cứ sau mỗi lần đi tiêu, mẹ phải cho trẻ bị đi ngoài uống bù nước ngay. Loại nước thích hợp dành cho bé bị tiêu chảy trong giai đoạn này là nước dừa hay nước cháo loãng. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể bù nước và các chất điện giải cho con bằng Oresol. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý pha hỗn hợp Oresol theo đúng chỉ dẫn về tỷ lệ nước và cho uống dần dần. Nếu không mua được Oresol, có thể thay thế bằng cách pha một thìa cà phê (loại 5 cc) muối và 8 thìa cà phê đường cát trong 1 lít nước.
(*) Lưu ý: Khi trẻ dùng sữa bò mà tình trạng tiêu chảy diễn biến nghiêm trọng hơn thì mẹ hãy thay thế ngay bằng các loại sữa không có lactose (như Isomil, olac).
Men vi sinh: Mẹ nên cho trẻ bị đi ngoài bổ sung thêm men vi sinh do có khả năng hỗ trợ làm giảm triệu chứng tiêu chảy nhờ nó chứa một lượng lớn các vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa. Đồng thời khả năng ức chế sự phát triển và gây bệnh của các vi sinh vật có hại trong đường tiêu hóa, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch, giúp lên men thức ăn, sản xuất acid lactic, tăng tốc độ chuyển hóa và bài tiết chất độc; có khả năng hạn chế nhiễm trùng tiêu hóa, khắc phục tình trạng loạn khuẩn ruột, giúp cho hệ miễn dịch tại đường ruột tăng cường hoạt động để thực hiện tốt chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Từ đó hỗ trợ giúp trẻ tiêu hóa thức ăn tốt hơn và tăng cường quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng.
Trẻ bị tiêu chảy không nên ăn gì và như thế nào?
Bên cạnh việc bổ sung vào chế độ ăn của trẻ các món ăn có lợi cho tiêu hóa, mẹ cũng cần lưu ý những thức ăn không nên cho trẻ ăn khi trẻ bị đi ngoài. Dưới đây là danh sách những thức ăn mẹ nên tránh:
– Đường hay các loại đồ ăn có chứa nhiều đường như bánh, kẹo các loại nước giải khát công nghiệp có thể sẽ chính là “thủ phạm” làm cho tình trạng tiêu chảy của trẻ ngày càng tệ hơn do tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột.
Xem thêm: Ngứa Bộ Phận Sinh Dục Nữ Phải Làm Sao Cho Hết Ngứa, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Bệnh Viêm Ngứa Phụ Khoa
– Tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều chất xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như: Các loại rau thô (măng, rau cần) hay tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa. Tuyệt đối không cho trẻ bị tiêu chảy ăn rau sống, tiết canh, gỏi cá, nem chạo, nem chua, mắm tôm, mắm tép… chưa nấu chín và không uống nước lã.
– Số lượng thức ăn, bữa ăn cho trẻ bị tiêu chảy: Rất nhiều mẹ có quan điểm sai lầm cho rằng trẻ bị tiêu chảy tức là hệ tiêu hóa “có vấn đề”. Vì thế mẹ trẻ bị đi ngoài ăn ít, hoặc nhịn qua bữa để “ruột được nghỉ ngơi”, và cho rằng như vậy trẻ sẽ mau chóng phục hồi hơn. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Khi trẻ bị tiêu chảy, trẻ vẫn cần được ăn uống như bình thường. Thậm chí, mẹ cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt. Với trẻ nhỏ, mẹ nên cho ăn 6 lần/ngày hoặc nhiều hơn. Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa trong 2 tuần liền. Trong trường hợp trẻ ăn ít hoặc ăn vào bị nôn, thì cho ăn ít hơn và tăng số bữa lên so với thực đơn.
– Thay đổi món liên tục bởi đây là thời điểm trẻ nhanh chán. Từ ngày thứ 5 nếu trẻ bớt tiêu chảy mẹ có thể dần đưa trẻ trở về chế độ ăn bình thường. Khi bệnh khỏi hẳn, mẹ cho trẻ bị tiêu chảy ăn bình thường trở lại, nghĩa là khẩu phần gồm đủ 4 loại dinh dưỡng (bột, đường, chất béo, đạm, chất xơ), vitamin và muối khoáng. Sẽ thật sai lầm nếu ép buộc trẻ chỉ ăn một số món ăn mà mẹ cho là ngon và bổ nhưng đôi khi những món ăn đó lại không hợp với sở thích và khẩu vị của trẻ. Chính vì thế, hãy để cho trẻ lựa chọn món ăn theo sở thích nhưng phải đảm bảo an toàn và đủ dưỡng chất, như vậy trẻ có thể ăn nhiều hơn, thậm chí vượt quá mong muốn của mẹ.
Phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em như thế nào
Khắc phục bệnh tiêu chảy ở trẻ khi uống thuốc kháng sinh
Phòng bệnh tiêu chảy cấp mùa hè
Đoán bệnh qua mẫu phân của trẻ
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm vi sinh Bio-acimin Gold với công thức 3+1, bổ sung bào tử lợi khuẩn và nấm men, cùng vitamin, acid amin và các khoáng chất thiết yếu, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, nhờ vậy bụng trẻ sẽ khỏe mạnh để vững vàng đối phó với các vấn đề của rối loạn tiêu hóa. Bio-acimin Gold giúp trẻ ăn ngon tự nhiên, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bio-acimin Chew: Bên cạnh dạng cốm vi sinh đã rất phổ biến, thương hiệu Bio-acimin chính thức ra mắt thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nhai Bio-acimin Chew. Đây là thành quả của quả của quá trình nghiên cứu và phát triển tỉ mỉ suốt nhiều năm, với mong muốn đa dạng hóa sản phẩm tối ưu sự tiện dụng cho người dùng.
Có thể sử dụng trực tiếp mọi lúc mọi nơi, với hương vị Socola thơm ngon hấp dẫn, thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nhai Bio-acimin Chew tự tin giúp trẻ thêm yêu thích việc bổ sung men vi sinh hàng ngày, tiết kiệm nhiều thời gian cho mẹ.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nhai Bio-acimin Chew là sự kết hợp của hỗn hợp lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus, Bacillus coagulans, Bacillus clausii và nấm men Saccharomyces boulardii cùng các vi chất, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột và cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Từ đó hỗ trợ trẻ ăn ngon và tăng cường hấp thu dưỡng chất.
Xem thêm: Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc Có Uy Tín Không
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc hoặc liên hệ mua hàng bằng cách gọi điện ngay đến số tổng đài 1900.6436 hoặc mua hàng online tại đây.
Ngoài ra khi mua online mẹ còn được hỗ trợ giao nhanh, thanh toán tại nhà. Nhanh tay liên hệ mua hàng bằng cách truy cập:
Hotline chuyên gia tư vấn miễn phí 19006436Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
* Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa từng người
Số GPQC: 00685/2018/ATTP-XNQC
Hotline: 1900 6436
Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM QD-MELIPHAR