Tham vấn Y khoa: Ths.Bs Lê Thị Hải Ngày đăng: 23 Tháng Ba 2021 Lần cập nhật cuối: 11 Tháng Năm 2021 Số lần xem: 597

Trẻ bị tiêu chảy kéo dài là một dạng rối loạn tiêu hóa rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Tuy là loại bệnh thông thường nhưng nếu không được chữa trị kịp thời thì có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin cần thiết về loại bệnh này ở trẻ nhé!

*

1. Thế nào là tiêu chảy kéo dài?

Tiêu chảy là hiện tượng đi ngoài trên 3 lần trong một ngày, phân lỏng kèm theo cảm giác bụng đau âm ỉ hoặc đau quặn, đặc biệt là khung đại tràng. Nếu trẻ xuất hiện tình trạng này chỉ 1-2 ngày rồi chấm dứt thì không quá lo ngại.

Đang xem: Bé bị tiêu chảy kéo dài phải làm sao

Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh thường xuyên xảy ra và kéo dài hàng tuần thì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Lúc này cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.

Tiêu chảy kéo dài thường xảy ra khi ngộ độc thức ăn hoặc nhiễm vi khuẩn, virus, cũng có thể do ảnh hưởng xấu từ môi trường, thời tiết hay do tác dụng phụ của thuốc. Tình trạng bệnh kéo dài khiến trẻ ăn không ngon, cơ thể mệt mỏi, sút cân, quấy khóc…

2. Biểu hiện bé bị tiêu chảy kéo dài

Bố mẹ trẻ cần đặc biệt để ý đến tình trạng của trẻ và thời gian bệnh, khi thấy trẻ có những biểu hiện tiêu chảy kéo dài sau đây thì bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám, tư vấn đúng bệnh, tìm ra nguyên nhân cũng như cách chữa trị trẻ bị tiêu chảy kéo dài.

Bệnh có thể kéo dài nhiều tuần, lúc giảm lúc tăng.Trẻ đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày và tình trạng này kéo dài trên 14 ngày.Phân có nhiều nước, phân lổn nhổn, có mùi chua, màu vàng hoặc xanh.Triệu chứng mất nước thường nhẹ và vừa.Trẻ biếng ăn, da xanh, sụt cân, chậm phát triển chiều cao, cân nặng dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.Thiếu vitamin nên khiến trẻ gặp tình trạng khô mắt, còi xương hay cả xuất huyết.

3. Nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ tiêu chảy kéo dài, dưới đây là các nguyên nhân thường gặp nhất mà bố mẹ có thể biết:

Độ tuổi: Với những trẻ có độ tuổi dưới 1 tuổi thì thường có nguy cơ bị mắc bệnh tiêu chảy kéo nhiều nhất. Khi trẻ càng lớn dần theo độ tuổi thì tình trạng bị tiêu chảy kéo dài cũng giảm dần đi.Trẻ suy dinh dưỡng có khả năng bị mắc tiêu chảy kéo dài hơn các bé có sức khoẻ bình thường và mỗi lần bị tiêu chảy sẽ kéo dài thời gian hơn.Giảm miễn dịch: Khi trẻ bị suy dinh dưỡng thường bị giảm cả hệ miễn dịch, đặc biệt với các bé bị mắc bệnh sởi thì càng có nguy cơ bị tiêu chảy kéo dài.Tiền sử đã mắc tiêu chảy: Trường hợp những trẻ thường xuyên bị mắc tiêu chảy cấp hoặc đã từng bị tiêu chảy kéo dài thì sẽ có nguy cơ cao bị mắc lại loại bệnh này và kéo dài nhiều hơn lần đầu.Chế độ ăn: Những trẻ được uống sữa mẹ từ những tháng đầu thường sẽ ít bị mắc bệnh tiêu chảy hơn so với những trẻ nuôi bằng sữa công thức. Bên cạnh đó, trẻ không dung nạp được đường lactose, thức ăn không phù hợp, ăn dặm quá sớm hoặc dị ứng với chất đạm của động vật cũng dẫn đến tiêu chảy.Ảnh hưởng của thuốc kháng sinh: Trẻ dùng thuốc kháng sinh để điều trị một số bệnh viêm nhiễm cũng có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy kéo dài. Bởi tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể gây rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy, buồn nôn…Không giữ vệ sinh cá nhân, môi trường sống kém vệ sinh, tiếp xúc với động vật, nguồn nước bị ô nhiễm, hoặc nguồn bệnh từ người khác… vi khuẩn sẽ theo đường tiêu hóa của trẻ gây bệnh tiêu chảy.

Xem thêm: Cách Tăng Kích Thước Cậu Nhỏ Tại Nhà Hiệu Quả, Các Cách Tăng Kích Thước Dương Vật

4. Hậu quả do tiêu chảy kéo dài ở trẻ nhỏ

Khi trẻ tiêu chảy kéo dài sẽ gây rối loạn hấp thu, cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng sẽ khiến trẻ bị sụt cân, ốm yếu, sức đề kháng suy yếu. Chính vì vậy, việc bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết cho việc hồi phục và tăng hệ miễn dịch cho cơ thể bé sau những ngày đi ngoài.

*

Hậu quả tiếp theo khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài đó là cơ thể trẻ gặp phải tình trạng mất nước, trường hợp nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tiêu chảy kéo dài ở trẻ nhỏ còn làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị mắc các loại bệnh về nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng huyết. Chính vì vậy, cha mẹ cần lưu ý với các dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ để có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả nhất.

5. Trẻ bị tiêu chảy kéo dài phải làm sao?

5.1. Điều trị dinh dưỡng

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học:

Với chế độ dinh dưỡng cần thiết cung cấp trong quá trình điều trị bệnh sẽ giúp trẻ sớm hồi phục sức khoẻ. Vì thế, bố mẹ cần theo dõi, chú ý đến việc ăn uống, số lượng thức ăn cũng như cách chế biến thức ăn cho trẻ.

Khi bé bị tiêu chảy kéo dài thì cần dừng cho con uống sữa động vật hoặc những loại sữa có chứa đường Lactose.Cung cấp đầy đủ cho trẻ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ như các loại vitamin, protein và yếu tố vi lượng giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục ở niêm mạc ruột và cải thiện cân nặng của trẻ rõ hơn.Tránh cho trẻ ăn uống các loại thức ăn, nước uống làm tăng tình trạng tiêu chảy như thức ăn nhiều đường, hải sản, nhiều chất béo, thức ăn thô và một số loại nước giải khát có ga,…Đảm bảo nhu cầu thức ăn cho trẻ trong giai đoạn phục hồi, tốt nhất nên chế biến thức ăn ở dạng lỏng, mềm như cháo, súp,… giúp trẻ dễ ăn, dễ tiêu.

Đối với trẻ 6 tháng tuổi:

Nếu trẻ rơi vào tình trạng mất nước, thiếu nước điện giải thì cần phải cho trẻ đi bệnh viện.Tiếp tục cho trẻ bú mẹ và tăng số lần bú.Trường hợp bé đang ăn sữa công thức, sữa động vật thì lúc này bố mẹ cần thay thế bằng những loại sữa không chứa đường lactose hoặc sản phẩm khác không có sữa,…

Đối với trẻ lớn hơn:

Hướng dẫn trẻ ăn trong 5 ngày:

Tiếp tục cho bú sữa mẹ, hoặc pha loãng sữa công thức, sữa động vật để nhằm giảm lượng đường lactose hoặc thay đổi cho trẻ dùng loại sữa đã lên men.Cho trẻ ăn thêm sữa chua trong khẩu phần ăn hàng ngày.Cung cấp đầy đủ năng lượng cho trẻ mỗi ngày với nhiều loại thực phẩm và cách chế biến thức ăn phù hợp với thể trạng của trẻ.Tránh các loại thức ăn có nồng độ thẩm thấu cao như có nhiều đường, nước có ga sẽ làm cho bé bị tiêu chảy kéo dài hơn nữa.Chia làm nhiều bữa, ít nhất là 6 bữa trong ngày.

Sau 5 ngày tiêu chảy đã cầm cần:

Tiếp tục cho ăn thức ăn trên trong 1 tuần, nếu thấy trẻ khoẻ hơn thì có thể cho trẻ ăn lại các loại sữa công thức bình thường phù hợp với độ tuổi của trẻ.Với những trẻ bị suy dinh dưỡng thì bố mẹ nên cho trẻ ăn thêm 1 bữa khác trong ngày trong vòng 1 tháng để giúp bé tăng cân bình thường trở lại.Nếu tiêu chảy chưa cầm cần đưa trẻ đi bệnh viện để được điều trị hiệu quả, nhanh chóng nhất.

5.2. Điều trị bằng kháng sinh

Với mỗi trường hợp trẻ bị tiêu chảy kéo dài, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám xem có cần sử dụng thuốc kháng sinh hay không để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị của trẻ.

Cho trẻ kháng sinh điều trị lỵ khi phân có máu, lựa chọn thuốc kháng sinh cần dựa vào kết quả sau khi khám.Cần điều trị kháng sinh toàn thân khi tìm thấy nhiễm trùng phối hợp như nhiễm trùng đường tiểu, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết,…

5.3. Bù nước và điện giải

*

Bù nước và điện giải trong quá trình điều trị để giúp cơ thể trẻ ổn định lại như bình thường. Cha mẹ có thể bù nước và chất điện giải bằng cho trẻ uống nước đường, một số trường hợp trẻ phải bù bằng đường tĩnh mạch nếu không hấp thụ được glucose, hoặc nước cháo, nước cơm,…

5.4. Cung cấp các loại vitamin

Cung cấp các loại vitamin như A, D, E, C, K, B và các yếu tố vi lượng khác như sắt, acid folic, kẽm,… sẽ giúp bé hồi phục bệnh tiêu chảy kéo dài nhanh hơn.

Xem thêm: Lác Mắt, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Lác Mắt Cho Trẻ Sơ Sinh Có Đáng Lo Ngại?

5.5. Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh có tác dụng làm cân bằng lại hệ vi khuẩn trong đường ruột, tăng sức đề kháng và cung cấp các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hoá. Từ đó giúp ổn định hệ tiêu hóa và giảm thiểu tình trạng tiêu chảy một cách hiệu quả. Đặc biệt dành cho những trường hợp trẻ không dung nạp được đường Lactose cần bổ sung men vi sinh có chứa men lactase.

6. Phải làm gì để phòng ngừa bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ?

Bé bị tiêu chảy kéo dài là loại bệnh không hiếm gặp ở trẻ, nhưng không vì thế mà trong quá trình chăm sóc trẻ bố mẹ nên chú ý vào tình trạng ăn uống hàng ngày, đảm bảo vệ sinh ăn uống cho trẻ. Để phòng tránh bệnh này một cách tốt nhất, bố mẹ cần phải thực hiện một số lưu ý hiệu quả dưới đây:

Giữ vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh tay chân, đồ chơi cho trẻ, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với động vật, nguồn nước bẩn hoặc những nơi có nguy cơ chứa mầm bệnh.Đặc biệt cho trẻ ăn thức ăn được nấu chín, uống nước đun sôi để nguội, thức ăn ôi thiu để quá lâu hoặc cho trẻ ăn nhiều thức ăn lên men,…Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi có chỉ định từ bác sĩ, tuyệt đối không tự ý cho bé uống hoặc lạm dụng loại thuốc này khi trẻ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn.Tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ để giúp trẻ có nhiều kháng thể tốt tránh bị bệnh.Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch.Khi thấy trẻ có triệu chứng đi ngoài cần quan sát biểu hiện của bé, khi thấy dấu hiệu bất thường cần đưa bé tới các cơ sở ý tế để được thăm khám và xử lý kịp thời, ngăn ngừa tiêu chảy kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *