Bé bị ho Đờm (Đàm) khò khè kéo dài phải làm sao? Là nỗi băn khoăn và lo lắng của không ít các bậc cha mẹ hiện nay. Bởi nếu tình trạng này kéo dài đặc biệt trẻ hay ho đêm và sáng sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự phát triển thể chất của trẻ. Nếu bạn cũng đang quan tâm tới vấn đề này thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây.
Đang xem: Bé bị ho có đờm kéo dài
Bé bị ho có đờm (đàm) là dấu hiệu của bệnh gì?
Trẻ bị ho có đờm là một trong những dấu hiệu thường gặp ở các trẻ nhỏ, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa hoặc trẻ hít phải khói thuốc lá, khói bụi…. Hiện tượng này thường khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu, ho nhiều làm trẻ mệt nhọc, với trẻ nhỏ, sức đề kháng yếu rất dễ gây viêm niêm mạc hô hấp làm ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày của trẻ.
Khói bụi mịn ở thành phố
Ho đờm (đàm) khò khè kéo dài là tình trạng mà trẻ thở bất thường, các đường hô hấp từ khí quản đến ngực bị tắc nghẽn. Tuy nhiên, cha mẹ cần phải hết sức lưu ý phải biết phân biệt thở khò khè bất thường với những tiếng thở do tắc mũi thông thường.
Nguyên nhân khiến cho trẻ bị ho có đàm có rất nhiều, chủ yếu thường do các bệnh về đường hô hấp gây nên. Bé bị ho đờm (đàm) chủ yếu là do các bệnh về đường hen, viêm phế quản, viêm phổi. Ho chính là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh lý, để giúp cho các bậc cha mẹ có thể sớm phát hiện bệnh và đưa ra các phương án điều trị sao cho tốt nhất.
Đối với những trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi khi bị ho có đờm (đàm) thì nguyên nhân chủ yếu là do viêm họng, viêm tiểu phế quản. Trẻ dưới 2 tuổi chủ yếu là viêm phế quản, trẻ từ trên 2 tuổi chủ yếu do viêm đường hô hấp trên hoặc suyễn.
Đối với trẻ nhỏ, ho đờm (đàm) khò khè kéo dài nếu không được thăm khám và điều trị sớm thì có thể bị viêm sâu hơn chuyển thành viêm phế quản, viêm phổi. Bệnh ở giai đoạn này bệnh tiến triển rất nhanh, chúng sẽ tác động xấu đến hệ hô hấp của trẻ, thậm chí trong một số trường hợp xấu còn có thể làm suy hô hấp đe dọa tới tính mạng của trẻ.
Ngoài ra trẻ bị ho đờm (đàm) thở khò khè kéo dài nguyên nhân cũng có thể do dị vật đường thở gây ra. Trẻ hay cầm nắm những vật nhỏ ngậm, nuốt, hoặc cầm nhét lỗ mũi lúc nào cha mẹ không hay, nếu không phát hiện và sử trí kịp thời rất dễ gây tình trạng viêm nhiễm, đặc biệt gây viêm phổi do mắc dị vật đường hô hấp. Trong trường hợp này cha mẹ tốt nhất nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và tìm biện phát điều trị phù hợp, tránh gây nên những biến chứng đáng tiếc.
Bé bị ho đờm (đàm) khò khè khéo dài phải làm sao?
Trước tiên, các bậc cha mẹ cần phải nắm được dấu hiệu thở khò khè của bé, ho có đờm đang ở tình trạng và mức độ như thế nào. Nếu ở trẻ sơ sinh cần phải phân biệt tiếng khò khè với tiếng thở do tắc mũi, đây là một trong những triệu chứng thường gặp ở lứa tuổi này.
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nếu ho đờm (đàm) khò khè kéo dài thì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về đường hô hấp. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ không nên chủ quan, khi thấy trẻ có những dấu hiệu trên thì nên nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám và điều trị kịp thời nhanh chóng.
Xem thêm: Bổ Sung Kẽm Cho Trẻ Biếng Ăn Bổ Sung Kẽm Như Thế Nào Là Hợp Lý?
Nếu như bạn thấy trẻ ho có đờm cùng với thở khò khè kèm theo khó thở, người tím tái, sức khỏe yếu thì phải nhanh chóng đưa bé đi cấp cứu. Nếu không đưa đi kịp thời có thể làm ảnh hưởng tới tính mạng của bé. Trong trường hợp trẻ ho khò khè kéo dài trên 4 tuần cần phải đưa đến khám chuyên khó và thực hiện các khám nghiệm, xét nghiệm chuyên sâu để biết chính xác nguyên nhân và tìm biện pháp điều trị tốt nhất.
Cách chăm sóc trẻ bị ho đờm (đàm) khò khè kéo dài
Bên cạnh việc thăm khám và điều trị, các bậc cha mẹ cũng cần phải biết cách chăm sóc cho bé, để tình trạng này nhanh chóng chấm dứt.
Hạ sốt cho bé
Bé bị ho đờm (đàm) khò khè kéo dài kèm theo sốt cao
Trong trường hợp bé bị ho đờm (đàm) khò khè kéo dài kèm theo sốt cao thì bạn cần phải hạ sốt cho trẻ. Khi trẻ sốt cao nên tích cực chườm ấm liên tục. Bên cạnh đó cần phải thường xuyên kiểm tra xem nhiệt độ của trẻ, nếu như sốt cao trên 38,5 độ C cần phải cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
Vỗ lưng giúp long đờm
Đối với những trẻ bị ho đờm (đàm), khò khè kéo dài cha mẹ có thể áp dụng phương pháp vỗ lưng cho trẻ. Cách làm này sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu ở phổi, long đờm trong phế quản.
Bạn có thể thực hiện cách vỗ lưng như sau: Khum bàn tay lại, năm ngón tay sát vào nhau ngón ái ép chặt vào ngón trỏ và thực hiện vỗ lưng cho trẻ. Bạn nên thực hiện vào sáng sớm, khi trẻ chưa ăn gì, để tránh tình trạng nôn trớ.
Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ
Nếu như trẻ có nước mũi, nước dãi thì dùng giấy lau mềm sạch rồi vứt bỏ. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý tới môi trường sống của bé, sao cho thông thoáng và sạch sẽ.
Bổ sung Luca Kid
Luca Kid – Sạch đờm – Hết ho – Chẳng lo Viêm Phế Quản
Luca Kid là một trong những sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị ho và các bệnh về đường hô hấp có hiệu quả cao đang được hàng nghìn mẹ tin dùng trên thị trường hiện nay. Nếu như bé của bạn bị ho đờm (đàm) kéo dài thì bạn có thể bổ sung Luca Kid cho bé trong một thời gian dài. Sử dụng Luca Kid sẽ giúp giảm các cơn ho, làm long đờm giúp bé dễ thở hơn. Ngoài ra, sản phẩm còn có tác dụng hỗ trợ, tăng cường sức đề kháng giúp trẻ có khả năng chống lại bệnh tật một cách tốt nhất.
Tác dụng chính của Luca Kid đó chính là:
Giảm đờm, ho, khò khè kéo dài, khó thởGiảm tái phát và biến chứng của các bệnh lý hô hấp như viêm họng, viêm phế quản và viêm phổi.Tăng cường sức đề kháng cho hô hấp của trẻ.
Xem thêm: Các Loại Kháng Sinh Chữa Viêm Họng Cho Trẻ Em, Các Loại Thuốc Trị Viêm Họng Tốt Nhất 2021
Hy vọng, thông qua bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc bé bị ho đờm (đàm) khò khè kéo dài phải làm sao. Nếu bạn cần tư vấn cụ thể hơn về cách phòng tránh hoặc muốn hiểu rõ hơn về sản phẩm Luca Kid hãy nhanh chóng liên hệ ngay với chúng tôi.
——————————————————————————–