Đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi là triệu chứng thường gặp. Đây là dấu hiệu bất thường hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, bạn có thể hoàn toàn phát hiện và xử trí tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy hơi, chướng bụng bằng các biện pháp đơn giản và có thể thực hiện được tại nhà.

Đang xem: Bé bị đầy bụng phải làm sao

Đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh gây nhiều lo lắng cho bà mẹ. Trẻ sơ sinh bị đầy hơi có nguyên nhân là do trẻ thường nuốt rất nhiều khí từ hai quá trình bú và khóc. Trẻ khóc nhiều vì là ngôn ngữ giao tiếp duy nhất.

Mặt khác, ở trẻ dưới một tuổi, vẫn đang là giai đoạn mà hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh đang phát triển và làm quen, từ khả năng dung nạp, hấp thu cho đến bài tiết. Những tháng đầu làm quen với sữa và sự tăng lượng sữa, từ 6 tháng lại phải làm quen với chế độ ăn dặm, với sự tăng lên cả về lượng và loại thức ăn. Khí cũng sinh ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn hay hoạt động của vi khuẩn đường ruột. Ngoài ra, cho bú hay cho ăn quá nhiều so với khả năng tiêu hóa cũng dẫn đến trẻ sơ sinh chướng bụng.

2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đầy đời

Trẻ bú mẹ
Trẻ không tiêu hóa được lactose có trong sữa mẹ có thể là nguyên nhân khiến trẻ đầy hơi

Các nguyên nhân gây đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi gồm:

Không tiêu hóa được các loại protein trong sữa: Khi bé bú mẹ hoặc bú bình mà thường xuyên bị đầy hơi, có thể do cơ thể bé không tiêu hóa được đường lactose có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức.Dư thừa đường lactose từ sữa mẹ: Nguyên nhân là do lượng men lactase trong cơ thể bé không đủ để tiêu hóa hết đường lactose bé dung nạp vào.Do dụng cụ uống sữa của trẻ không đảm bảo vệ sinh…

3. Trẻ sơ sinh bị đầy hơi, chướng bụng nên làm gì?

Đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi đôi khi là dấu hiệu của một số vấn đề về hệ tiêu hoá của trẻ. Chẳng hạn, chứng trào ngược dạ dày – thực quản không phải lúc nào cũng biểu hiện bằng nôn trớ, nên đôi khi nó bị nhầm lẫn là trẻ sơ sinh bị đầy hơi. Dưới đây là 3 cách để bạn có thể kiểm tra những vấn đề nghiêm trọng hơn ở con mình:

Xem chất phân của bé. Nếu bé bị táo bón hay tiêu chảy, đó có thể là dấu hiệu của các vấn đề về hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh.Dấu hiệu có thể là phân bé thay đổi về độ lỏng – rắn hoặc màu phân, tất cả đều có thể báo hiệu là bé gặp vấn đề về tiêu hoá.Ghi nhận cảm xúc chung của bé. Nếu bé có vẻ hài lòng trong hầu hết thời gian, nhìn chung là không có gì bất ổn với bé. Nhưng nếu bé bỏ bú hoặc khó ngủ, và bạn không thể trấn an bé, đó có thể là vấn đề nghiêm trọng hơn.Để ý những triệu chứng khác. Các triệu chứng như sốt hoặc có máu lẫn trong phân cũng cảnh báo những vấn đề khác ngoài đầy bụng đơn thuần.Hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa nếu bé của bạn biểu hiện bất cứ triệu chứng nào nêu trên.

4. Xử trí đầy hơi chướng hơi ở trẻ nhũ nhi

Biện pháp tránh thai cho con bú vô kinh được nhiều chị em áp dụng
Hãy cho bé bú đúng cách để tránh tình trạng đầy hơi chướng hơi ở trẻ

4.1 Cho bé bú đúng tư thế

Cho trẻ bú đúng tư thế có thể hạn chế được việc trẻ nuốt phải nhiều hơi khi bú đồng nghĩa với việc giảm cảm giác đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi. Khi cho trẻ bú, các mẹ cần luôn chú ý giữ đầu bé cao hơn dạ dày để sữa sẽ chảy xuống đáy dạ dày còn hơi sẽ ở bên trên dễ dàng hơn cho việc ợ hơi loại bỏ khí dư. Nếu bé bú bình, mẹ nên nghiêng bình sao cho sữa ngập núm vú để trẻ không nuốt phải nhiều khí trong quá trình bú.

4.2 Massage bụng khi trẻ bị đầy hơi chướng bụng

Massage là cách giảm đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi hiệu quả. Đầu tiên, các bà mẹ cần làm giảm lượng hơi trong dạ dày trẻ, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Để giúp trẻ dễ chịu hơn, bà mẹ cần massage bụng cho trẻ thường xuyên, không những trẻ thấy thoải mái mà cách này sẽ giảm được lượng hơi trong dạ dày hiệu quả. Bà mẹ nên nhẹ nhàng dùng các ngón tay của mẹ xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng của bé. Có thể dùng dầu massage để tay mẹ không bị rít khi chạm vào da của con. Tuy nhiên, không nên massage ngay sau khi bé vừa ăn xong.

4.3 Chườm nóng vùng bụng

Dùng gói chườm nóng để chườm vùng bụng giảm cảm giác đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi. Tận dụng được hơi nóng và sức nặng của gói chườm sẽ giảm được chứng đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi. Để làm việc này, lấy 2 chiếc khăn tay và làm ấm chúng, không nên quá nóng. Bạn có thể nhúng nước nóng và vắt khô. Kiểm tra độ nóng bằng cách chườm lên tay bạn. Sau đó, gấp một chiếc khăn lại thành gói và đặt lên vùng bụng của bé. Lấy chiếc khăn thứ hai và quấn xung quanh bụng bé để cố định chiếc khăn thứ nhất. Cần cẩn thận quấn không quá chặt, không quá nóng.

4.4 Giúp bé ợ hơi

Ợ hơi là phương pháp hữu hiệu giúp bé giảm tình trạng đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi.

Xem thêm: Chữa Dậy Thì Sớm Ở Bé Gái Dậy Thì Sớm, Khi Nào Cần Điều Trị?

Sau khi cho bé bú xong, mẹ không nên đặt bé nằm ngay mà nên bế vác bé lên vai hoặc cho bé nằm sấp lên đùi hoặc ngồi với tay đỡ sau lưng và đầu bé và vỗ ợ hơi cho bé.

Sau mỗi lần cho con bú, đừng quên giúp bé ợ hơi nhé. Bạn có thể thử nhiều tư thế và phương pháp nhau.

Ẵm bé tựa đầu vào vai bạn và vỗ nhẹ lên lưng bé.Ẵm bé tựa đầu vào vai bạn và xoa lưng bé theo những chuyển động tròn dọc theo xương sống từ dưới lên tới cổ.Động tác này giúp đưa không khí từ trong bụng lên trên và đẩy ra ngoài.Đặt bé ngồi trên đùi, một tay giữ nhẹ cằm bé còn tay kia xoa hoặc vỗ lưng cho bé.Để bé nằm sấp trên đùi bạn và vỗ hoặc xoa lưng cho bé.Nếu bé vẫn còn dấu hiệu đầy hơi, bạn có thể thực hiện động tác nhiều lần.

4.5 Thay đổi cách cho con ăn

Một sự thay đổi nhỏ trong bữa ăn cũng có tạo ra khác biệt rất lớn. Nếu bạn đang cho con bú, hãy chắc chắn con đang ngậm núm vú đúng cách, tránh hút phải khí thừa. Đối với những bình sữa, bạn nên chuyển sang dùng dạng bình có núm vú chảy chậm để con không bị nghẹn. Và như mọi khi, đảm bảo bé nhà bạn nằm ở tư thế nghiêng nhằm hỗ trợ tốt hơn cho việc tiêu hóa của bé. Khi trẻ bú, không nên để không khí lọt vào tránh trẻ hít phải hơi khí.

4.6 Cho bé uống nước
Nước

Đối với các bé trên 6 tháng tuổi, bạn hãy thử kiểm tra lại lượng nước mà con uống mỗi ngày. Uống thiếu nước cũng có thể là nguyên nhân làm trẻ sơ sinh bị đầy hơi. Do đó, mẹ cần bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết cho bé.

Khi trẻ bị đầy hơi chướng bụng trong thời gian dài, nôn trớ nhiều, chán ăn, quấy khóc, chậm tăng cân…, cha mẹ cần cho trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để tìm nguyên nhân và được tư vấn xử trí sớm, kịp thời và đúng cách.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế namlimquangnam.net, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm – tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, namlimquangnam.net cung cấp chuỗi các dịch vụ khám – chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,… theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thànhKỹ thuật chuyên sâu: namlimquangnam.net đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh – sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, namlimquangnam.net còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Xem thêm: Bác Sĩ Cảnh Báo Không Nên Đánh Răng Bằng Muối Có Tốt Không ? Có Hại Gì Không?

Để đăng ký khám và điều trị với các bác sĩ Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net, quý khách hàng vui lòng nhấp vào nút “Liên hệ” trên website hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *