Trẻ nhỏ thường vui chơi ngoài trời hoặc tham gia các hoạt động dã ngoại nên thường xuyên bị các loại côn trùng tấn công. Vậy bé bị côn trùng cắn sưng tấy bôi gì nhanh khỏi? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những cách xử lý giúp bé dễ chịu, thoải mái hơn. Các mẹ cùng tham khảo nhé!

1. Dấu hiệu bé bị côn trùng cắn sưng tấy

*

Cha mẹ cần nhận biết được loại côn trùng đốt bé để có cách sơ cứu phù hợp, an toàn cho con. 

Nhận dạng vết cắn của côn trùng đốt trên da bé:

Muỗi đốt bé: khi bị muỗi đốt, da bé sẽ có vết sưng đỏ rõ ràng, bé cảm thấy ngứa ngáy dữ dội và có vết đâm ở trung tâm của vết đốt.Ong đốt: ong đốt khiến bé đau nhức dữ dội, vết đốt sẽ sưng ngay sau khi ong đốt trên da bé. Thậm chí một số trường hợp có thể gây ra những phản ứng kích ứng nguy hiểm như: bé bị nổi mề đay khắp cơ thể, da bé xanh xao, bé bị nôn mửa, khó thở, sưng trên mặt và ho, trường hợp này cha mẹ cần nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ ngay lập tứcKiến lửa đốt: khiến bé cảm thấy ngứa và đau ở vết đốt. Kiến cắn gây sưng tấy trên da bé và vết đốt có thể tích dịch ở bên trong. Bé thường bị cắn ở bàn chân, sau khi bé bước lên gò kiến lửa.Bọ chét cắn: bọ chét cắn khiến da bé sưng đỏ, thường bé bị cắn ở những vùng như quanh eo, ở bàn chân hoặc mắt cá chân. Rệp cắn: gây vết sưng đỏ trên da, giữa vết sưng sẽ có một đốm đỏ và có thể kèm theo phồng rộp. Bé bị ngứa ngáy khó chịu và thường dùng tay cào gãi lên da. Rệp thường cư trú ở giường ngủ, kẽ hở đồ nội thất trong nhà…

2. Cách xử lý khi bé bị côn trùng cắn

Bước 1: Mẹ đưa bé đến nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa tổ côn trùng. Sau đó mẹ cần kiểm tra xem quần áo hoặc trên da bé có côn trùng bám vào không. Nếu có cần tìm cách loại bỏ chúng.

Đang xem: Bé bị côn trùng đốt sưng đỏ

Bước 2: Với những loài côn trùng như rận, ve chó, rệp…cắn bé, mẹ không nên dùng tay kéo mạnh ra vì như vậy sẽ khiến phần răng cắm lại trên da bé và có thể gây nhiễm trùng. Thay vào đó, mẹ nên dùng tinh dầu cay để bôi vào vết cắn và côn trùng sẽ tự rụng ra.

Với loài côn trùng có nọc đốt bé như loài ong, mẹ cần dùng nhíp sạch đã được khử trùng bằng cồn lấy nọc độc ra. Mẹ tuyệt đối không nặn vì sẽ khiến túi độc vỡ ra, gây nguy hiểm cho sức khỏe bé.

Bước 3: Sau đó mẹ rửa sạch da bé bằng xà bông dịu nhẹ và nước ấm.

3. Bé bị côn trùng cắn sưng tấy bôi gì nhanh khỏi?

Côn trùng đốt bé sẽ gây sưng tấy và ngứa ngáy dữ dội, cha mẹ cần có biện pháp giúp bé dễ chịu hơn, tránh để bé cào gãi lên da gây trầy xước và dễ dẫn đến nhiễm trùng nguy hiểm.

Mẹ có thể dùng một trong các nguyên liệu dưới đây giúp giảm ngứa ngáy do bé bị côn trùng cắn sưng tấy:

3.1. Dùng kem bôi da Biohoney Baby Balm

*

Đây là sản phẩm với 100% thành phần nguyên liệu tự nhiên, an toàn và lành tính với làn da trẻ nhỏ. Kem có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, chống nấm, làm dịu da, giảm ngứa và kích ứng trên da bé, ngăn ngừa bội nhiễm do bé cào gãi lên da. Ngoài ra còn giúp dưỡng ẩm, tăng cường sức khỏe cho làn da bé.

Mẹ chỉ cần lấy lượng kem vừa đủ thoa nhẹ nhàng lên vùng da con bị côn trùng đốt sưng tấy sẽ giúp giảm ngứa, làm dịu da bé nhanh chóng.

3.2. Dùng kem đánh răng

Kem đánh răng giúp làm dịu da bé và giảm ngứa ngáy nhanh chóng, mẹ có thể dùng loại kem đánh răng với thành phần thiên nhiên, thoa 1 lớp mỏng lên vết côn trùng đốt sẽ giúp con thoải mái hơn.

3.3. Dùng nước cốt chanh

Nước cốt chanh chứa axit giúp kháng viêm, giảm ngứa do côn trùng đốt sưng tấy. Ngoài ra còn giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng cho da bé. Mẹ chỉ cần thái 1 lát chanh và thoa nhẹ nhàng lên vết côn trùng đốt, hoặc dùng miếng bông thấm nước chanh lên da bé sẽ giúp con dễ chịu hơn.

Chú ý: mẹ không được dùng nhiều nước chanh thoa lên da con vì sẽ gây rát da bé.

3.4. Dùng bột yến mạch khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy

Bột yến mạch là nguyên liệu tự nhiên an toàn và lành tính với da bé, có khả năng chống viêm, chống kích ứng và giảm ngứa ngáy, sưng tấy do côn trùng đốt trên da bé nhanh chóng. 

Mẹ chỉ cần dùng bột yến mạch nguyên chất pha cùng chút nước và thoa lên vùng da con bị côn trùng đốt, sau đó để bột khô hẳn và rửa sạch da con với nước ấm sẽ giúp giảm sưng tấy, ngứa ngáy hiệu quả.

3.5. Dùng mật ong

*

Mật ong có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm tốt, lại an toàn và lành tính với làn da trẻ em nên mẹ có thể dùng trị vết côn trùng đốt sưng tấy trên da bé.

Mẹ chỉ cần nhỏ vài giọt mật ong và thoa nhẹ lên vết côn trùng đốt trên da con, sẽ giúp con không ngứa ngáy và khó chịu nữa. Sau đó mẹ cần lau sạch da con để tránh thu hút kiến lại gần bé

3.6. Dùng nha đam

Gel nha đam giúp kháng khuẩn, kháng viêm, làm dịu kích ứng da, giảm ngứa, an toàn và lành tính với làn da trẻ em. 

Mẹ có thể dùng phần gel nha đam thoa lên da con ở vết bé bị côn trùng cắn sưng tấy và để khô tự nhiên sẽ giúp giảm sưng ngứa trên da con hiệu quả.

3.7. Dùng dầu cây tràm trà

Ngoài khả năng xua đuổi côn trùng tránh xa bé, dầu cây tràm trà còn có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và giảm ngứa ngáy cho bé hiệu quả.

Xem thêm: Sau Khi Mổ Mắt Nên Kiêng Gì ? Cách Chăm Sóc Mắt Sau Phẫu Thuật Lasik

Mẹ có thể dùng dầu tràm trà pha cùng chút dầu nền và thoa nhẹ nhàng lên vết côn trùng đốt sẽ giúp da bé giảm sưng tấy nhanh chóng.

3.8. Dùng giấm táo

Giấm táo chứa thành phần axit giúp kháng khuẩn, chống viêm và trị ngứa hiệu quả.

Mẹ chỉ cần dùng một miếng bông nhỏ thấm dung dịch giấm táo rồi thoa đều lên vết côn trùng đốt trên da con, sẽ giúp giảm các triệu chứng sưng tấy và ngứa ngáy khó chịu nhanh chóng.

3.9. Dùng baking soda trị vết côn trùng cắn cho bé

Baking soda có tác dụng rất tốt trong việc kháng viêm, giảm ngứa do côn trùng đốt trên da bé.

Mẹ chỉ cần dùng bột baking soda pha cùng chút nước để được hỗn hợp sền sệt, sau đó bôi lên da con ở vết côn trùng đốt. Đợi hỗn hợp khô hẳn rồi rửa sạch lại da con với nước mát là được.

3.10. Dùng lá húng quế

Thành phần tinh dầu trong lá húng quế sẽ giúp giảm ngứa ngáy trên da bé nhanh chóng. 

Mẹ có thể dùng lá húng quế nghiền thành hỗn hợp sền sệt và bôi trực tiếp lên vết côn trùng cắn trên da bé, sau đó dùng băng gạc sạch băng lại cho con.

3.11. Tinh dầu hoa cúc

*

Thành phần tinh dầu hoa cúc chứa các chất chống viêm, giảm đau và khử trùng rất tốt.

Mẹ dùng tinh dầu hoa cúc thoa lên da con ở vết côn trùng đốt sẽ giúp con dễ chịu nhanh chóng

3.12. Dùng đá lạnh

Nhiệt độ thấp từ đá lạnh sẽ giúp gây tê tạm thời, làm giảm nhanh chóng vết sưng tấy trên da, hạn chế các mạch máu truyền nọc độc đi xa. 

Mẹ dùng đá lạnh bọc vào một chiếc khăn và nhẹ nhàng đặt lên da bé, chú ý không để đá tiếp xúc trực tiếp với da vì có thể gây bỏng lạnh.

3.13. Dùng hành tây hoặc tỏi

Hành tây và tỏi có tính chống viêm, giúp giảm sưng và làm dịu vết ngứa ngáy do côn trùng đốt bé nhanh chóng. 

Mẹ chỉ cần đặt lát hành tây hoặc tỏi trực tiếp lên vùng da bị ảnh hưởng và rửa sạch da bé sau một vài phút sẽ giúp bé dễ chịu hơn.

4. Trường hợp nào cha mẹ cần đưa bé đến khám Bác sĩ?

Bé có những dấu hiệu như:

Vùng da bé bị côn trùng đốt sưng tấy nhiều, da có nổi mụn nước hoặc phát ban, thâm đỏ khắp vùng da béMặt bé bị sưng, bé bị khó thở hoặc buồn nôn, ngoài ra bé có thể bị chóng mặt, ngất xỉu hoặc tim đập nhanh.Vết côn trùng đốt chảy máu, mưng mủ hoặc lở loétBé bị sốt, mệt mỏi

Cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để điều trị cho con nhanh chóng.

5. Phòng ngừa côn trùng đốt bé như thế nào?

Cha mẹ cần dạy bé nhận biết một số loại côn trùng thường gặp như kiến, ong…và dặn con tránh xa khi nhận thấy chúngGiữ nhà cửa, môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo. Sắp xếp đồ đạc trong nhà hợp lý. Mẹ có thể sử dụng thuốc chống côn trùng phù hợp để phun trong nhàMẹ hạn chế để con chơi đùa những nơi có nhiều côn trùng trú ngụ như hồ bơi, bụi hoa, gốc cây…Tránh mở cửa phòng những thời điểm côn trùng hoạt động mạnh như sáng sớm và chiều tốiKhi con đi ra ngoài, tham gia hoạt động giã ngoại, mẹ cần mặc quần áo dài tay, đội mũ, đi giày và bôi kem chống côn trùng đốt cho conMẹ hạn chế dùng nước xả vải, nước hoa vì chúng thường thu hút côn trùng lại gần bé.

Trên đây là những thông tin giải đáp bé bị côn trùng cắn sưng tấy bôi gì nhanh khỏi để các mẹ tham khảo. Hy vọng mẹ đã có đủ kiến thức để xử lý an toàn cho con nhé!

*

Từ nhỏ, tôi đã mơ ước được trở thành Bác sĩ để cứu giúp nhiều bệnh nhân nghèo, nên sau này lớn lên, tôi đã theo học và tốt nghiệp tại trường Trường Đại Học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh.

Xem thêm: Món Ăn Tăng Cường Sinh Lý Nữ, 23 Loại Thực Phẩm Tăng Cường Sinh Lý Cho Nam Giới

Ngoài ra, tôi cũng có đam mê viết lách nên tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức bổ ích cho người đọc qua những bài viết của mình.

Quá trình học tập và làm việc:

· Năm 2015: Tốt nghiệp loại Giỏi chuyên ngành Y đa khoa tại Trường Đại Học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh

· Năm 2016-2018: Học tập và làm việc tại bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

· Năm 2019 – nay: Cộng tác cùng blog Baby Hub – Cổng thông tin sức khỏe hữu ích cho trẻ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *