Vào tháng tuổi thứ bảy, bé nhà mình đã có thể ăn thêm những thức ăn dạng loãng và những thức ăn dạng đặc. Tuy nhiên, bữa ăn chính của bé vẫn là nguồn sữa. Mẹ có biết bé 7 tháng bú bao nhiêu là đủ không? Nguồn sữa cần cung cấp cho bé có thể đến từ mẹ hoặc sữa công thức. Cùng tìm hiểu về bữa ăn của bé trong trong tháng thứ 7 để có thể chăm sóc bé nhà mình tốt nhất nhé!

Cơ thể bé chuẩn bị như thế nào cho việc ăn uống trong tháng thứ 7?Mẹ có biết bé 7 tháng bú bao nhiêu là đủ?

Cơ thể bé chuẩn bị như thế nào cho việc ăn uống trong tháng thứ 7?

*

Hệ tiêu hóa của bé

Mẹ có thể sẽ muốn thử cho bé ăn thức ăn dạng đặc. Và đó là quyết định đúng đắn trong tháng 7 này. Bên cạnh sữa là nguồn thức ăn chính. Mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn các thức ăn xay nhuyễn mềm dạng loãng hay đặc. Và chắc chắn, bé sẽ thích thú trong việc khám phá những mùi vị mới đấy. 

Trong giai đoạn 7 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé đã có thể sản xuất ra lượng enzyme thích hợp để tiêu hóa các thức ăn tinh bột. NGoài ra, muối mật và lipase đã đạt đến giai đoạn trưởng thành để có thể giúp bé tiêu hóa chất béo. Ruột non cũng phát triển hơn, khiến việc hấp thụ các phân tử thức ăn dạng lớn an toàn và dễ dàng hơn trước đó.

Đang xem: Bé 7 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ

Khả năng cầm nắm

Ở 7 tháng tuổi, bé nhà mình đã có thể tự cầm bình sữa bằng cả hai bàn tay và một bàn tay để tu ti. Mẹ nên khuyến khích tính tự lập của bé bằng cách đưa bình cho bé tự cầm và bú. Nên bắt đầu với lượng sữa vừa phải để bình sữa không quá nặng đối với bé. Chất liệu bình sữa cũng là vấn đề mẹ nên quan tâm, tránh làm trẻ bị thương khi hoạt động. Nếu mẹ sử dụng bình sữa thủy tinh cho bé, hãy đảm bảo bình được trang bị vỏ bao để tránh rơi vỡ.

Bé cũng đang bắt đầu tinh chỉnh để phát triển khả năng nắm bắt của mình. Lúc này, bé đã có thể nhặt mọi thứ bằng cả bàn tay. Nhưng bé sẽ sớm học được cách nhặt mọi thứ bằng ngón trỏ và ngón cái.

Xem thêm: Cách Tìm Điểm G Của Phụ Nữ Nằm Ở Đâu ? Bí Mật Đưa Nàng Lên Đỉnh

Mẹ có biết bé 7 tháng bú bao nhiêu là đủ?

*

7 tháng tuổi, bé đã có hệ tiêu hóa phát triển hơn để có thể hấp thụ những thức ăn dạng đặc nhuyễn. Những thức ăn mới mẻ với nhiều hương vị lạ sẽ làm trẻ hứng thú tìm hiểu. Tuy nhiên, mẹ hãy nhớ rằng nguồn dinh dưỡng chính của bé vẫn là nguồn sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Trẻ 7 tháng bú bao nhiêu là đủ? Trẻ vào tháng thứ 7 nên ăn dặm như thế nào?

Bú mẹ – bé 7 tháng bú bao nhiêu là đủ?

Trung bình, bé ở 7 tháng tuổi cứ sau 3 đến 4 giờ sẽ bú một lần. Như thế, một ngày bé có thể bú từ 6 đến 8 lần. Ở mỗi lần, mẹ hãy để trẻ bú theo nhu cầu của mình. Không nên ép trẻ bú khi bé có những dấu hiệu no bụng. Ngược lại mẹ cũng đừng để trẻ bị đói.

Xem thêm: Bí Quyết Trong Quan Hệ Vợ Chồng Hạnh Phúc Lâu Dài, 9 Bí Quyết Giúp Vợ Chồng Hạnh Phúc Lâu Dài

Bú bình – Trẻ 7 tháng bú bao nhiêu là đủ?

Bé 7 tháng bú bao nhiêu sữa công thức? Với sữa công thức, mẹ có thể cho bé 7 tháng tuổi bú khoảng 180ml đến 240ml sữa cho mỗi lần bú. Số lần bú phù hợp cho trẻ là từ 4 đến 6 lần mỗi ngày. 

Hút sữa – Trẻ 7 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ?

*

Nếu hút sữa mẹ ra ngoài và cho bé bú bằng bình thay vì cho bú trực tiếp, thì bé sẽ cần khoảng 750ml sữa mỗi ngày. Vì thế, mẹ phải chia đều lượng sữa đó cho số lần trẻ ăn. Ví dụ, mẹ cho bé bú 6 lần mỗi này, thì trẻ sẽ nhận được khoảng 125ml sữa mẹ trong mỗi lần bú.

Ăn dặm – Bé ăn bao nhiêu là đủ?

Mẹ nên cho bé 7 tháng nhà mình ăn dặm bao nhiêu cho một ngày? Bé nên bắt đầu từ 2 đến 3 bữa thức ăn đặc mỗi ngày. Mỗi trẻ sẽ ăn với lượng khác nhau. Mỗi bữa có thể ăn ít nhất một đến hai muỗng canh hoặc nhiều hơn. Nhưng nhiều nhất, mẹ chỉ nên cho bé ăn 120ml đến 180ml ( tương đương với 8 đến 12 muỗng canh) thức ăn thôi nhé!

Bé có thể ăn bằng tay ở tháng thứ 7?

*

Câu trả lời có lẽ là không. Bởi trẻ chưa phát triển khả năng cầm nắm cần thiết bằng ngón tay. Tuy nhiên, vào tuần thứ 3 trong tháng thứ 7, trẻ có thể đã sẵn sàng cho việc ấy. Mẹ hãy làm theo những hướng dẫn dưới đây để cho trẻ an toàn và lành mạnh:

Bắt đầu bằng những thức ăn mềm và thái nhỏ như chuối, bơ, đu đủ chín, hồng xiêm chín, sợi mì cắt nhỏ, rau mềm. Những thực phẩm này trẻ có thể dễ dàng gặm bằng nướu. Không cho trẻ ăn xúc xích, rau sống, các loại hạt, thịt, kẹo cứng. Thức ăn có kết cấu dính như phomai cũng có thể tăng nguy cơ gây nghẹt thở cho trẻ trong giai đoạn này.Chú ý các vấn đề về dị ứng thức ăn trong khi giới thiệu các thực phẩm mới cho trẻ.Cắt tất cả thức ăn thành các miếng nhỏ, mềm vừa ăn. Không cho trẻ ăn các thực phẩm cứng và có dạng tròn như: cà rốt, nho, đậu phộng,.. để tránh nguy cơ trẻ bị nghẹt thở.Mẹ tiếp tục duy trì lịch bú sữa mẹ hay sữa công thức như nguồn dinh dưỡng chính. Nhưng khi ăn được nhiều hơn, bé sẽ bú ít đi một cách tự nhiên. 

Phần kết

Tuy bé 7 tháng tuổi đã có thể ăn thức ăn đặc. Nhưng sữa mẹ hay sữa công thức vẫn là bữa ăn chính của bé trong giai đoạn này. Vì thế , mẹ nên nắm rõ bé 7 tháng bú bao nhiêu là đủ để có thể xây dựng lịch bú hợp lý cho trẻ. Dinh dưỡng hợp lý qua từng giai đoạn phát triển chính là chìa khóa để bé yêu nhà mình phát triển và khỏe mạnh đấy!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *