Nhiều mẹ bầu quan niệm ăn thịt chó rất nóng, sau này sinh con sẽ bị mụn nhọt, lắm lông và bớt xanh. Bác sĩ giải đáp ăn thịt chó có tốt không, liệu có ảnh hưởng gì tới thai nhi không.
Đang xem: Bầu có ăn được thịt chó không
Thịt chó vốn có độ đạm cao nhưng không phải ai cũng ăn được. Một số người thắc mắc bà bầu ăn thịt có tốt không, ăn vào có bị nóng hay sinh con ra bị mụn nhọt, lắm lông?
Giá trị dinh dưỡng của thịt chó
Việt Nam là một trong số ít quốc gia có thói quen ăn thịt chó. Tương tự như các loại thịt động vật khác, thịt chó chứa một số thành phần dinh dưỡng cơ bản như protein, lipit, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, Vitamin C, canxi, sắt…
Trong Đông y, thịt chó có vị mặn, tính ấm, xương chó có vị ngọt, tính ấm làm mạnh gân cốt, sinh cơ chống rét và hoạt huyết. Do vậy, thịt chó được sử dụng là thuốc trị các bệnh nhức mỏi xương khớp, cải thiện gân cốt, sinh cơ, chống loét, hoạt huyết… Xương chó cũng có thể nấu cao kết hợp với xương động vật khác để bồi bổ sức khỏe.
Vì thịt chó có tính ấm nên rất tốt cho người thường xuyên bị cảm lạnh, lanh tay chân vào mùa đông, hắt hơi sổ mũi, hop hen hay thận hư. Các loại rau hoặc gia giảm đi kèm với thịt chó cũng có tác dụng chữa bệnh.
Không ít chị em mang thai than phiền việc chỉ ăn một vài miếng thịt chó mà nóng ran toàn thân, ngứa ngáy khó chịu. Một số bà bầu khác dù rất thèm thịt chó nhưng lại không dám ăn vì sợ con sinh ra sẽ nhiều lông, da thâm đen hoặc nhiều bớt xanh… Thậm chí có bà bầu nghe người mách ăn thịt chó khi mang thai sinh con dễ bị động kinh.
Trả lời về thắc mắc này, bác sĩ Nguyễn Đức Vy (Nguyên Giám đốc bệnh viện Phụ sản Trung Ương) cho biết chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh ảnh hưởng của việc ăn thịt chó với sức khỏe bà bầu và thai nhi.
Xem thêm: Những Lưu Ý Khi Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh, 6 Lưu Ý Phải Nhớ Khi Chăm Sóc Bé Sơ Sinh
Dù vậy, bác sĩ vẫn đưa lời khuyên bà bầu không nên ăn thịt chó. Thứ nhất, thịt chó rất giàu đạm nên người bị bệnh gout hay cao huyết áp không nên ăn, sẽ làm tăng axit uric trong máu, làm tái phát các cơn đau cấp tính.
Với thai phụ, axit uric trong máu tăng lên dù không gây nguy hiểm tức thì nhưng nếu kéo dài sẽ làm là tăng nguy cơ sản giật và tiền sản giật, đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm ở phụ nữ mang thai.
Thứ hai, thịt chó có tính ấm nên ăn vào sẽ gây nóng trong. Hầu hết phụ nữ mang thai đều bị nóng trong, thân nhiệt luôn cao hơn người bình thường, ăn thịt chó sẽ khiến tình trạng nóng trong nặng hơn dẫn tới các hiện tượng như khó tiêu, mụn nhọt, ngứa da…
Cũng theo bác sĩ Vy, thịt chó có giá thành cao hơn các loại thịt khác, trong khi giá trị dinh dưỡng cũng tương đương. Thay vì ăn thịt chó, bà bầu nên chọn các loại thịt phổ biến khác để bổ sung đạm như thịt lợn, thịt bò…
Xem thêm: Ăn Gì Để Tăng Kích Thước Cậu Nhỏ Dành Cho Phái Mạnh, Bí Kíp Ăn Gì Để Tăng Kích Thước Cậu Nhỏ
Đó là chưa kể nếu không may ăn phải thịt chó mắc bệnh dại, thịt chó chưa được nấu chín… nguy cơ mắc bệnh dại, nhiễm sán dãi chó và ấu trùng sán dãi là rất cao.
Trở lại Cẩm nang Mẹ & Bé
https://doanhnhanvn.vn/toancanh/ba-bau-an-thit-cho-co-tot-khong-co-anh-huong-toi-thai-nhi-khong-156533.html
Ăn thịt chó dại có bị lây bệnh dại không? Cảnh báo nguy cơ mất mạng từ thịt chó
Sự thật bức ảnh “thịt chó đóng hộp” đặc sản Ninh Bình gây sốt mạng xã hội
TP.HCM: Kêu gọi người dân bỏ ăn thịt chó, cảnh báo ký sinh trùng có thể chạy lên não
Video Nổi bật