Thời gian qua, nhiều vụ bạo hành trẻ mầm non liên tiếp xảy ra dù sau mỗi vụ việc, cơ sở đào tạo bị đóng cửa, người bạo hành bị xử lý hình sự. Cũng đã có nhiều bài báo và chuyên gia phân tích, mổ xẻ nguyên nhân, đi tìm giải pháp nhưng rồi tình trạng bạo hành vẫn không chấm dứt.

Đang xem: Bạo hành trẻ em ở trường mầm non

Vậy nguyên nhân gốc rễ của tình trạng này là gì? Có thể xử lý dứt điểm được không? Cần làm những gì để khắc phục tình trạng bạo hành trẻ mầm non? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

1. Môi trường làm việc nhiều áp lực

Nội dung chính

1. Môi trường làm việc nhiều áp lực3. Giải pháp nào cho vấn đề bạo hành trẻ mầm non?

1.1. Áp lực công việc

Một trong những nguyên nhân khiến giáo viên, người nuôi dạy trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non thường xuyên căng thẳng đó là áp lực công việc. Giáo viên phải trải qua một ngày làm việc kéo dài từ sáng sớm đến chiều tối, tất bật chăm sóc trẻ từ miếng ăn đến giấc ngủ, vệ sinh, hướng dẫn trẻ trong các hoạt động học tập và vui chơi.

Chưa kể, những trẻ có vấn đề về sức khỏe thường hay quấy khóc, ăn uống khó khăn. Tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần, ngày nào đó có thêm chuyện buồn cá nhân, gia đình sẽ khiến tinh thần của giáo viên căng thẳng, nếu không biết cách kiềm chế, trẻ có nhiều nguy cơ thành “bao cát giải sầu” từ chính người nuôi dạy mình.

1.2. Áp lực từ phụ huynh và cấp trên

Ở những nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục, bên cạnh vấn đề áp lực công việc, giáo viên thường gặp khó khăn khi tìm kiếm sự thấu hiểu từ cha mẹ của trẻ và sự tôn trọng cần thiết của cấp trên. Nhiều bậc phụ huynh học sinh, do thói quen nuông chiều trẻ ở nhà, cộng với việc không có nghiệp vụ sư phạm nhưng vẫn yêu cầu giáo viên dạy trẻ theo cách của mình. Khi thầy cô không thể đáp ứng, nhiều phụ huynh còn dọa nạt và có những hành vi bạo lực đối với giáo viên.

Bên cạnh đó, nhiều lãnh đạo trường tư thục có tâm lý bỏ tiền ra thuê giáo viên trông trẻ, không thuê người này thì thuê người khác nên thiếu sự tôn trọng người dạy. Hễ phụ huynh phản ánh là lập tức kiểm điểm, yêu cầu giáo viên xin lỗi phụ huynh, học sinh, thậm chí sa thải giáo viên ngay lập tức mà không cần giải trình. Điều này khiến tâm lý giáo viên mầm non bị ảnh hưởng rất lớn, và rất dễ xảy ra bạo hành trẻ mầm non.

1.3. Lương và phụ cấp thấp

Ngoài ra, lương thấp, cơ sở vật chất thiếu thốn, phụ cấp thấp hơn trường công lập cũng là những nguyên nhân khiến tình trạng căng thẳng gia tăng ở đối tượng này. Đa phần các giáo viên nuôi dạy trẻ ở các trường mầm non tư thục hiện nay đều là giáo viên trẻ, mới ra trường, chưa có kinh nghiệm nên mức lương được trả rất thấp. Giáo viên phải tự túc về phương tiện đi lại, nơi ở, ăn uống,… nên mức lương cơ bản không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống. Nhiều giáo viên phải tranh thủ ngày đi dạy, đêm về làm thêm, nên tinh thần và thể chất mệt mỏi, không đáp ứng được yêu cầu công việc, dễ stress, căng thẳng.

Xem thêm: Nội Mông Cổ Xuất Hiện Tượng 5 Mặt Trời Ở Trung Quốc, 5 &#39Mặt Trời&#39 Sáng Rực Ở Trung Quốc

2. Đào tạo dễ dãi, cấp phép đơn giản

Những căng thẳng trên hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu giáo viên được đào tạo bài bản, trong quá trình học tập được học các kỹ năng kiềm chế cảm xúc, thấu hiểu tâm sinh lý trẻ hoặc tham gia thực hành nuôi dạy trẻ tại các cơ sở mầm non trong một thời gian dài.

Điều đáng lo ngại là nhiều cơ sở đào tạo hiện nay vì chạy theo lợi nhuận mà bỏ quên chất lượng về đội ngũ giảng dạy, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo và chất lượng đầu vào của học viên. Tình trạng liên kết đào tạo giữa các trường có chức năng và công ty giáo dục tràn lan, khó kiểm soát dẫn đến chất lượng đào tạo giảm sút. Thậm chí, một vài chương trình đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ bảo mẫu mầm non chỉ diễn ra vỏn vẹn 2 tháng cho đối tượng học là những người có trình độ từ THCS trở lên.

Chính quá trình đào tạo, cấp chứng chỉ dễ dàng, không được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến tình trạng các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục mọc lên như nấm. Theo quy định hiện nay, ngoài các yếu tố cơ bản khác thì cơ cấu tổ chức ở nhóm, lớp này chỉ cần một tổ trưởng chuyên môn. Tổ trưởng chuyên môn có thể là chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập và chỉ cần có bằng tốt nghiệp từ trung cấp sư phạm mầm non trở lên và có các chứng chỉ, nghiệp vụ liên quan đi kèm.

Điều kiện cấp phép dễ dãi khiến việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng đối với nhóm, lớp này gặp nhiều khó khăn. Trong khi thực tế đã chứng minh những người có hành vi bạo hành trẻ thường rơi vào nhóm không có bằng cấp hoặc có bằng cấp mang tính chất đối phó.

*

Trẻ bị bạo hành thường sợ hãi khi phải đến trường

3.2. Về phía góc độ quản lý

Chúng ta nên quan tâm đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chứ không đơn thuần chỉ chú trọng việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đối với cơ sở giáo dục mầm non. Nhà nước cần chú trọng từ khâu tuyển sinh đầu vào của các trường sư phạm, nâng cao chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, những nhà quản lý cần quy định tiêu chuẩn người dạy, người học, chương trình học và các tiêu chuẩn hành nghề trong lĩnh vực giáo dục mầm non một cách nghiêm ngặt để tránh tình trạng đào tạo, cấp chứng chỉ tràn lan, thiếu chất lượng.

Ngoài ra, các chế độ lương, thưởng, phụ cấp, môi trường làm việc cho đối tượng là giáo viên mầm non ngoài công lập cũng cần được chú ý, tạo điều kiện, tránh những căng thẳng không cần thiết cho họ. Tất nhiên về lâu dài, nhà nước và xã hội phải đặt đúng vị thế của hoạt động giáo viên mầm non, xem đây là bậc học quan trọng trong hệ thống giáo dục, từ đó mới có các chính sách đặc biệt cho loại hình đào tạo này.

Xem thêm: Loạn Luân: Mẹ Đẻ Quan Hệ Tình Dục Với Con Trai, Nói Với Con Về

Mầm non là thế hệ tương lai của đất nước, thiết nghĩ muốn các em được phát triển toàn diện, phải tạo được môi trường sống thoải mái, tràn đầy tình yêu thương, đó là gốc rễ. Ngoài ra, những nhà quản lý và các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm khắc phục những nguyên nhân trên để chấm dứt tình trạng bạo hành trẻ mầm non.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *